• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Mang thai
Mang thai

Bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

bởi Phương Nhi December 7, 2022
đăng bởi Phương Nhi 101 views

1. Ngộ độc thực phẩm là gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, chúng ta hãy cùng tham khảo qua định nghĩa về ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm còn được gọi là bệnh đường tiêu hóa do chúng ta ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Các sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm bao gồm vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng, hoặc độc tố của các vi sinh vật truyền nhiễm. Đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm. Các sinh vật truyền nhiễm hoặc độc chất của chúng có thể làm thực phẩm bị ô nhiễm tại bất kỳ địa điểm sản xuất hoặc chế biến nào. Tình trạng ô nhiễm cũng có thể xảy ra tại nhà nếu thực phẩm được vệ sinh trước khi nấu không đúng cách. Hoặc do quá trình chế biến, bảo quản không phù hợp.

ba-bau-ngo-doc-thuc-pham-nen-an-gi 1

Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể khởi phát trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm ô nhiễm, thường bao gồm buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy. Thông thường, các triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp ngộ độc nặng cần phải đến bệnh viện để điều trị. Thông thường, các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện từ 30 phút đến 3 giờ sau bữa ăn. Hiếm hoi cũng có những trường hợp xuất hiện sau 24 giờ. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Cách chăm sóc thai phụ tiền sản giật chuẩn xác nhất
  • Tìm hiểu huyết áp bà bầu bao nhiêu là bình thường?
  • Một số cách mang thai đôi bạn có thể áp dụng
  • Một số loại kem chống muỗi cho bà bầu
  • Biện pháp cải thiện tình trạng bà bầu bị hạ đường huyết
  • Thắc mắc: bà bầu 3 tháng đầu ăn tiết canh được không?
  • Đau quặn bụng, co thắt dạ dày (bao tử).

  • Buồn nôn, nôn mửa.

  • Tiêu chảy (tiêu phân lỏng 3 lần trong ngày). Phân có thể kèm theo nhầy máu.

Các dấu hiệu kèm theo bao gồm:

  • Các dấu hiệu mắt nước như: Da khô, khát nước, khô niêm mạc.

  • Mặt hốc hác, mệt mỏi, lừ đừ.

  • Tim đập nhanh, huyết áp hạ.

  • Môi khô, lưỡi dơ.

  • Sốt, đôi khi sốt cao, có thể kèm theo ớn lạnh.

  • Nước tiểu màu vàng sậm.

2. Ngộ độc thực phẩm ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?

Nếu thai phụ bị ngộ độc do thức ăn, điều đó nghĩa là cô ấy đã ăn phải thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc độc tố của chúng. Từ đó, cơ thể của mẹ bầu sẽ xảy ra những phản ứng bất thường. Bao gồm các triệu chứng đặc trưng của ngộ độc thức ăn như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Sở dĩ thai phụ dễ bị ngộ độc thực phẩm là do hệ thống miễn dịch đang có sự thay đổi. Đây là điều kiện tự nhiên giúp mẹ bầu và thai hòa hợp với nhau trong một cơ thể. Mặc dù vậy, sự thay đổi này có thể khiến cơ thể mẹ bầu giảm khả năng chống lại một số vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong thực phẩm.

Nếu thai phụ bị ngộ độc thực phẩm, thai nhi cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng ít nhiều do hệ miễn dịch của bào thai chưa hoàn thiện. Điều này cũng lý giải vì sao mẹ bầu cần phải thận trọng đối với việc ăn uống trong suốt thời kỳ mang thai của mình.

Có thể khẳng định rằng an toàn thực phẩm là một vấn đề rất ý nghĩa và cần thiết đối với thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý phòng ngừa vấn đề ngộ độc thức ăn. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên trang bị những kiến thức cần thiết về xử lý ngộ độc thực phẩm đúng cách, kịp thời cũng như hiểu biết cơ bản về vấn đề bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì. Mục đích là để ngăn ngừa những biến chứng, những rủi ro xảy ra trong khi mang thai.

Tình trạng mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm có thể là vấn đề sức khỏe nguy hiểm và đáng lo ngại. Bởi vì nếu thai phụ không được xử lý ngộ độc kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Chẳng hạn như sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non tháng, nhẹ cân.

ba-bau-ngo-doc-thuc-pham-nen-an-gi 2

Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm có thể sinh non

Không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà sức khỏe của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng từ ít đến nhiều. Nguyên nhân là vì sức đề kháng của người phụ nữ khi mang thai thường suy giảm so với lúc không mang thai. Chính vì vậy, khi bị ngộ độc do thức ăn, mẹ bầu rất dễ rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng, mất nước, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

3. Bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Mẹ bầu khi bị ngộ độc thực phẩm cũng cần nên tiếp tục ăn uống để bổ sung dinh dưỡng, năng lượng cho thai kỳ. Vậy thì bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Tốt nhất, bà bầu nên hạn chế thức ăn đặc, rắn cho đến khi hết hẳn tiêu chảy và nôn ói. Thay vào đó, thai phụ nên sử dụng những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu, ít chất béo, chẳng hạn như:

