• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Nuôi dạy con » Nhi khoa » Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
Bệnh truyền nhiễm ở trẻ

Áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ có thể là bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần chú ý

đăng bởi Phương Nhi 29 views

Bé có thể gặp rất nhiều vấn đề về răng miệng trong những năm đầu đời vì bé chưa có ý thức về việc vệ sinh răng sạch sẽ hoặc do cha mẹ xao nhãng việc nhắc nhở bé. Trong số những vấn đề đó, áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ là điều thường gặp nhất và bạn cần hiểu để phòng tránh cũng như chăm sóc răng bé kịp thời.

Áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh răng miệng phổ biến cần được chú ý ngay lập tức. Bệnh này do vi khuẩn gây ra, có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn và có thể lây lan cho nhiều răng khác nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, vấn đề răng miệng này có thể ngăn ngừa được nếu trẻ biết cách chăm sóc răng miệng cẩn thận.

1. Áp xe quanh răng là gì?

Áp xe là một bọc nhỏ giống như mụn, chứa đầy mủ hình thành trong các mô của cơ thể do nhiễm khuẩn. Áp xe  quanh răng là tình trạng nhiễm trùng ở chân răng hoặc nhiễm trùng giữa răng và lợi. Chỗ sưng đó sẽ khiến bé rất đau, khó nhai nuốt và dẫn đến biếng ăn.

Áp xe quanh răng có thể lan sang các bộ phận khác trong miệng như nướu, hàm và nhiều bộ phận khác của cơ thể nếu không được điều trị ngay. Nếu không được điều trị, áp xe răng có thể đe dọa đến tính mạng, mặc dù trường hợp này rất hiếm. Phát hiện và điều trị áp xe răng ở giai đoạn đầu sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây sang nướu và những chiếc răng khác.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm hiv
  • Bạn biết gì về bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ?
  • Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em: triệu chứng từng giai đoạn và cách điều trị
  • Cúm a ở trẻ em sốt bao lâu thì khỏi? trẻ bị sốt do cúm a phải làm sao?
  • Kiết lỵ và tiêu chảy: làm sao phân biệt?
  • Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

2. Nguyên nhân gây áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ

Biết những nguyên nhân gây áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ, bạn sẽ giúp con phòng tránh tình trạng này dễ dàng hơn. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính gây áp xe. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:

  • Sâu răng: Đây là nguyên nhân chính gây áp xe răng ở trẻ nhỏ.
  • Tổn thương răng do chấn thương hoặc té ngã, dẫn đến răng bị gãy hoặc mẻ. Tình trạng này khiến răng có những khoảng trống, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ.
  • Tăng áp lực lên răng do thói quen nghiến răng cũng là một trong những nguyên nhân gây áp xe quanh  răng ở trẻ nhỏ.

3. Dấu hiệu của áp xe quanh  răng ở trẻ nhỏ

Bạn có thể phát hiện ngay nếu bé bị áp xe quanh  răng bởi chúng sẽ khiến trong miệng bé xuất hiện những vết sưng đỏ, gần 1 hoặc 2 chiếc răng. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng sau:

  • Men răng chuyển sang màu tối hơn
  • Tiết dịch mủ
  • Đau dữ dội khi nhai
  • Miệng có mùi khó chịu
  • Sưng nướu và má
  • Sốt cao

Khu vực quanh ổ áp xe rất nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn, nên có thể gây đau đớn nghiêm trọng.

4. Chẩn đoán áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ

Áp xe quanh răng là một bệnh khá nghiêm trọng, nên cần được điều trị ngay sau khi chẩn đoán. Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu nào được đề cập ở trên, hãy đưa bé đến nha sĩ ngay lập tức. Nha sĩ sẽ chẩn đoán áp xe răng bằng cách:

  • Gõ nhẹ vào răng để xác định độ nhạy cảm
  • Chụp X-quang nếu ổ áp xe không rõ ràng
  • Chụp CT trong trường hợp nhiễm trùng lây lan hoặc nghi ngờ đã lan sang vùng mặt và cổ.

5. Điều trị áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ

Việc điều trị áp xe quanh răng phụ thuộc vào tình trạng của bé.

