• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Sau khi sinh » Giai đoạn hậu sản
Giai đoạn hậu sản

Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh: thử ngay 5 tuyệt chiêu sau!

đăng bởi Phương Nhi 25 views

cach-chua-benh-tri-cho-phu-nu-sau-sinh

Phụ nữ mang thai và sau sinh thường dễ mắc bệnh trĩ. Một nghiên cứu cho thấy từ 25-35% phụ nữ mang thai mắc căn bệnh này và có tới 85% phụ nữ (trong 50 người tham gia khảo sát) mắc bệnh trĩ khi mang thai lần thứ hai và thứ ba.

Bệnh trĩ gây cho chị em nhiều phiền toái trong cuộc sống, bị nặng còn gây đau đớn. Nếu bị trĩ trước khi mang thai, rất có thể bệnh sẽ quay lại sau khi sinh.

Vậy, căn bệnh khiến chị em phiền lòng này cụ thể là gì?

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Có kinh sớm sau sinh có tốt không? mẹ bỉm sữa hành kinh sớm nên đọc nhé!
  • Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh và các bệnh hậu sản thường gặp đe dọa sức khỏe sản phụ
  • Các dấu hiệu bục vết mổ đẻ, cần nhập viện gấp
  • Sau sinh kiêng cầm chổi quét nhà đúng không?
  • Hết sản dịch lại ra máu tươi – mẹ có cần lo lắng?
  • Bác sĩ giải đáp: bà đẻ có cần bịt tai đi tất sau sinh không?

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là hiện tượng sưng các tĩnh mạch bên trong trực tràng hoặc vùng da xung quanh hậu môn và tạo thành các búi trĩ.

Khi mẹ mang thai, thai nhi sẽ tạo áp lực cho khu vực xung quanh hậu môn và trực tràng, đặc biệt là ở tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Kết quả là bệnh trĩ có thể phát triển cả trong và sau khi mang thai. Chúng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sinh con qua đường âm đạo.

Khi bị bệnh, nhiều mẹ sợ hãi và loay hoay đi tìm cho mình cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh.

Các bác sĩ cho biết rằng bệnh trĩ thường sẽ tự khỏi. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bạn có thể mất từ vài ngày đến vài tuần để khỏi bệnh.

Đôi khi, búi trĩ hình thành một cục máu đông gây đau đớn hay còn gọi là bệnh trĩ huyết khối. Trĩ huyết khối không nguy hiểm nhưng mẹ sẽ rất đau đớn. Bác sĩ có thể điều trị loại trĩ này bằng thủ thuật xâm lấn tối thiểu.

Ngoài ra, một số bệnh trĩ trở thành mãn tính, kéo dài vài tháng hoặc hơn. Những loại trĩ này cần sự can thiệp của bác sĩ.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh

ba-bau-bi-tieu-chay6

Đối với các bà mẹ mang thai hoặc sau sinh, bệnh trĩ thường do căng đáy chậu trong những tháng trước và trong quá trình sinh nở. Các tĩnh mạch hoạt động giống như các van để đẩy máu trở lại tim, và khi các van đó bị suy yếu, chúng có thể sưng và hình thành búi trĩ.

Bên cạnh đó, trong quá trình bầu bí, hormone progesterone tăng lên cũng khiến các tĩnh mạch giãn ra, gây sưng và tạo ra bệnh trĩ.

Sau sinh mẹ có thể bị trĩ nếu như trước đó mẹ đã bị bệnh này và không điều trị dứt điểm.

Khi mang thai, mẹ có thể bị tăng đông máu, gây ra bệnh trĩ sau sinh.

Ngoài ra, mẹ cũng dễ bị trĩ nếu bị táo bón. Táo bón dẫn đến sự căng thẳng khi đi đại tiện, khiến mẹ sợ và nhịn đi tiêu. Sau đó, phân cứng lại và bắt đầu quá trình hình thành trĩ. Đây có thể gọi là một vòng luẩn quẩn của bệnh trĩ sau sinh.

