• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Sự phát triển của trẻ » Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi » Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

8 cách nấu cháo bánh mì cho bé ăn dặm thơm ngon đủ chất, dễ ăn dễ làm

đăng bởi Phương Nhi 39 views

Bánh mì và cháo là những món ăn quen thuộc đối với mọi người, nhưng bạn đã từng nghe qua món cháo bánh mì chưa? Đây là một món ăn mới lạ, có hương vị thơm ngon, dễ ăn, dễ tiêu và bổ dưỡng. Việc thêm cháo bánh mì vào thực đơn ăn dặm cho bé giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng và đa dạng món ăn cho bé yêu.

Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Eva Mom để bỏ túi 8 cách nấu cháo bánh mì cho bé ăn dặm đầy đủ chất, thơm ngon.

1. Cách nấu cháo bánh mì sữa bột cho bé 6 tháng trở lên

Nếu trẻ đang uống sữa công thức, bạn có thể nấu cháo bánh mì cho bé ăn dặm với sữa bột. Sữa bột cung cấp cho trẻ nhỏ protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Việc kết hợp sữa bột cùng bánh mì sẽ tạo ra một món ăn dặm vừa quen mà lạ miệng, dễ ăn, rất phù hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

1.1. Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo bánh mì sữa bột

  • 20g bánh mì
  • 3 muỗng sữa bột (sữa công thức)
  • 160ml nước sôi
  • 50ml nước lọc
  • Chảo nhỏ

1.2. Mẹo chọn bánh mì thơm ngon để nấu cháo bánh mì cho bé:

Bạn nên chọn bánh mì sandwich mềm, không bổ sung thêm gia vị như muối và đường để nấu cháo bánh mì cho bé.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Vitamin b12 trong chế độ ăn của bé
  • Cháo bắp cho bé: công thức nấu đầy đủ chất giúp bé phát triển toàn diện
  • Trẻ mấy tháng ăn được đường? bé 1 tuổi ăn đường được không?
  • Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của bé
  • Phương pháp ăn dặm blw: trẻ cũng có thể chỉ huy!
  • 3 cách nấu cháo cá trắm cho bé thơm ngon bổ dưỡng, mẹ đã thử chưa?

1.3. Hướng dẫn cách nấu cháo bánh mì sữa bột cho bé

1.3.1. Bước 1: Sơ chế bánh mì

chao-banh-mi-cho-be-8

  • Cắt bỏ phần rìa vàng của bánh mì sandwich.
  • Xé bánh mì thành từng vụn nhỏ.

1.4. Gợi ý:

Bạn nên cắt bỏ phần rìa vàng để khi nấu cháo được mịn mượt hơn. Nhưng nếu bạn vẫn muốn dùng phần rìa bánh để nấu cháo cho bé, hãy tán mịn hay xay nhuyễn rồi rây mịn cháo sau khi nấu nhé!

1.4.1. Bước 1: Nấu và rây bánh mì

  • Cho bánh mì vụn và 50ml nước vào chảo nhỏ.
  • Bắc chảo bánh mì lên bếp đun với lửa vừa, vừa nấu vừa khuấy đến khi bánh mì mềm nhừ.
  • Khi bánh mì đã mềm nhừ, bạn tắt bếp rồi rây mịn bánh mì ra chén sao cho thu được một hỗn hợp nhuyễn mịn.

1.4.2. Bước 2: Pha sữa bột

  • Cho sữa bột vào bình sữa.
  • Thêm 160ml nước ấm vào bình.
  • Lắc đều để sữa bột tan hoàn toàn.

1.4.3. Bước 3: Làm cháo bánh mì sữa bột cho bé

  • Cho từng muỗng sữa bột đã pha vào chén bánh mì nhuyễn.
  • Vừa cho sữa vừa dùng muỗng trộn đều để cháo bánh mì hòa quyện với sữa.
  • Đến khi có được chén cháo bánh mì sữa bột có độ đặc phù hợp với lượng ăn và độ tuổi của bé là được.

