Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt? Bé nấc cụt nhiều có nguy hiểm không? Mẹ cần làm gì khi bé bị nấc cụt thường xuyên? Eva Mom mách nhỏ các mẹ 7 mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà ngay trong bài viết này nhé!
Nếu con bạn đang bị nấc cụt thường xuyên và bạn cảm thấy bối rối vì điều này, hãy theo dõi những thông tin sau để biết làm sao chữa nấc cho trẻ sơ sinh.
1. Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?
Trước khi biết những mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh, cùng tìm hiểu nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì.
Nấc cụt (hay còn gọi là nấc) là tình trạng thường gặp ở các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4-60 lần/phút ở trẻ 4 tháng tuổi trở xuống. Những cơn nấc ở trẻ sơ sinh xảy ra là do cơ hoành bị kích thích không liên tục dẫn đến tình trạng co thắt không tự chủ của cơ hoành, đồng thời nắp thanh âm bị đóng lại đột ngột. Đây được xem là một biểu hiện sinh lý bình thường thú vị đã có từ khi bé còn trong bụng mẹ.
Trái ngược với người lớn khi nấc cụt thường gây khó chịu, tình trạng này lại không thường gây khó chịu cho trẻ. Các bé sơ sinh vẫn có thể ngủ ngon bình thường dù đang bị nấc cụt, vì hiện tượng này không ảnh hưởng hay cản trở hệ hô hấp của bé.
2. Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Ngoài sinh lý bình thường, một vài nguyên nhân phổ biến làm trẻ sơ sinh hay bị nấc thường gồm:
- Bé nấc cụt khi bú quá no làm căng dạ dày, kích thích cơ hoành.
- Nuốt nhiều khí vào bụng khi bú cũng làm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị nấc cụt, nhất là khi trẻ bú bình hoặc bú quá no. Khi lượng khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, cơ hoành sẽ bị kích thích, gây co thắt và tạo ra tiếng nấc.
- Khi bé bú quá nhanh hoặc mẹ cho bé bú khi bé vừa dứt con khóc.
- Dị ứng (với các protein trong sữa công thức hoặc sữa mẹ hoặc các thực phẩm do mẹ đã ăn), hen suyễn hay không khí ô nhiễm, bụi bẩn.
- Giảm nhiệt độ môi trường đột ngột dễ khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.
- Trào ngược dạ dày: Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất được các bác sĩ nhi khoa quan tâm khi bé bị nấc cụt. Trào ngược dạ dày thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lúc này cơ quan tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện.
3. Mách mẹ 3 mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Những mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh nhỏ dưới đây có thể giúp mẹ gỡ rối khi trẻ bị nấc cụt làm phiền thường xuyên:
3.1. Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh: Xoa lưng cho bé khi bị nấc cụt
Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh này là cách đơn giản nhất để chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lưu ý mẹ chỉ nên xoa nhẹ hay massage vùng lưng cho con trẻ để giúp bé ợ hơi tốt hơn và hết nấc. Hạn chế vỗ lưng bé để chữa nấc vì lúc này khung xương của trẻ còn rất non nớt, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động mạnh.
3.2. Cho trẻ nghỉ ngơi và ợ hơi thường xuyên
Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh là gì? Trên các diễn đàn nuôi dạy con, hầu hết các mẹ bỉm đều chia sẻ rằng việc cho trẻ ợ hơi thường xuyên trong khi bú hay sau khi ăn có thể ngăn chặn tình trạng nấc cụt ở trẻ. Do đó, các mẹ có thể thử cho bé bú và ngưng giữa chừng để bé ợ hơi rồi mới tiếp tục để giảm nấc cụt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
3.3. Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với nước mài (Gripe water)
Nước mài (gripe water) là một dạng thực phẩm bổ sung mà bạn có thể mua không cần đơn của bác sĩ để chữa đau bụng, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa cho trẻ em. Hầu hết các thành phần công thức nước mài đều chứa các loại thảo mộc như: thì là, gừng, hoa cúc, cam thảo, tía tô, quế. Vậy, có thể dùng nước mài như một mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh không?
Nước mài cũng được được chứng minh là có thể dùng chữa nấc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu tình trạng nấc cụt thường xuyên dẫn đến khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, mẹ có thể áp dụng cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng mà hiệu quả với nước mài.
