• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Gia đình » Tài chính - bảo hiểm
Tài chính - bảo hiểm

Chăm sóc sức khỏe hậu covid cho cả nhà cần lưu ý những gì?

đăng bởi Phương Nhi 41 views

Vậy chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả nhà như thế nào? Trong bài viết này, Eva Mom sẽ chia sẻ một số điều cần lưu ý khi chăm sóc khỏe hậu Covid để bạn có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân và những người thân yêu!

1. Hiểu rõ các triệu chứng hậu Covid để phát hiện và đi khám kịp thời

cham-soc-suc-khoe-hau-covid-1

Chăm sóc sức khỏe hậu Covid trước hết đòi hỏi bạn và người thân trong gia đình phải hiểu rõ về hội chứng và các triệu chứng hậu Covid để kịp thời nhận diện. Theo Bộ Y tế, có đến 203 triệu chứng khác nhau của hậu Covid, có thể xuất hiện sau khi đã hồi phục, tồn tại dai dẳng từ đầu hoặc tái phát, trong đó những triệu chứng phổ biến nhất là:

  • Mệt mỏi, sốt nhẹ
  • Các vấn đề về hô hấp và tim như khó thở, thở nông, ho kéo dài, đau ngực, tim đập nhanh, đánh trống ngực
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày, ăn không ngon miệng, chán ăn
  • Các vấn đề về hệ thần kinh như giảm khả năng suy nghĩ và tập trung (chứng sương mù não), đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, cảm giác châm chích ngoài da, thay đổi khứu giác, vị giác
  • Các triệu chứng khác như huyết học bị huyết khối, đau khớp, mẩn ngứa, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rụng tóc…

Một số người khỏi bệnh sau khi mắc Covid-19 nghiêm trọng còn có thể bị viêm đa cơ quan như tim, phổi, thận, da, não… hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Về tinh thần, sự hoang mang do mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân cùng tác động trực tiếp của bệnh lên hệ thần kinh còn có thể khiến bạn dễ rơi vào lo âu, trầm cảm.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
  • Nghề gì có thể làm tại nhà? 10 công việc cho mẹ bỉm sữa kiếm tiền
  • Bí quyết lập kế hoạch tài chính gia đình trọn đời bạn cần biết
  • 4 chữ “CÓ” giúp gia đình yên tâm tận hưởng cuộc sống
  • 5 gói bảo hiểm thai sản giúp sinh con ở bệnh viện nghìn đô dễ ợt
  • Kakeibo – học quản lý tài chính cá nhân theo phong cách người nhật

Do đó, khi chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả gia đình, một lưu ý quan trọng bạn cần nhớ đó là cần chú ý theo dõi các triệu chứng, đặc biệt nếu có trường hợp mắc Covid nghiêm trọng, phải nằm viện lâu ngày. Nếu bạn và người thân gặp phải các triệu chứng kể trên và các triệu chứng này không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc ngày một nghiêm trọng, nhất là với các vấn đề về hô hấp, tim mạch hoặc rối loạn tinh thần, tốt nhất nên đi khám để được điều trị kịp thời.

2. Chăm sóc thể chất và tinh thần để tăng cường sức khỏe

cham-soc-suc-khoe-hau-covid-5

Để việc chăm sóc sức khỏe hậu Covid đạt hiệu quả tốt nhất, bạn và các thành viên trong gia đình cũng cần chú trọng vào việc nâng cao cả sức khỏe thể chất và tinh thần bằng các biện pháp:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học: Đảm bảo ăn đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm như các loại thịt cá, rau củ, trái cây. Nên bổ sung thêm trứng, sữa, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt để bữa ăn đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Nếu khẩu vị vì bệnh mà thay đổi, nên ưu tiên chọn những thức ăn mà bạn yêu thích.
  • Tập thể dục vừa phải. Bắt đầu bằng những hoạt động vừa sức như đi bộ chậm cự li ngắn, đạp xe đạp chậm, các bài khởi động toàn thân phối hợp nhịp thở. Chỉ nên tăng dần mức độ vận động ở mức phù hợp với sức khỏe.
  • Thực hiện các bài tập thở. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe hậu Covid, giúp khôi phục chức năng phổi và cơ hoành. Bạn có thể tập hít vào từ từ sâu xuống phổi nhất có thể, rồi thở ra nhẹ nhàng mỗi lần 10 nhịp, một vài lần trong ngày.
  • Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Thực hành thiền, tịnh tâm và chú ý nghỉ ngơi. Bạn nên ngủ đủ vào ban đêm và nghỉ ngơi ngắt quãng ban ngày. Bên cạnh đó, không được bỏ qua việc lắng nghe cơ thể và chia sẻ về sức khỏe, suy nghĩ và cảm xúc của mình với người thân cận để tránh tự cô lập bản thân.

