• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Gia đình » Thường thức gia đình
Thường thức gia đình

Cách làm tinh dầu bạc hà đơn giản và nồng nàn hương thơm

đăng bởi Phương Nhi 36 views

cach-lam-tinh-dau-bac-ha-tai-nha_192905237

1. Cách làm tinh dầu bạc hà

Bạn cần khoảng 30 lá bạc hà tươi và một loại dầu nền có mùi dịu nhẹ, chẳng hạn dầu ô liu, dầu hạnh nhân hay dầu hạt nho, dầu mầm lúa mì… Tinh dầu sau chiết xuất có thể dùng được tới vài tháng.

Bước 1: Rửa sạch và phơi khô lá bạc hà

  • Bạn chọn lá bạc hà tươi mới hái từ trên cây, hoặc nếu không có thì bạn mua hai bó bạc hà ở chợ.
  • Chỉ hái lá xanh lớn. Bạn đừng bứt nguyên nhánh, cây có thể sẽ chết. Nên hái lá trước khi hoa nở, lúc này lá chứa nhiều tinh dầu nhất.
  • Ngâm lá bạc hà trong nước lạnh từ 5-10 phút rồi rửa lại cho sạch, làm nhẹ tay để lá không bị rách và tinh dầu không bị thất thoát.
  • Trải thẳng lá trên bề mặt phẳng để lá tự khô, cẩn thận tránh gió. Lá phải thật khô nước bạn mới tiến hành chiết xuất được.

Bước 2: Cách làm tinh dầu bạc hà  Chiết xuất tinh dầu

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • 9 cách diệt kiến vĩnh viễn không dùng hóa chất
  • Mách bạn các cách giữ hoa cúc tươi lâu
  • 10 cách đánh giá chất lượng quần áo để có 1 bộ đồ như ý
  • Khám phá 6 cách làm trắng bạc sau khi đánh gió hiệu quả đến không ngờ
  • Mẹo xử lý áo quần bị xù lông để bạn xài đồ bền hơn
  • Gợi ý 11 mẫu nail Tết 2022 hợp trend, đẹp sang trọng cho nàng thêm rạng rỡ

Bạn dùng một cái chày hay thìa để nghiền lá với lực nhẹ, mục đích là giải phóng tinh dầu. Đừng đè quá nát, vì lúc này tinh dầu sẽ bị đắng và khó lọc.

cach-lam-tinh-dau-bac-ha-tai-nha-3

Cho lá một chiếc lọ (hũ) thủy tinh hoặc lọ sứ. Đổ dầu nền vào ngập lá. Đậy khít nắp lại và lắc đều để tinh dầu hòa quyện với dầu nền. Không nên cho quá nhiều dầu nền vì sẽ làm loãng tinh dầu bạc hà.

cach-lam-tinh-dau-bac-ha-tai-nha-1

Đậy chặt nắp lại và bảo quản lọ ở nơi ấm, tối, tránh ánh sáng mặt trời trong 24-48 giờ. Nhiệt độ ấm (chẳng hạn trong hộc tủ) sẽ giúp giải phóng nhiều tinh dầu hơn.

Bước 3: Cách làm tinh dầu bạc hà Lọc tinh dầu

Sau 24-48 giờ, bạn mở nắp lọ và phủ một tấm vải thưa lên miệng hũ, dùng dây thun buộc cố định miếng vải. Nghiêng lọ đổ tinh dầu qua tấm vải chảy xuống một chiếc lọ thủy tinh thứ hai. Sau đó, bạn dùng tay bóp miếng vải cho càng nhiều tinh dầu chảy xuống càng tốt. Vì tinh dầu khá đặc nên bạn chọn vải xô mỏng để tinh dầu xuống được nhiều nhất.

cach-lam-tinh-dau-bac-ha-tai-nha-2

Bạn lại chuẩn bị một lượt lá bạc hà mới, rửa sạch và nghiền nhẹ như bước 1-2. Cho lớp lá này vào chiếc lọ đầu tiên và đổ dầu nền ngập lá. Tiếp tục ngâm trong 24-48 giờ rồi lại lọc tinh dầu bạc hà vào chiếc lọ thứ hai. Bạn có thể làm như thế trong cả tuần, cho đến khi tinh dầu đạt được mùi thơm mà bạn yêu thích. Lúc này tinh dầu đã đậm màu hơn và mùi cũng rất nồng nàn.

Lọ tinh dầu có thể sử dụng từ 3-6 tháng. Bạn bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng và nhớ đậy nắp lại ngay sau mỗi lần sử dụng. Khi phát hiện tinh dầu bạc hà xuất hiện mùi hoặc chuyển màu khác thường thì bạn hãy vứt đi nhé.

2. 9 cách sử dụng tinh dầu bạc hà

cach-lam-tinh-dau-bac-ha-tai-nha_686325610

Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì hãy pha loãng tinh dầu bạc hà với 1-2 giọt dầu hạnh nhân hoặc dầu ô liu trước khi thoa trực tiếp lên da.