1.5. Thành phẩm

Cháo bánh mì sữa bột có độ đặc mịn như bột ăn dặm cho bé là thành công. Món cháo này có hương vị dễ ăn, mẹ có thể cho bé ăn xen kẽ với các món cháo gạo, bột ăn dặm… để đổi vị cho con.

1.6. Lưu ý:

Mẹ không cần nêm bất kỳ gia vị nào trong món cháo bánh mì cho bé, vì sữa bột và bánh mì đều có vị ngọt tự nhiên sẵn.

2. Cháo bánh mì và chuối

Sự kết hợp giữa cháo bánh mì và chuối sẽ cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất cho trẻ, hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa và giúp bé phát triển toàn diện.

2.1. Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo bánh mì và chuối

chao-banh-mi-cho-be-4

  • 1 lát bánh mì sandwich
  • 12 quả chuối chín
  • 50ml sữa công thức pha sẵn
  • 150ml nước lọc
  • Chảo nhỏ

2.2. Mẹo chọn mua chuối tươi ngon:

  • Bạn nên chọn mua chuối to vừa phải, chín đều, có mùi thơm đặc trưng.
  • Bạn nên chọn mua chuối có màu vàng tươi tự nhiên, trên bề mặt có thể có vài lốm đốm nâu đen.
  • Không mua chuối bị giập nát.

2.3. Hướng dẫn cách nấu cháo bánh mì cho bé với chuối

2.3.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cắt bỏ phần rìa vàng của bánh mì sandwich.
  • Xé bánh mì thành từng vụn nhỏ.
  • Lột bỏ vỏ chuối rồi cắt chuối thành từng khúc nhỏ cho vào chén.
  • Dùng nĩa dằm thật nhuyễn chuối.

2.3.2. Bước 2: Nấu cháo bánh mì và chuối cho bé

  • Cho 150ml nước vào chảo nhỏ, bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn cho bánh mì vụn vào nấu, vừa nấu vừa khuấy đến khi bánh mì mềm nhừ.
  • Sau khi nấu khoảng 5 phút và bánh mì đã mềm nhừ, cho 50ml sữa công thức đã pha và phần chuối đã dằm vào chảo, để lửa nhỏ.
  • Đảo đều cho các nguyên liệu hòa quyện nhau.
  • Nấu trong khoảng 3 phút rồi tắt bếp.

2.4. Thành phẩm

Cháo bánh mì chuối có vị ngọt tự nhiên của trái cây và độ mềm mịn tan trong miệng ngay khi ăn, chắc chắn sẽ làm trẻ thích thú.

3. Cách nấu cháo bánh mì cà rốt cho bé ăn dặm sáng mắt

chao-banh-mi-cho-be-5

Cháo bánh mì cà rốt có màu cam bắt mắt, kết hợp cùng với vị ngọt nhẹ thanh mát của cà rốt, giúp kích thích bé mau ăn chóng lớn. Hơn nữa, cà rốt còn là thực phẩm có tác dụng hỗ trợ nuôi dưỡng sức khỏe của đôi mắt.

3.1. Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo bánh mì cà rốt

  • 2 lát bánh mì sandwich
  • 13 củ cà rốt
  • 50ml sữa công thức pha sẵn
  • 200ml nước lọc
  • Chảo nhỏ

3.2. Mẹo chọn mua cà rốt tươi ngon:

  • NÊN mua cà rốt Đà Lạt thay vì cà rốt Trung Quốc
  • NÊN mua cà rốt nhiều rễ nhỏ 
  • NÊN mua cà rốt có phần gốc còn tươi, phần cuống lá tím thẫm, dính liền thân củ
  • KHÔNG NÊN mua cà rốt bị trầy xước, giập nát
  • KHÔNG NÊN mua cà rốt có lấm tấm đen hay nổi mốc bất thường. 

3.3. Hướng dẫn cách nấu cháo bánh mì cho bé với cà rốt

3.3.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cắt bỏ phần rìa vàng của bánh mì sandwich.
  • Xé bánh mì thành từng vụn nhỏ.
  • Gọt vỏ và rửa sạch cà rốt.
  • Bào nhỏ cà rốt (không bào thành sợi dài).

