• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Mang thai » Chăm sóc mẹ bầu
Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn hạt bí được không? biết trước không thừa đâu mẹ ơi!

đăng bởi Phương Nhi 23 views

Để đi tìm câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn hạt bí được không, mời mẹ xem ngay bài viết dưới đây của Eva Mom để yên tâm nhâm nhi ngày Tết nhé.

1. Thành phần dinh dưỡng của hạt bí

Hạt bí ngô rất giàu vitamin và khoáng chất, có thể kể đến như mangan và vitamin K, cả hai đều quan trọng trong việc giúp vết thương mau lành. Chúng cũng chứa kẽm, một khoáng chất giúp hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và virus.

Hạt bí ngô nguyên hạt chưa qua chế biến (tính theo 100g) là một nguồn cung cấp dồi dào các chất theo bảng như sau:

Dinh dưỡng có trong 100g hạt bí ngô Hàm lượng dinh dưỡng 
Nước 4,5g 
Năng lượng 446 kcal
Chất đạm 18,6g
Tổng lipid (chất béo) 19,4g 
Tro  3,8g 
Carbohydrate chênh lệch  53,8g
Chất xơ trong tổng khẩu phần ăn 18,4g
Canxi 55mg
Sắt 3,31mg
Magie 262mg
Phốt pho 92mg 
Kali 919mg
Natri 18mg
Kẽm 10,3mg
Đồng 0,69mg
Mangan 0,496mg 
Vitamin C, axit ascorbic toàn phần 0,3mg
Thiamin 0,034mg
Riboflavin  0,052mg 
Niacin 0,286mg
Axit pantothenic  0,056mg
Vitamin B-6  0,037mg
Folate, tổng cộng 0,009mg
Folate, thức ăn 0,009mg
Folate, DFE 0,009mg được tính toán
Axit folic Giả định bằng không, lượng không đáng kể hoặc không có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như chất xơ trong thịt
Vitamin B-12 Giả định bằng không, lượng không đáng kể hoặc không có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như chất xơ trong thịt
Vitamin A, RAE 0,003mg
Vitamin A, IU 62 IU
Retinol Giả định bằng không, lượng không đáng kể hoặc không có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như chất xơ trong thịt
Vitamin D (D2 + D3) 0 IU (Số lượng không đáng kể hoặc không có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như chất xơ trong thịt)
Axit béo, tổng số bão hòa  3,67g
SFA 12:0  0,019g
SFA 14:0 0,022g
SFA 16:0  2,37g
SFA 18:0 1,19g
Axit béo, tổng số không bão hòa đơn  6,03g
MUFA 16:1  0,042g
MUFA 18:1  5,98g
Axit béo, tổng số không bão hòa đa  8,84g
PUFA 18:2 8,76g
PUFA 18:3  0,077g
Cholesterol  Giả định bằng không, lượng không đáng kể hoặc không có tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như chất xơ trong thịt
Tryptophan  0,326g 
Threonin 0,683g
Isoleucin 0,956g
Leuxin  1,57g
Lysin  1,39g
Methionin  0,417g
Xystin  0,228g
Phenylalanin  0,924g
Tyrosine  0,77g
valin  1,49g
Arginin  3,05g
Histidin  0,515g
Alanin  0,875g
Axit aspartic  1,87g
Axit glutamic  3,26g
Axit glutamic  1,36g
Proline  0,756g
Huyết thanh  0,868g 

2. Bà bầu ăn hạt bí được không?

Để có câu trả lời cho mình, bạn cần biết tác dụng của hạt bí đối với bầu là thế nào.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Bà bầu nên ăn vặt những gì?
  • Bà bầu cần bao nhiêu calo mỗi ngày, bạn cập nhật ngay nhé!
  • Đừng chủ quan nhiễm trùng âm đạo khi mang thai
  • 5 thứ bà bầu nên mang cùng đến phòng khám thai
  • Mệt mỏi khi mang thai: mỗi tam cá nguyệt mỗi khác
  • Bà bầu bị đau hông khi mang thai: bật mí cách giảm đau nhanh

2.1. Hạt bí cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất dồi dào

2.1.1. Đáp ứng lượng vitamin A mỗi ngày

Bí ngô chứa nhiều vitamin, khoáng chất và beta-carotene. Vì vậy, ăn bí ngô giúp bà bầu đáp ứng nhu cầu Vitamin A hàng ngày. 

