• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Sau khi sinh » Giai đoạn hậu sản
Giai đoạn hậu sản

14 kiêng cữ sau sinh quá vô lý

đăng bởi Phương Nhi 48 views

1. Nằm than sau sinh

Quan niệm ngày xưa của ông bà cho rằng phụ nữ sau sinh về nhà phải nằm hong than để phòng lạnh cơ thể. Đây là một trong những kiêng cữ sau sinh đã quá lỗi thời. Các bác sĩ khuyến cáo không nên áp dụng cách giữ ấm không hợp lý này, bởi trong khói than chứa rất nhiều khí CO2 ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và trẻ sơ sinh.

Hơn nữa, làn da em bé mới sinh quá mỏng manh và yếu ớt. Chỉ cần tác động nhiệt quá nóng cũng đủ làm bé bị bỏng nhẹ hoặc rôm sảy. Với các bé sinh mổ, nhiệt độ phòng quá nóng có thể làm chậm quá trình tống đàm nhớt ra ngoài, tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.

Có rất nhiều cách giữ ấm cơ thể như mặc ấm, uống nước ấm, chườm ấm bụng sau khi ăn xong. Mẹ nên nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ nhưng không nên để gió lùa, để quạt và máy lạnh quá lạnh…

2. Những kiêng cữ sau sinh: Cấm kỵ chuyện tắm gội

Kiêng tắm 3-5 ngày sau sinh có thể được chấp nhận, nhưng cấm suốt cả thời gian nằm cữ quả là quá vô lý. Tình trạng vệ sinh không sạch sẽ kéo dài tạo điều kiện cho mụn nhọt xuất hiện, vi khuẩn có cơ hội phát triển, tấn công vào cơ thể đang còn yếu của phụ nữ sau sinh.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Sản dịch sau sinh là gì? giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu sắp sinh
  • Mất ngủ sau sinh – dấu hiệu nhỏ nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua
  • Băng huyết sau sinh, tai biến sản khoa nguy hiểm các mẹ cần biết
  • 3 cách nhanh hết sản dịch cho phụ nữ sau sinh
  • Sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm, mẹ chớ vội vàng kẻo ân hận nhé
  • Viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ và những điều cần biết!

tam-goi-sau-sinh

Mẹ chỉ nên kiêng tắm gội tối đa là một tuần sau sinh. Trong thời gian đó, luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ với khăn ấm.

Về đầu tóc, mẹ nên sắm dầu gội khô để tránh tình trạng dính bết khó chịu, rất dễ làm bạn nhức đầu. PGS-TS-BS. Nguyễn Bay Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cho biết: Bà mẹ sau sinh cần gội đầu thường xuyên để tránh mồ hôi bết trong tóc gây nấm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và một số vấn đề khác. Sau khi cơ thể đã khỏe dần, mẹ có thể tắm bình thường, với nước ấm, dưới vòi hoa sen, ở nơi tránh gió. Tuyệt đối không tắm bồn, bởi nguy cơ cảm hàn rất cao.

3. Ăn càng nhiều móng giò càng tốt

Không có mẹ nào lại không biết nguyên tắc ăn uống lợi sữa hết sức hiệu quả này. Tuy nhiên, thay vì chăm chăm vào món móng giò, sáng, trưa, chiều tối đều móng giò, mẹ có thể tìm nguồn lợi sữa ở rất nhiều thực phẩm khác.

Mẹ có biết kẽ móng heo tiếp xúc lâu ngày với môi trường chuồng trại không sạch sẽ chứa hàng tá vi khuẩn gây bệnh? Nếu chế biến không sạch, nấu không kỹ, nguy cơ hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé bị ảnh hưởng là rất cao.

4. Những kiêng cữ sau sinh: Ăn kiêng

Thực đơn ăn uống sau sinh của các mẹ thường khá nhàm chán, chủ yếu là cơm trắng với thịt kho khô, móng giò, trứng… Tình trạng ăn uống nghèo nàn kéo dài rất có thể làm cả mẹ lẫn bé rơi vào chứng thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là bé sơ sinh.

Thực tế, mẹ nên đa dạng hóa thực đơn ăn uống càng nhiều càng tốt. Bổ sung nhiều loại dưỡng chất, các nhóm thực phẩm đa dạng. Chỉ thiên về một số món nhất định sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ cho con bú.

5. Kiêng cữ quan hệ vợ chồng

Nếu cơ thể đã hồi phục và cô bé đã sẵn sàng cho chuyện ấy sau sinh, tại sao phải kiêng cữ? Quan niệm xưa cho rằng, quan hệ tình dục khi đang cho con bú sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, không tốt cho bé con.

Đây là kiêng cữ đã lỗi thời, phản khoa học. Chỉ cần bạn cảm thấy ổn với chuyện quan hệ tình dục, cứ việc tiến tới, không phải lăn tăn.

6.  Những kiêng cữ sau sinh: Tránh gió mọi lúc mọi nơi

Phụ nữ sau sinh cần được giữ ấm trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa phòng mẹ và bé sinh hoạt cần bít gió ở mọi ngóc ngách. Thử hỏi trong mùa hè nóng bức, sự bí bách, ngột ngạt của môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé ra sao?

Sốt hậu sản do dính gió độc không phải là kết luận đúng đắn. Thông thường, viêm nhiễm sau sinh từ vết thương rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ mới là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

7. Tốt nhất nên nằm một chỗ

Phụ nữ sau sinh thường được khuyên nên nằm một chỗ, trừ khi đi vệ sinh, còn đâu ăn, uống, tất tần tật nên ở trên giường. Liệu có quá lợi bất cập hại? Thiếu vận động sau sinh có thể làm bạn mắc chứng tắc động mạch, làm ù lì những bộ phận cần hồi phục sau sinh như khoang chậu, trực tràng, bàng quang.