3. Các loại và triệu chứng của bệnh trĩ

Các búi trĩ xuất hiện ở vùng trực tràng và có thể thay đổi từ kích thước bằng hạt đậu đến quả nho.

Bệnh trĩ được chia thành 3 loại:

  • Trĩ nội: Các búi trĩ nằm bên trong hậu môn, trực tràng.
  • Trĩ ngoại: Các búi trĩ nhô ra bên ngoài cửa hậu môn hoặc khu vực xung quanh hậu môn.
  • Trĩ tổng hợp: Là tổng hợp của trĩ nội và trĩ ngoại.

Khi bị trĩ, bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy ngứa, nhưng chúng cũng có thể gây đau. Triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm:

  • Chảy máu khi đi tiêu
  • Sưng tấy
  • Ngứa
  • Nứt và rát hậu môn
  • Chảy dịch nhầy ở hậu môn, viêm da quanh hậu môn

4. Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh

4.1. Ngâm mình trong nước ấm

cach-chua-benh-tri-cho-phu-nu-sau-sinh-1

Làm dịu cơn đau bằng cách ngâm mình trong nước ấm từ 10-15 phút. Nếu không có bồn tắm, mẹ chỉ cần dùng chậu to, ngâm khu vực hậu môn, xung quanh hậu môn vào nước ấm. Mẹ nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

4.2. Chườm lạnh

Chườm đá lạnh là một cách hiệu quả giảm sưng đau. Mẹ thực hiện bằng cách cho đá vào một chiếc khăn hoặc vải mỏng và đặt trực tiếp lên vùng hậu môn, chườm trong khoảng 10 phút.

4.3. Sử dụng thuốc

Kem bôi trĩ và thuốc đạn giúp giảm đau và viêm cả bên ngoài và bên trong. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Nhất là với những mẹ bị rạch hoặc rách tầng sinh môn cần phải cẩn thận khi sử dụng thuốc.

Mẹ có thể uống Tylenol (acetaminophen) hoặc Motrin (ibuprofen). Cả hai đều là thuốc giảm đau an toàn cho các bà mẹ đang cho con bú với liều lượng khuyến cáo.

4.4. Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ cho mẹ sau sinh

1. Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh bằng chè đu đủ

thuc-pham-tot-cho-mat-1

Chuẩn bị: 250g đu đủ chín mềm, 20g đường trắng

Cách làm

  • Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ, bổ miếng và cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
  • Cho đu đủ đã xay vào nồi cùng 500ml nước, thêm đường và đun sôi trong vòng 5 phút.
  • Cho đu đủ ra bát, để nguội và sử dụng.

Chè đu đủ không chỉ là món ăn chữa bệnh trĩ hiệu quả mà còn bồi dưỡng cho cơ thể của mẹ sau sinh.

2. Cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh bằng cháo vừng đen

vung-den-1024x683

Chuẩn bị: 40g vừng đen, 100g thịt nạc heo, 80g gạo tẻ, 60g gạo nếp.

Cách làm

  • Thịt nạc heo xay hoặc băm nhỏ.
  • Cho gạo, thịt cùng nước vào đun thành cháo.
  • Cháo nhuyễn, cho vừng đen vào và đun lại trong 10 phút.
  • Múc cháo ra bát, chờ cháo nguội là có thể dùng được.

Vừng đen có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều chất dầu và các loại vitamin, có vai trò lớn trong việc củng cố sức bền của thành tĩnh mạch hậu môn, hiệu quả trong việc chữa bệnh trĩ.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các biện pháp dân gian khác như rau diếp cá, cây vông, lá bỏng, lá trầu không để điều trị bệnh trĩ.