  • Trị sốt: Bạn nhỏ 2-3 giọt dầu lên trán và thái dương, sau gáy, lưng và dưới lòng bàn chân để giảm sốt.
  • Xông mũi: Nếu bị viêm xoang, nghẹt mũi, bạn đun một nồi nước sôi, tắt bếp rồi nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào. Dùng khăn trùm đầu bên trên nồi nước đang bốc hơi. Hít mùi hương bạc hà sẽ giúp thông mũi.
  • Xoa dịu đường thở: Giống như xoang mũi, đường thở của bạn cũng có thể bị nghẹt. Bạn xoa 2-3 giọt tinh dầu bạc hà lên ngực để đường thở thông thoáng.
  • Trị đau đầu: Bạn nhỏ 2-3 giọt dầu lên ngón tay rồi xoa xoa thái dương, xương hàm và trán để giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu. Việc hít tinh dầu cũng đem lại hiệu quả.
  • Trị nôn mửa/say xe: Bạn hít tinh dầu bạc hà trong 1-2 giây, rồi lại tiếp tục hít như vậy để giảm cảm giác say sóng, say tàu xe.
  • Trị kích ứng da: Tinh dầu bạc hà có thể làm dịu vết phỏng, kích ứng da và khô da. Bạn hòa 15 giọt tinh dầu với 30ml dầu nền (dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân) rồi massage lên vùng da bị tổn thương. Nhưng nếu tình hình tệ hơn thì bạn nên ngừng sử dụng tinh dầu bạc hà nhé.
  • Giảm đau cơ và xương khớp: Bạn hòa 15 giọt tinh dầu bạc hà với 30ml dầu nền (dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân) rồi thoa lên chỗ đau.
  • Tắm với tinh dầu bạc hà: Bạn hòa nước tắm ở nhiệt độ 37-39oC, nhỏ vào 15 giọt tinh dầu bạc hà và 30ml tinh dầu dừa (hoặc ô liu, hạnh nhân hay muối Epsom). Ngâm mình khoảng 15-20 phút.
  • Xịt tinh dầu bạc hà vào chăn nệm: Bạn hòa 30-40 giọt tinh dầu bạc hà với 45ml nước trong một chai xịt. Sau đó xịt vào chăn nệm để tạo mùi thơm dễ ngủ.

cach-lam-tinh-dau-bac-ha-tai-nha

3. Lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà

  • Tinh dầu bạc hà có thể gây dị ứng, do đó bạn nên nhỏ thử 1-2 giọt vào khuỷu tay. Nếu trong vòng 24 giờ mà bạn không cảm thấy vùng da này ngứa ngáy, tấy đỏ, phồng rộp, sưng, đỏ mắt, đau họng, khó thở, nổi mề đay… thì nghĩa là bạn không bị dị ứng với tinh dầu này.
  • Không nên thoa tinh dầu bạc hà lên da trẻ, không để trẻ hít ngửi tinh dầu bạc hà.
  • Tinh dầu bạc hà có thể gây ợ nóng.
  • Người bị tiêu chảy không nên dùng tinh dầu bạc hà.
  • Chưa có nhiều nghiên cứu về độ an toàn của việc sử dụng tinh dầu bạc hà trong thời kỳ mang thai để thoa lên da hay chữa đau nhức. Tuy nhiên, bà bầu có thể ngửi tinh dầu bạc hà để trị đau đầu, thông mũi…
  • Tinh dầu bạc hà có thể gây ức chế một số loại thuốc. Do đó nếu bạn đang uống thuốc trị bệnh thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Tinh dầu bạc hà tạo ra một mùi hương cổ điển, giúp tăng cường khả năng tập trung và độ tỉnh táo ngay tức thời. Rau bạc hà rất rẻ, bán đầy ngoài chợ, bạn cũng có thể trồng lấy vài cây và ngắt lá làm tinh dầu theo ý mình. Đừng chạy theo những loại tinh dầu đắt đỏ mà bỏ lỡ sản phẩm cây nhà lá vườn công dụng cao này bạn nhé. Hy vọng cách làm tinh dầu bạc hà mà Eva Mom hướng dẫn sẽ hữu ích cho bạn.

Xuân Thảo

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Một số lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy
  • 9 cách tẩy trắng quần áo mẹ nên biết
  • Cách làm mặt nạ bơ tại nhà dưỡng da trị mụn hiệu quả
  • Cách diệt kiến ba khoang mà mẹ có con nhỏ cần phải biết
  • Cách làm gà chiên nước mắm ngon tuyệt, trẻ ăn mê tít
  • Cách xử lý túi da bị tróc đơn giản mà hiệu quả
Phương Nhi

Bài trước
4 cách trị hôi chân bằng kem đánh răng cực đơn giản
Bài sau
7 mẹo vặt giúp mẹ bầu “giải quyết” bã kẹo cao su dính vào tóc

Có thể bạn cũng quan tâm

Gợi ý 11 mẫu nail Tết 2022 hợp...

Tết nguyên tiêu là tết gì? ý nghĩa...

Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version