3.3.2. Bước 2: Nấu cháo bánh mì cà rốt cho bé

  • Cho 200ml nước vào chảo nhỏ, bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn cho bánh mì vụn vào nấu, vừa nấu vừa khuấy đến khi bánh mì mềm nhừ.
  • Sau khi nấu khoảng 5 phút và bánh mì đã mềm nhừ, cho 50ml sữa công thức đã pha và phần cà rốt đã bào nhỏ vào chảo, để lửa nhỏ.
  • Đảo đều cho các nguyên liệu hòa quyện nhau.
  • Nấu trong khoảng 8-10 phút rồi tắt bếp.

3.4. Thành phẩm

Cháo bánh mì cà rốt cho bé 6 tháng tuổi trở lên ăn dặm có màu cam rực rỡ bắt mắt, làm trẻ cảm thấy hứng thú với món ăn hơn, khơi gợi vị giác cho bé.

4. Cách làm cháo bánh mì với phô mai hỗ trợ phát triển chiều cao

chao-banh-mi-cho-be-6

Phô mai là thực phẩm cung cấp nhiều canxi và chất béo cho bé phát triển chiều cao và cân nặng. Độ mềm của phô mai giúp món cháo bánh mì dễ chế biến và dễ ăn.

4.1. Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo bánh mì phô mai

  • 20g bánh mì sandwich
  • 1 miếng phô mai
  • 50ml sữa công thức pha sẵn
  • 150ml nước lọc
  • Chảo nhỏ. 

4.2. Hướng dẫn cách nấu cháo bánh mì cho bé với phô mai

4.2.1. Bước 1: Sơ chế bánh mì

  • Cắt bỏ phần rìa vàng của bánh mì sandwich.
  • Xé bánh mì thành từng vụn nhỏ.

4.2.2. Bước 2: Nấu cháo bánh mì phô mai cho bé

  • Cho 150ml nước vào chảo nhỏ, bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn cho bánh mì vụn vào nấu, vừa nấu vừa khuấy đến khi bánh mì mềm nhừ.
  • Sau khi nấu khoảng 5 phút và bánh mì đã mềm nhừ, cho phô mai vào chảo, vừa nấu vừa nghiền nát phô mai.
  • Khuấy đều tay cho phô mai hòa quyện vào cháo bánh mì.
  • Thêm sữa công thức vào chảo, trộn đều.
  • Khi cháo sôi đều lăn tăn thì tắt bếp.

4.3. Thành phẩm

Bạn có thể kết hợp phô mai với cháo bánh mì cho bé 7 tháng ăn dặm. Cháo bánh mì phô mai có độ béo vừa phải, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển xương và răng của bé.

5. Cháo bánh mì cho bé với cá thu giúp con thông minh vượt trội

chao-banh-mi-cho-be-7

Cá thu giàu omega-3, protein, góp phần tạo ra một món cháo bánh mì đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của bé.

5.1. Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo bánh mì cá thu

  • 20g bánh mì sandwich
  • 30g cá thu tươi
  • 40ml nước dashi
  • 12 miếng phô mai
  • 150ml nước lọc
  • Nồi, chảo nhỏ

5.2. Hướng dẫn cách nấu cháo bánh mì cho bé với cá thu

5.2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Làm sạch cá, lóc kỹ xương rồi cắt cá thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bắc chảo lên bếp, cho cá vào xào cho chín và săn lại.
  • Cắt bỏ phần rìa vàng của bánh mì sandwich.
  • Xé bánh mì thành từng vụn nhỏ.

5.2.2. Bước 2: Nấu cháo bánh mì cá thu cho bé

  • Cho 150ml nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn cho bánh mì vụn vào nấu, vừa nấu vừa khuấy đến khi bánh mì mềm nhừ.
  • Sau khi nấu khoảng 5 phút và bánh mì đã mềm nhừ, cho nước dashi, phô mai và cá thu vào nồi, vừa nấu vừa nghiền nát phô mai. Nếu trẻ còn nhỏ tuổi và chưa quen với việc ăn thô, bạn có thể dằm và xé nhỏ cá ra cho bé dễ ăn hơn.
  • Khuấy đều tay cho phô mai và cá hòa quyện vào cháo bánh mì rồi tắt bếp.