Nếu chăm chỉ điều trị tại nhà, mẹ sẽ thấy bệnh dần thuyên giảm trong vòng vài tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài dai dẳng (nhiều hơn 1 tháng), và nếu mẹ cảm thấy có cục cứng xung quanh hậu môn, hoặc bị chảy máu trực tràng, mẹ nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa.

5. Cần làm gì để ngăn chặn bệnh trĩ sau sinh?

sau-sinh-bao-lau-thi-lam-toc-duoc-1

Các mẹ sau sinh nên áp dụng những phương pháp sau để ngăn ngừa bệnh trĩ tái lại:

Tránh căng thẳng

Căng thẳng khi đi tiêu sẽ gây áp lực nhiều hơn lên vùng trực tràng. Để cho bản thân có thời gian chữa lành vết thương, hãy lưu ý không rặn, căng hoặc cúi người khi ngồi trên bồn cầu.

Tuyệt đối không nhịn đi vệ sinh, vì có thể gây táo bón. Mẹ càng để tình trạng táo bón kéo dài, phân càng cứng, làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Tránh rặn khi đi tiêu. Nên tập thói quen đi vệ sinh đều đặn hàng ngày để ngăn ngừa táo bón.

Thực hiện chế độ lành mạnh

Nên bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống. Chất xơ có trong rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Chất xơ có vai trò làm mềm phân, tăng nhu động ruột. Một chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể giúp điều trị và ngăn ngừa táo bón, giúp cho nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ ít hơn.

Hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia…

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa táo bón, phân mềm, dễ đi tiêu hơn.

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Mẹ hãy giữ vùng hậu môn sạch bằng cách rửa bằng nước ấm hằng ngày hoặc sau khi đi vệ sinh xong. Vệ sinh sạch sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Nên sử dụng khăn lau ẩm thay cho giấy vệ sinh khô. Chọn khăn lau không có mùi thơm để tránh bất kỳ kích ứng nào.

Tập thể dục thường xuyên

yoga-tu-the-chim-bo-cau_216220072-1

Mẹ hãy thực hiện các bài tập Kegel để củng cố vùng đáy chậu, hỗ trợ tử cung, bàng quang, trực tràng.

Có chế độ sinh hoạt hợp lý

Không ngồi hoặc đứng quá lâu hoặc không làm việc nặng vì có thể gây sa búi trĩ. Mẹ sau sinh chỉ nên làm các việc nhẹ nhàng, thường xuyên thư giãn, nghỉ ngơi.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh trĩ cũng như cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh. Eva Mom hy vọng rằng sẽ không còn bất kỳ mẹ nào bị căn bệnh này gây phiền hà nữa. Chúc các mẹ luôn vui khỏe bên con yêu.

Lương Nguyên

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Sinh mổ 20 ngày quan hệ có sao không? mẹ tuyệt đối không nên làm thế!
  • Nhiễm trùng hậu sản: tai biến nguy hiểm mẹ sau sinh cần cảnh giác
  • Giải đáp thắc mắc mẹ sau sinh mổ có được uống sữa đậu nành
  • Viêm phụ khoa sau sinh: mẹ đừng nên coi thường!
  • Những điều cần biết về thuốc kích sữa sau sinh: đừng dùng khi chưa đọc bài viết này nhé mẹ
  • Mối nguy hiểm từ đau dạ con sau sinh: mẹ đã biết cách khắc phục chưa?
Phương Nhi

Bài trước
5 điều mẹ bỉm sữa nên biết về kinh nguyệt sau sinh mổ
Bài sau
Cách chữa hậu sản sau sinh, mẹ tham khảo ngay kẻo muộn

Có thể bạn cũng quan tâm

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh: Những dấu...

Đang cho con bú có được dùng cao...

Vết khâu tầng sinh môn và những điều...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022
  • 3

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    07/12/2022
  • 4

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    07/12/2022
  • 5

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022

Danh mục

Nấu ăn ngon Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Giải trí Tình cảm gia đình Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Chăm sóc sức khỏe gia đình Mang thai Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version