3.4. Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh: Thay đổi tư thế cho bé bú
Bạn đang thắc mắc làm sao để chữa nấc cho trẻ sơ sinh? Để trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh, bạn cần thay đổi tư thế cho bé bú. Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh này giúp làm hạn chế bé nuốt nhiều khí vào bụng khi bú sữa. Mẹ có thể cho bé nằm nghiêng hoặc để bé tự nghiêng đầu khi bú. Đồng thời, sau khi bé bú xong, mẹ nên giữ cho bé ngồi thẳng khoảng 15 phút kết hợp với việc xoa nhẹ lưng để bé ợ hơi và giảm tình trạng nấc cụt sau khi bú sữa.
3.5. Cách dùng núm vú giả chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Mẹ có thể ngăn cơn nấc cụt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng núm vú giả có thoa một ít siro. Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh này giúp cơ hoành của bé thư giãn và giảm tình trạng nấc cụt thường xuyên. Ngoài ra, với các bé bú sữa công thức, khi lựa chọn núm vú cho bình sữa, các mẹ cũng lưu ý lựa chọn cỡ núm vừa phải, không quá lớn để tránh bé vô tình nuốt nhiều không khí khi bú kéo theo cơn nấc cụt.
3.6. Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh: Cho bé ăn một ít đường
Mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì? Nếu bé đang ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn một ít đường. Vị ngọt của đường sẽ đánh lừa các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt, cắt cơn nấc cụt.
3.7. Chơi với con cũng là một cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Một điều thú vị là khi các bé con quên đi cơn nấc thì chúng có thể tự biến mất. Do đó, mẹ có thể đưa cho bé đồ chơi ưa thích, chơi đùa cùng con hay cho bé ngậm núm vú giả để phân tán sự chú ý của bé làm não bộ quên đi cơn nấc. Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh này là một cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh vô cùng đơn giản mà mẹ có thể thử ngay để chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
3.8. Cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh: Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục
Cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh là gì? Đối với bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh là mẹ có thể cho bé uống từng ngụm nước nhỏ (khoảng 2-3ml), liên tục vài ba lần.
3.9. Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh: Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé
Mẹ có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng 30 giây. Sau đó, mẹ thả tay và khép hai cánh mũi song song với việc bịt miệng bé trong vài giây. Mẹ thực hiện động tác này từ 10-15 lần. Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh này làm cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại giúp làm ngừng cơn nấc.
4. Những lưu ý dành cho mẹ khi trẻ bị nấc cụt
Một số mẹo chữa nấc chỉ phù hợp với người lớn, với cơ thể nhỏ bé của con trẻ, mẹ không nên áp dụng những cách chữa nấc tại nhà như:
- Kéo lưỡi hay xương của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Làm cho bé giật mình
- Cho trẻ ăn bánh kẹo đồ chua để chữa nấc.
Thông thường, bé có thể tự qua cơn nấc cụt trong một vài phút. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dù bạn đã áp dụng một số mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh kể trên thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để kịp thời thăm khám và can thiệp.
5. Cách ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Ngoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh, có một số cách để giúp ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn vì nguyên nhân bị nấc không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử các phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ:
- Không để đến khi bé đói đến mức quấy khóc mới cho bú, vì bé càng khóc nhiều thì càng nuốt hơi nhiều gây nấc nhiều hơn.
- Để bé bú ít lượng sữa trong 1 lần, nhưng bú nhiều cữ hơn.
- Cho trẻ ợ hơi sau mỗi 2-3 phút trong suốt quá trình bú bình.
- Dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi, chọn núm vú có kích cỡ phù hợp với tuổi.
- Nếu trẻ bú mẹ, hãy cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia, đồng thời lưu ý để bé ngậm quầng vú chứ không phải chỉ ngậm đầu ti.
- Chú ý tư thế cho bú đúng cách: Giữ bé ở tư thế thẳng đứng áp bụng vào người bạn, sau mỗi cữ bú từ 20-30 phút. Vuốt lưng nhẹ nhàng đến khi nghe bé ợ hơi rồi mới cho nằm xuống.
- Sau khi cho con bú, tránh nảy bé lên, xuống.
Nấc cụt là một hiện tượng sinh lý bình thường với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Do đó, các bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con trẻ nấc cụt. Tuy nhiên, nếu nấc làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả bố mẹ và con trẻ, hy vọng những mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên đây có thể giúp ích cho gia đình bạn!