  • Trái chuối: Chuối là loại thực phẩm lành mạnh, giàu các chất dinh dưỡng kali, vitamin C, chất chống oxy hóa… Chuối không những giúp cơ thể ổn định lại đường huyết khi hạ, có lợi cho sức khỏe mà chúng còn hỗ trợ đường tiêu hóa, đặc biệt là những bà bầu sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Những dinh dưỡng chuối mang lại rất tốt, vì thế nên chúng luôn được khuyên sử dụng. Tuy nhiên, những mẹ bầu đang có đường huyết cao hay mắc bệnh đái tháo đường thì không nên sử dụng loại thực phẩm này.

  • Trái cây: Ngoài những thực phẩm kể trên, thì không thể không nhắc đến trái cây. Tùy theo từng mùa mà bạn có thể mua được những loại trái cây khác nhau. Tuy nhiên hãy chế biến chúng thành những món mềm, dễ hấp thu như sinh tố hay nước ép.

  • Cơm: Cơm là món ăn quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam. Trong cơm có nhiều những chất dinh dưỡng bổ ích như: Protein, lipid, viatmin,… đặc biệt phải kể đến là Glucid. Glucid là thành phần chính trong quá trình tạo ra năng lượng cho cơ thể, để cơ thể duy trì các hoạt động sống mỗi ngày. Việc bà bầu cần bổ sung năng lượng sau khi bị ngộ độc là điều rất cần thiết. Chính vì vậy, trong các bữa ăn các mẹ bầu có thể sử dụng loại thực phẩm này với số lượng vừa đủ.

  • Yến mạch: Một trong những sự lựa chọn của bà bầu sau khi bị ngộ độc thực phẩm đó là yến mạch. Yến mạch rất tốt cho sức khỏe vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, sắt, chất xơ… Vì thế, các mẹ bầu nên chế biến những món mềm từ yến mạch như cháo, sữa yến mạch để dễ tiêu, ít ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

  • Rau, củ luộc: Sau khi bị ngộc độc thực phẩm thai phụ nên sử dụng những loại thực phẩm dễ tiêu, ít chất béo – rau củ luộc là một lựa chọn hợp lý. Bạn có thể sử dụng những loại rau củ dễ dàng mua được như: Khoai tây, cà rốt, rau muống, rau cải… Chúng vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa giúp tiêu hóa tốt.

ba-bau-ngo-doc-thuc-pham-nen-an-gi 3

Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Bên cạnh thông tin bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, các mẹ bầu cũng nên biết những thức uống nên uống ngay sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn như:

  • Nước lúa mạch.

  • Nước gạo rang;

  • Trà gừng mật ong;

  • Nước trái cây;

4. Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bà bầu nên dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi. Khi ấy, cơ thể sẽ dành năng lượng để thải độc tố ra ngoài. Nghỉ ngơi nhiều giúp cơ thể mẹ bầu phục hồi sức khỏe sau ngộ độc một cách nhanh chóng.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên chú ý:

  • Uống nhiều nước để bù lại đủ dịch và điện giải.

  • Nếu những triệu chứng ngộ độc không giảm, thai phụ hãy đến ngay bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.

  • Thai phụ nên chọn những loại thức ăn một cách kỹ lưỡng. Cẩn trọng trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến.

  • Không nên ăn nhiều thức ăn đặc, rắn, khó tiêu.

ba-bau-ngo-doc-thuc-pham-nen-an-gi 4

Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm nên nghỉ ngơi nhiều hơn

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, đặc biệt là những thai phụ. Mến chúc các bạn có luôn nhiều sức khỏe. Đồng thời hãy theo dõi thường xuyên website của Eva Mom để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Tổng hợp những mẹo dân gian khi thai quá ngày hiệu quả
  • Táo bón đi ngoài ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Tiểu đường thai kỳ ăn trứng vịt lộn được không?
  • Mẹ bầu ăn vú sữa được không? điều các mẹ nên biết
  • Sữa anmum có tốt cho bà bầu không?
  • Bệnh sởi khác rubella như thế nào?
bài trước
Dọa sinh non không nên ăn gì?
bài sau
Góc giải đáp: bà bầu có nên tắm biển không?

Có thể bạn cũng quan tâm

Giải đáp: bà bầu uống ca cao được...

Bà bầu hay mơ thấy ác mộng có...

Giải đáp: bà bầu ăn rau ngổ được...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim? cha mẹ cần biết!

    December 7, 2022
  • 2

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    December 7, 2022
  • 3

    Bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

    December 7, 2022
  • 4

    Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có an toàn? khi nào cho bé nằm nghiêng?

    December 7, 2022
  • 5

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    December 7, 2022

Danh mục

Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Đón con chào đời Chuẩn bị mang thai Tình cảm gia đình Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Giải trí Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Biến chứng thai kỳ Đi sinh Chăm sóc trẻ sơ sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version