5.3. Thành phẩm

Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa cá thu và cháo bánh mì cho bé 8 tháng trở lên. Món ăn dặm này vừa thơm ngon, lạ miệng, vừa đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển.

6. Cháo bánh mì và sữa mẹ, táo tăng cường hệ miễn dịch

chao-banh-mi-cho-be-voi-sua-me

Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, bạn có thể nấu cháo bánh mì sữa mẹ cho bé ăn dặm. Sữa mẹ vừa cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho bé, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, đồng thời có mùi vị quen thuộc giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Táo là loại quả giàu vitamin C, chất xơ và các khoáng chất cần thiết đối với trẻ nhỏ. Việc nấu cháo bánh mì táo cho bé ăn dặm vừa cung cấp dưỡng chất cho trẻ, vừa giúp bé phòng ngừa các vấn đề về đường ruột.

6.1. Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo bánh mì sữa mẹ

  • 20g bánh mì sandwich
  • 50ml sữa mẹ được làm ấm khoảng 37 độ C hoặc 30ml sữa công thức đã pha sẵn
  • 150ml nước
  • 1 miếng táo nhỏ đã gọt vỏ, bỏ hạt
  • Chảo nhỏ. 

6.2. Hướng dẫn cách nấu cháo bánh mì sữa mẹ cho bé

6.2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cắt bỏ phần rìa vàng của bánh mì sandwich.
  • Xé bánh mì thành từng vụn nhỏ.
  • Cắt nhỏ miếng táo, hấp chín mềm táo.
  • Dùng muỗng nạo phần thịt táo cho thật nhuyễn mịn hoặc dùng máy xay cầm tay xay mịn

6.2.2. Bước 2: Nấu cháo bánh mì sữa mẹ cho bé

  • Cho bánh mì vụn và 150ml nước vào chảo nhỏ.
  • Bắc chảo bánh mì lên bếp đun với lửa vừa, vừa nấu vừa khuấy đến khi bánh mì mềm nhừ.
  • Khi bánh mì đã mềm nhừ, bạn thêm táo vào chảo, khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện nhau.
  • Tắt bếp rồi rây mịn cháo bánh mì táo ra chén sao cho thu được một hỗn hợp nhuyễn mịn.
  • Cho từng muỗng sữa mẹ ấm 37 độ C hoặc sữa công thức còn ấm vào cháo, dùng muỗng trộn đều để phần cháo hòa quyện với sữa.
  • Đến khi thu được chén cháo bánh mì sữa mẹ / sữa công thức có độ đặc phù hợp với lượng ăn và độ tuổi của bé là được.

6.3. Thành phẩm

Cháo bánh mì sữa mẹ có độ ngọt tự nhiên và hương vị quen thuộc, rất phù hợp cho những trẻ mới bắt đầu ăn dặm.

6.4. Mẹo chọn mua táo tươi ngon:

  • Bạn nên mua táo đều màu, màu đỏ sậm, ít mảng màu vàng.
  • Bạn nên mua táo có kích thước vừa phải, bề mặt sáng bóng, trơn láng.
  • Bạn nên mua táo tươi với phần cuống màu xanh tươi và còn dính vào quả.
  • Không mua táo bị trầy xước, giập nát hay có đốm đen, úng.

7. Cháo bánh mì cho bé mix khoai lang hỗ trợ hệ tiêu hóa

chao-banh-mi-cho-be-voi-khoai-lang

Khoai lang là thực phẩm nổi tiếng với công dụng nhuận tràng, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, hạn chế nguy cơ bị táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh táo bón ở trẻ em. Cháo bánh mì khoai lang vừa dễ thực hiện, vừa dễ ăn, lại tốt cho sức khỏe của bé, còn chần chừ gì mà không bắt tay vào làm ngay cho bé.

7.1. Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo bánh mì mix khoai lang

  • 20g bánh mì
  • 20g khoai lang
  • 50ml sữa công thức pha sẵn
  • 150ml nước lọc
  • Chảo nhỏ

7.2. Hướng dẫn cách nấu cháo bánh mì cho bé với khoai lang

7.2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cắt bỏ phần rìa vàng của bánh mì sandwich.
  • Xé bánh mì thành từng vụn nhỏ.
  • Gọt vỏ khoai lang, rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Hấp chín mềm khoai lang rồi dùng nĩa nghiền mịn.