  • Nếu ở giai đoạn đầu, nha sĩ có thể loại bỏ mủ bằng một vết rạch ở ổ áp xe và làm sạch bằng nước muối.
  • Nếu răng bị hư hỏng hoàn toàn, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh lây lan.
  • Trong một số trường hợp, nha sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng để điều trị áp xe và tránh cho răng bị hư hỏng hoàn toàn. Đầu tiên, nha sĩ sẽ hút sạch mủ và rút sạch tủy, sau đó bít ống tủy lại. Nếu là răng hàm thì nha sĩ sẽ đề nghị bọc răng để giúp răng khỏe mạnh.
  • Ngoài ra, nha sĩ có thể cho trẻ uống thuốc kháng sinh nếu nhiễm trùng đã lan sang các bộ phận khác hoặc các ổ áp xe đã trở nên nghiêm trọng.

6. Biện pháp giúp giảm đau do áp xe quanh răng

Áp xe quanh răng có thể gây đau đớn và khiến trẻ khó chịu. Bạn có thể giúp trẻ giảm đau bằng một vài cách dưới đây:

  • Chườm đá ở khu vực bị áp xe từ 12 đến 20 phút hoặc theo đề nghị của nha sĩ.
  • Tỏi có đặc tính kháng viêm và có thể chống nhiễm trùng. Nếu trẻ không thích nhai tỏi, bạn có thể ép lấy nước và thoa lên vùng bị nhiễm trùng.
  • Dầu đinh hương, dầu bạc hà và dầu kinh giới có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, giúp giảm viêm và loại bỏ nhiễm trùng. Đánh răng bằng dầu đinh hương có thể hữu ích trong trường hợp này.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
  • Trộn một thìa giấm táo vào một cốc nước ấm và súc miệng. Tuy nhiên, đừng để bé nuốt nhé.
  • Dầu ô liu có chứa chất eugenol, giúp tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ sự nhiễm trùng.

7. Cách chăm sóc răng miệng cho bé khi bị áp xe răng

Dưới đây là một số điều bạn nên lưu ý để giúp trẻ hồi phục nhanh hơn:

  • Uống thuốc đúng liều lượng và thời điểm, tránh gián đoạn.
  • Đừng bỏ hoặc thay đổi các cuộc hẹn với nha sĩ vì việc điều trị có thể theo một lộ trình nhất định. Nếu bị lệch có thể ảnh hưởng đến thời gian hồi phục.

8. Phòng ngừa áp xe quanh răng ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, hãy cảm thấy may mắn về điều đó. Bạn có thể duy trì điều này bằng cách nâng cao ý thức của trẻ trong việc vệ sinh răng miệng.

Dưới đây là một vài điều mà bạn cần lưu ý để giúp giảm nguy cơ bị áp xe răng ở trẻ nhỏ:

  • Chìa khóa để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến răng miệng là thường xuyên vệ sinh và chăm sóc răng miệng cẩn thận. Hãy đảm bảo trẻ đánh răng ít nhất hai lần một ngày.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường như kẹo, chocolate và nước ngọt.
  • Cho trẻ dùng kem đánh răng có chứa fluoride ít nhất một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, trước khi cho bé dùng, hãy hỏi ý kiến nha sĩ.
  • Nếu trẻ bị tổn thương răng như gãy, sứt mẻ, hãy đưa trẻ đến gặp nha sĩ ngay lập tức.
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ.

Đối với những bệnh răng miệng gây ra nhiều đau đớn như áp xe quanh răng, việc phòng ngừa là điều rất cần thiết. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua những cách giúp phòng ngừa áp xe quanh răng ở trên nhé.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Bệnh thứ năm hay ban đỏ nhiễm khuẩn là gì?
  • Biểu hiện cúm a ở trẻ theo từng giai đoạn và cách phân biệt với cảm lạnh
  • Điểm mặt 8 căn bệnh do muỗi chích gây nguy hiểm cho trẻ
  • “giật mình” với các biến chứng thủy đậu ở trẻ em
  • Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
  • Giải đáp những thắc mắc liên quan đến bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Phương Nhi

Bài trước
Bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn ở trẻ
Bài sau
Bạn biết gì về bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ?

Có thể bạn cũng quan tâm

Triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng và chữa...

15 cách điều trị bệnh tay chân miệng...

Bệnh quai bị: nguyên nhân, triệu chứng, cách...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 4

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022
  • 5

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version