Tuy nhiên cần lưu ý, việc sử dụng quá liều Vitamin A trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, nên cần cân nhắc các sản phẩm có chứa vitamin A nói chung theo hướng dẫn sử dụng khuyến nghị, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết. 

2.1.2. Ngừa thiếu máu và giảm nguy cơ sinh non

Hạt bí ngô cũng là một nguồn cung cấp chất sắt tốt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu khi mang thai và có thể giúp giảm nguy cơ sinh non. 

2.1.3. Tăng cường hệ miễn dịch

Hạt bí ngô cũng chứa vitamin C, giúp mẹ hấp thụ sắt và tăng cường tốt cho hệ thống miễn dịch. 

2.1.4. Chống oxy hóa, nhiễm trùng

 Hạt bí ngô giàu vitamin B6, chất protein, kẽm và chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường mức độ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng.

Ngoài ra, hạt bí ngô cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong thai kỳ. Lợi ích hạt bí ngô từ các vitamin và khoáng chất bao gồm axit béo omega-3, kẽm và magie. Có thể nói, đây là bữa ăn nhẹ hoàn hảo vào giữa buổi chiều cho mẹ, vì nó không chỉ giúp xua tan cơn đói mà còn giúp mẹ đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng quan trọng nêu trên. 

2.2. Hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu

Một trong những lợi ích đáng ngạc nhiên nhất của bí ngô và hạt bí ngô là giúp điều chỉnh lượng đường trong máu khi mang thai nhờ có kali và magie. 

Mức magie thấp thường gặp ở những người bị kháng insulin, đây là một trong những lý do khiến bệnh tiểu đường xảy ra. Hạt bí ngô là một nguồn magie tốt cho cơ thể

Bà bầu ăn được hạt bí không? Điều quan trọng mẹ cần lưu ý là để có được đầy đủ lợi ích như trên, khi ăn hạt bí ngô, mẹ không cần thêm đường.

2.3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Hạt bí ngô rất giàu chất xơ, giúp giảm chứng táo bón mà bà bầu thường gặp phải do thay đổi nội tiết tố. Bên cạnh đó, bầu ăn hạt bí ngô còn giúp giảm đau bụng hay xảy ra trong thai kỳ.

Mẹ biết không, việc giảm táo bón cũng sẽ giúp mẹ tránh được bệnh trĩ đi kèm.

2.4.

2.5. Bầu ăn hạt bí được không? Được vì hỗ trợ tim mạch

Ăn hạt bí ngô khi mang thai rất tốt cho tim mạch vì chất xơ, kali và vitamin C trong bí ngô đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Kali và chất chống oxy hóa có trong bí ngô có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và có tác động tích cực đến huyết áp. Hơn nữa, nó cũng có thể giúp kiểm soát mức cholesterol trong thai kỳ.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, việc tiêu thụ đủ kali cũng quan trọng như việc giảm lượng natri để điều trị huyết áp cao. Tăng lượng kali cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ.

2.6. Giúp mẹ ngủ ngon hơn

Hạt bí ngô có chứa tryptophan, một loại axit amin mà cơ thể bạn chuyển đổi thành hormone bóng đêm gây buồn ngủ, melatonin gây buồn ngủ.

Khó đi vào giấc ngủ và ngủ không ngon giấc là nỗi lo thường gặp khi bạn mang thai. Vì thế, mẹ hãy ăn hạt bí vài giờ trước khi ngủ để giúp ngủ ngon hơn nhé.

2.7. Tốt cho sự phát triển của thai nhi

Lợi ích của bí ngô và hạt bí ngô không chỉ dành cho mẹ. Chúng cũng giúp cho sự phát triển của bào thai. Cụ thể là:

  • Kẽm giúp phát triển trí não. 
  • Sắt giúp mang oxy đến thai nhi. 
  • Các axit béo omega-3 trong hạt bí góp phần phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
  • Beta-carotene có trong bí ngô góp phần vào sự phát triển của tim, phổi, xương, mắt, thận, dây thần kinh và hệ tuần hoàn của thai nhi.

Bà bầu ăn hạt bí được không? Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm ăn hạt bí vào Tết. Tuy nhiên, mẹ cần xem thêm các cách để ăn hạt bí ngon và lưu ý để ăn hạt bí an toàn trong thai kỳ ở phần dưới đây nhé.

3. Gợi ý cách ăn hạt bí ngon bổ cho mẹ bầu

Bên cạnh thắc mắc bầu ăn hạt bí được không, mẹ hãy lưu lại ngay những cách ăn hạt bí siêu giàu sinh dưỡng dưới đây nhé.