7.2.2. Bước 2: Nấu cháo bánh mì khoai lang cho bé

  • Cho 150ml nước vào chảo, bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn cho bánh mì vụn vào chảo nấu, vừa nấu vừa khuấy đến khi bánh mì mềm nhừ.
  • Tiếp theo, cho khoai lang đã nghiền vào chảo, vừa nấu vừa khuấy nhẹ cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
  • Khi cháo sôi, cho sữa công thức đã pha vào, khuấy đều và nấu thêm 1-3 phút rồi tắt bếp.

7.3. Thành phẩm

Cháo bánh mì khoai lang có độ mềm dẻo vừa phải, dễ ăn giúp dạ dày chưa phát triển hoàn thiện của bé dễ dàng hấp thu dinh dưỡng.

8. Cháo bánh mì bí đỏ giúp bé tăng cân nhanh chóng

chao-banh-mi-cho-be-voi-bi-do

Bí đỏ chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin C, vitamin K… và nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Cháo bánh mì bí đỏ có màu vàng cam bắt mắt, thu hút sự chú ý của bé. Hơn nữa, món cháo bánh mì bí đỏ cho bé ăn dặm còn giúp trẻ tăng cân nhanh chóng.

8.1. Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo bánh mì bí đỏ

  • 20g bánh mì
  • 20g bí đỏ
  • 50ml sữa công thức pha sẵn
  • 150ml nước lọc  
  • Chảo nhỏ

8.2. Hướng dẫn cách nấu cháo bánh mì cho bé với bí đỏ

8.2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cắt bỏ phần rìa vàng của bánh mì sandwich.
  • Xé bánh mì thành từng vụn nhỏ.
  • Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Hấp chín mềm bí đỏ rồi dùng nĩa nghiền mịn.

8.2.2. Bước 2: Nấu cháo bánh mì bí đỏ cho bé

  • Cho 150ml nước vào chảo, bắc lên bếp đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn cho bánh mì vụn vào chảo nấu, vừa nấu vừa khuấy đến khi bánh mì mềm nhừ.
  • Sau khi nấu khoảng 5 phút và bánh mì đã mềm nhừ, cho bí đỏ đã nghiền vào chảo, vừa nấu vừa khuấy cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau trong 5 phút.
  • Khi cháo sôi, cho sữa công thức đã pha vào chảo, trộn đều và nấu cho cháo sôi đều thì tắt bếp.

8.3. Thành phẩm

Đây là món cháo bánh mì cho bé 9 tháng hay thậm chí là trẻ nhỏ tuổi hơn đang trong giai đoạn ăn dặm. Mẹ nên bỏ túi ngay cách làm cháo bánh mì bí đỏ cho bé ăn dặm để giúp con tăng cân đều đặn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được 9 cách nấu cháo bánh mì cho bé vừa thơm ngon, đơn giản, dễ làm, dễ ăn, vừa đầy đủ dưỡng chất.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Thực phẩm nào thường chứa chất béo chuyển hóa?
  • Trổ tài nấu cháo dinh dưỡng cho bé cực ngon
  • Mách mẹ thực đơn cho trẻ từ 9-11 tháng tuổi đầy đủ dinh dưỡng
  • Vitamin b12 trong chế độ ăn của bé
  • Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu là đủ để phát triển toàn diện? nên ăn và tránh gì?
  • Chọn trái cây nào khi bé mới lần đầu ăn?
Phương Nhi

Bài trước
Bà bầu nên ăn hạt gì? bổ sung ngay những loại hạt siêu bổ dưỡng sau
Bài sau
Trẻ em có kinh nguyệt sớm – vì sao và bạn nên làm thế nào?

Có thể bạn cũng quan tâm

8 cách nấu cháo đậu Hà Lan cho...

Cách nấu cháo bằng nồi nấu chậm và...

Làm sao để nấu cháo cá ngừ cho...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 4

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022
  • 5

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version