Tốt nhất, mẹ vẫn nên vận động nhẹ nhàng sau sinh, bởi nó không chỉ có lợi cho việc lưu thông máu, mà còn giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn, nhất là với các mẹ sinh mổ. Khoảng 6 tuần sau sinh, mẹ có thể thực hiện những bài tập phù hợp như yoga.

8. Kiêng cữ đánh răng sau sinh

Nếu sợ đánh răng sau sinh sẽ gây ra chứng ê buốt răng về sau, mẹ có thể dùng nước ấm để súc miệng. Tuyệt đối không kiêng cữ vệ sinh răng miệng sau sinh, bởi chế độ ăn uống bổ dưỡng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn răng miệng sinh sôi nảy nở.

9.  Kiêng nói chuyện nhiều

Bà mẹ sau sinh vẫn có thể giao tiếp bình thường với mọi người. Tuy nhiên, chị em không nên nói lớn tiếng kẻo ảnh hưởng thanh quản, hầu họng gây tổn thương dây thanh âm.

10. Kiêng cữ sau sinh cần tránh ăn đồ chua

Một số quan điểm dân gian cho rằng sau sinh, mẹ cần kiêng cữ tránh đồ chua sợ sau này bị trung tiện nhiều, em bé bị tiêu chảy… PGS. Bay cho rằng, vấn đề kiêng cữ này không đúng hoàn toàn.

Ăn chua hay bổ sung vitamin C ở mức độ vừa phải là tốt. Tuy nhiên, mẹ cần tránh thức ăn quá chua, quá mặn hay có tính hàn như ốc, cải chua… có thể gây ra tiêu chảy và phản ứng sản hậu.

kieng-cu-sau-sinh-2

Những thực phẩm có tính ấm thường được sử dụng cho bà mẹ sau sinh như nghệ, thịt kho tiêu, gừng cần kết hợp thêm với rau xanh, trái cây…

11. Di chuyển sẽ khiến vết mổ bị rách

Sinh mổ thường không xuống cân dễ dàng như sinh thường vì do ảnh hưởng của vết mổ làm bà mẹ sau sinh khó khăn khi đi lại. Một số người còn lo sợ nếu di chuyển nhiều sẽ làm vết mổ bị rách.

Đây là một quan điểm hoàn toàn không đúng. Sau khi mổ, mẹ nên ngồi, đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng, vận động điều hòa sẽ giúp vết mổ mau lành.

12. Những kiêng cữ sau sinh: Bó bụng quá chặt

Hy vọng mau lấy lại vòng eo săn chắc là mong muốn của chị em phụ nữ sau sinh. Một số sử dụng phương pháp bó bụng để mau đạt kết quả như mong muốn.

Tuy nhiên, bó bụng quá sớm, quá chặt ngay sau sinh có thể làm chèn ép mạch máu nuôi đến các cơ quan vùng bụng. Nó làm ảnh hưởng xấu đến tiến trình lành sẹo tự nhiên đối với người sinh mổ.

Bên cạnh đó, sau sinh và chăm sóc con nhỏ vốn có nhiều áp lực. Cộng với việc bó bụng chặt gây cản trở sinh hoạt làm cho tâm lý bà mẹ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Vì thế, khi các vết may đã lành, bạn hãy ăn uống điều độ, cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và tập thể dục nhẹ nhàng. Đây là chìa khóa giúp các bà mẹ lấy lại vóc dáng ban đầu.

13. Xem tivi, đọc sách gây mỏi mắt

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy xem tivi, đọc sách trong vòng 1 tháng ở cữ gây mỏi mắt và nhanh lão hóa về sau. Tuy nhiên, người mẹ sau sinh có rất nhiều việc phải làm như canh giờ cho con bú, lo ăn, lo vệ sinh cho em bé…

Vì vậy, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều để lấy lại sức. Nếu xem thì chỉ nên ở mức độ vừa phải, tránh tập trung lâu và điều tiết mắt nhiều.

14.  Tránh uống nhiều nước trong thời gian kiêng cữ

Niềm tin chắc chắn này có thể xuất phát từ những lo ngại xung quanh việc tích trữ nước nhiều trong cơ thể. Tuy nhiên, uống đủ lượng nước là cần thiết trong thời gian ăn kiêng giảm cân sau sinh.

Điều quan trọng là tránh dùng nước lạnh. Mẹ uống nước ấm hoặc hơi nóng vào buổi sáng sớm rất tốt cho việc tiêu hao cân nặng.

Eva Mom

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Viên nhét hậu môn giảm đau sau sinh mổ và những điều cần biết!
  • Có thai sau sinh mổ 15 tháng thật sự có nguy hiểm?
  • Mới sinh có nên dùng điện thoại? 6 tác hại ảnh hưởng đến con mẹ nên biết
  • Những món phụ nữ sau sinh không nên ăn kẻo ảnh hưởng sức khỏe
  • Nguy hiểm khi mẹ bị sót nhau sau sinh
  • Quá trình gây mê và những điều mẹ cần biết
Phương Nhi

Bài trước
6 biến chứng bệnh hậu sản mẹ cần biết
Bài sau
Táo bón sau sinh: nỗi khổ khó nói

Có thể bạn cũng quan tâm

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh: Những dấu...

Đang cho con bú có được dùng cao...

Vết khâu tầng sinh môn và những điều...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022
  • 3

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    07/12/2022
  • 4

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    07/12/2022
  • 5

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022

Danh mục

Nấu ăn ngon Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Giải trí Tình cảm gia đình Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Chăm sóc sức khỏe gia đình Mang thai Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version