Khi mua hạt bí ngô, mẹ có thể tìm thấy hạt bí ngô có hoặc không có vỏ tại các cửa hàng tạp hóa hoặc lấy trực tiếp từ quả bí ngô nguyên quả. Nếu mua sản phẩm đóng gói sẵn, mẹ hãy để ý các thành phần bổ sung như muối (làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt).

Những cách để tăng cường sức khỏe tuy nhỏ nhưng mạnh mẽ của hạt bí ngô trong chế độ ăn uống của bạn bao gồm:

  • Thêm vào sinh tố
  • Nướng cùng bánh quy và bánh mì
  • Trộn vào granola, sữa chua hoặc ngũ cốc
  • Cho vào món salad để tăng thêm độ giòn
  • Pha trộn cùng các thành phần khác trong nước chấm
  • Nướng lên và ăn trực tiếp như một món ăn vặt lành mạnh
  • Trang trí thêm vào các món ăn như súp, món gà hoặc mì ống

4. Lưu ý khi ăn hạt bí cho bà bầu

Câu trả lời cho băn khoăn bầu ăn hạt bí được không đã rõ. Vậy mẹ cần lưu ý gì khi ăn hạt bí? 

4.1. Bảo quản nơi mát mẻ, khô ráo

Đặc điểm của hạt bí là hàm lượng chất béo cao nên dễ bị ôi thiu. Do đó, bạn nên giữ chúng ở nơi mát mẻ, tối và khô ráo để kéo dài thời hạn sử dụng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể lưu trữ chúng trong tủ lạnh hoặc tủ đông.

4.2. Dễ gây nghẹn hoặc sặc

Bầu ăn hạt bí được không? Được nhưng mẹ cẩn thận nếu không để ý sẽ dễ bị nghẹn cổ họng, bị sặc. Bên cạnh đó, các em nhỏ ăn hạt bí không cẩn thận cũng sẽ dễ bị mắc cổ họng, gây ngạt thở.

4.3. Gây đầy hơi, khó tiêu

Hạt bí ngô có nhiều chất xơ nhưng cũng nhiều chất béo. 100g hạt bí ngô nguyên chất chứa (18,4g chất xơ; 3,67g axit béo bão hòa và 8,84g axit béo không bão hòa) Nếu mẹ ăn quá nhiều, mẹ có thể bị đầy hơi và chướng bụng. Mặc dù , chất xơ giúp làm đầy phân và ngăn ngừa táo bón về lâu dài, nhưng ăn nhiều hạt bí ngô cùng một lúc thực sự có thể gây táo bón.

4.4. Gây tăng cân

Bầu ăn hạt bí được không? Được nhưng cẩn thận kẻo tăng cân mẹ nhé. Khi mẹ ăn hạt bí ngô, hãy nhớ rằng chúng chứa nhiều calo và chất béo. Trong 100g chất béo nguyên chất chứa 446kcal; 3, 67g axit béo bão hòa và 8,84g axit béo không bão hòa. Do đó, mẹ hường xuyên ăn quá nhiều có thể gây tăng cân.

Trên đây là chia sẻ của Eva Mom về băn khoăn bầu ăn hạt bí được không. Hy vọng mẹ đã gỡ rối được trăn trở này và thoải mái tận hưởng những giây phút nhâm nhi hạt bí cùng gia đình trong ngày Tết.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Mạch máu tiền đạo là gì? chẩn đoán và điều trị như thế nào?
  • Bà bầu bị ợ nóng nên tránh món gì?
  • Vitamin b7 và những lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu
  • Tác dụng của tinh dầu đối với bà bầu có tốt không? bạn cẩn thận nhé!
  • Vì sao thai nhi nhẹ cân? bé sinh ra nhẹ cân được điều trị như thế nào?
  • Có nên uống cà phê khi mang thai?
Phương Nhi

Bài trước
Bệnh thủy đậu ở trẻ em: dấu hiệu và hướng dẫn cách chăm sóc
Bài sau
Tại sao uống rượu bia bị đỏ mặt hoặc đỏ khắp người?

Có thể bạn cũng quan tâm

Giải đáp tất cả những thắc mắc liên...

15 nước uống tốt cho bà bầu 3...

Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không?...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022
  • 3

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    07/12/2022
  • 4

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    07/12/2022
  • 5

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022

Danh mục

Nấu ăn ngon Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Giải trí Tình cảm gia đình Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Chăm sóc sức khỏe gia đình Mang thai Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version