3. Không lơ là, chủ quan bỏ qua các biện pháp phòng chống dịch

cham-soc-suc-khoe-hau-covid-4

Mặc dù hiện nay tình hình dịch bệnh đã cơ bản được khống chế, bạn và người thân vẫn nên thường xuyên nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các biện pháp an toàn, phòng chống dịch bệnh như:

  • Mang khẩu trang nơi công cộng và giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh.
  • Đảm bảo nơi ở và làm việc thông thoáng, không khí lưu thông tốt.
  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc sử dụng dung dịch cồn sát khuẩn.
  • Che mũi và miệng khi hắt hơi, bỏ khăn giấy đã sử dụng đúng nơi quy định và rửa tay sạch.
  • Hạn chế đến nơi đông người, đặc biệt nếu bản thân cảm thấy không khỏe.
  • Tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch là một cách để bảo vệ sức khỏe cho cả bạn và các thành viên trong gia đình, bởi điều này có thể giúp giảm nguy cơ tái nhiễm. Ngoài ra, nó cũng góp phần bảo vệ cả cộng đồng trước các làn sóng lây nhiễm và việc xuất hiện của các biến thể mới.

4. Thường xuyên thăm khám, tầm soát các vấn đề sức khỏe

cham-soc-suc-khoe-hau-covid-3

Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi chăm sóc sức khỏe hậu Covid cho cả gia đình đó là cần duy trì việc khám sức khỏe định kỳ để thăm khám, tầm soát nhằm phát hiện kịp thời bất thường. Thực tế, các triệu chứng hậu Covid thường dễ gây nhầm lẫn và bạn có thể sẽ khó xác định chính xác đâu là di chứng hậu Covid, đâu là một chứng bệnh mới hình thành một cách độc lập. Do đó, để phòng ngừa những tác động lâu dài của tình trạng hậu Covid nói riêng và bệnh tật nói chung, bạn và gia đình nên duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các bất thường.

Thế nhưng, với nhiều gia đình, việc đi khám định kỳ hiện vẫn chưa được chú trọng, trong đó lý do thường gặp nhất được nhiều người chia sẻ là tình hình tài chính không ổn định. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình huống này, bạn có thể cân nhắc trang bị bảo hiểm sức khỏe cho từng thành viên. Việc tham gia bảo hiểm sức khỏe có thể giúp hỗ trợ bạn về gánh nặng tài chính cho những lần khám sức khỏe định kỳ. Không những vậy, các gói bảo hiểm sức khỏe hiện còn có mạng lưới liên kết rộng khắp trong và ngoài nước nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn một cơ sở khám chữa bệnh phù hợp nhất. Ngoài ra, trong trường hợp, bạn hoặc các thành viên trong gia đình bị ốm nặng, bảo hiểm sức khỏe cũng sẽ phần nào giúp bạn san sẻ bớt nỗi lo về chi phí điều trị, từ đó bạn và gia đình có thể an tâm hơn.

Hiện trên thị trường còn rất nhiều chương hình bảo hiểm sức khỏe khác nhau với điều khoản linh hoạt. Tuy nhiên, khi chọn mua, bạn vẫn nên ưu tiên các sản phẩm các các công ty bảo hiểm uy tín, có liên kết với hệ thống rộng rãi các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa, đa khoa trong và ngoài nước. Đặc biệt, hiện một số chương trình bảo hiểm còn mang đến nhiều quyền lợi đặc biệt như:

  • Không yêu cầu khám sức khỏe trước khi mua bảo hiểm
  • Chương trình bảo hiểm linh hoạt tùy theo sự lựa chọn
  • Tùy ý lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh
  • Dịch vụ bảo lãnh thanh toán viện phí rộng khắp 24/7
  • Nhận bảo hiểm cho trẻ từ 15 ngày tuổi trở lên.
  • Ưu đãi phí khi tham gia cho cả gia đình (bố, mẹ và con cái).

Chăm sóc sức khỏe hậu Covid có thể là một thử thách lớn vì những kiến thức hiện có xung quanh hội chứng mới mẻ này vẫn đang được cập nhật từng ngày. Với những thông tin cơ bản về chăm sóc sức khỏe hậu Covid trên đây, Eva Mom hy vọng giúp bạn đọc thêm chủ động và tự tin hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả gia đình. 

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • 5 bí quyết “vàng” bảo vệ gia đình toàn diện mà bạn cần bỏ túi ngay!
  • Chuẩn bị tài chính khi quyết định sinh con
  • Quản lý thời gian là gì và cách đơn giản áp dụng trong công việc
  • Kỹ năng quản lý là gì và lý do bạn nên thành thạo
  • Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
  • Nghề gì có thể làm tại nhà? 10 công việc cho mẹ bỉm sữa kiếm tiền
Phương Nhi

Bài trước
5 bí quyết “vàng” bảo vệ gia đình toàn diện mà bạn cần bỏ túi ngay!
Bài sau
Hình ảnh 11 tư thế quan hệ dễ thụ thai cho các cặp đôi muốn đón tin vui sớm

Có thể bạn cũng quan tâm

Những nghề lương cao mà ít stress, cập...

4 chữ “CÓ” giúp gia đình yên tâm...

Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version