• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Sau khi sinh » Giai đoạn hậu sản
Giai đoạn hậu sản

Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh và các bệnh hậu sản thường gặp đe dọa sức khỏe sản phụ

đăng bởi Phương Nhi 29 views

Sau 9 tháng chờ đợi, niềm vui vỡ òa khi mẹ gặp mặt con yêu. Chắc hẳn mẹ sẽ dành phần lớn thời gian và tâm trí chăm lo cho thiên thần bé bỏng. Tuy nhiên, đừng quên rằng mẹ cũng phải chăm sóc bản thân một cách chu đáo nhất. Vì phụ nữ sau sinh yếu ớt như rắn lột da, dễ bị hậu sản. Hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh để can thiệp sớm trước khi quá muộn mẹ nhé.

1. Hậu sản là gì?

Hậu sản để chỉ thời gian cơ thể người mẹ, nhất là cơ quan sinh dục hồi phục sau quá trình mang thai và sinh nở. Theo y học hiện đại, giai đoạn này thường kéo dài 6 tuần sau sinh. Nhưng theo quan niệm dân gian, hậu sản là thời kỳ 3 tháng ở cữ, thời điểm người mẹ phải kiêng cữ và được chăm sóc đặc biệt để phòng tránh một số bệnh hậu sản.

2. Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh

Hiểu rõ về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh, sản phụ sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.

Phụ nữ bị hậu sản sau sinh (còn gọi là hậu sản mòn) thường gầy gò, ốm yếu, ăn uống kém, suy nhược về tinh thần và thể chất kéo dài. Điều này dẫn đến việc sức khỏe người mẹ sa sút, sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh hậu sản. 

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Cập nhật – sau sinh có kinh rồi lại mất có bình thường không?
  • Xử trí băng huyết sau sinh: mẹ nên biết để không tử vong!
  • Chăm sóc vết mổ sau sinh giúp sẹo liền và mờ hiệu quả
  • Đau tức cửa mình sau sinh: nguyên nhân và cách chữa trị
  • Hơ than sau sinh: lợi chẳng thấy đâu mà hại thì nhiều!
  • 6 bí quyết sống vui vẻ cho mẹ sau sinh

Một hệ lụy khác kéo theo là mẹ không đủ sức chăm con cũng như thiếu sữa cho bé bú hoặc nguồn sữa không đảm bảo dinh dưỡng, từ đó mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

3. Những bệnh hậu sản thường gặp sau sinh

Những bệnh lý người mẹ thường gặp cả về tâm lý và thể chất trong 6 tuần đầu sinh gọi là bệnh hậu sản.

Việc hiểu rõ dấu hiệu bị hậu sản sau sinh hay các bệnh hậu sản thường gặp sẽ là cơ sở để chăm sóc mẹ tốt hơn cũng như can thiệp sớm các rủi ro, biến chứng nếu có.

Một số bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh gồm:

3.1. Băng huyết

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết băng huyết là gì?

Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa hay gặp nhất với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ nếu không được cứu chữa kịp thời.

Triệu chứng khi băng huyết sau sinh là ra máu nhiều, khó cầm máu khiến mẹ bị mất máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi…

Một số nguyên nhân gây băng huyết như tử cung yếu, nhiễm khuẩn ối, đẻ nhanh (đặc biệt đẻ ở tư thế đứng), sót nhau, đẻ non hoặc đẻ thai lưu, mẹ bị u xơ tử cung hoặc tử cung bị dị dạng…

Băng huyết cần có sự can thiệp y tế sớm và kịp thời để giữ lại tính mạng cho người mẹ.

3.2. Tiền sản giật sau sinh

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết tiền sản giật sau sinh là gì?

Tiền sản giật sau sinh tuy hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra trong vòng 48 giờ hoặc muộn nhất là sáu tuần sau khi sinh. Nó tương tự như chứng tiền sản giật (nhiễm độc thai nghén) xảy ra trong thai kỳ. 

Đôi khi bệnh không có triệu chứng rõ ràng, trừ khi sản phụ theo dõi huyết áp của mình. Nếu mẹ có các triệu chứng sau thì cần nghi ngờ mình bị tiền sản giật sau sinh và cần khám ngay lập tức: đau đầu dữ dội, phù nề, mờ mắt, ù tai, co giật…

hinh-anh-dau-hieu-bi-hau-san-sau-sinh-6

3.3. Nhiễm khuẩn hậu sản

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết nhiễm khuẩn hậu sản là gì?

Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ đường sinh dục và thâm nhập vào cơ thể sản phụ thông qua ngõ âm đạo, cổ từ cung, các tổn thương ở cơ quan sinh dục. Vi khuẩn gây bệnh đến từ dụng cụ đỡ đẻ, cơ thể sản phụ hoặc môi trường xung quanh.

Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, mẹ có thể gặp các trạng thái bệnh như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ và dây chằng rộng, viêm niêm mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch…

Triệu chứng ban đầu thường sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, mưng mủ chỗ viêm nhưng nếu nặng sẽ sốt rất cao, rét run, hạ huyết áp…

3.4. Cơn co tử cung

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết cơn co tử cung là gì?

Những cơn co thắt tử cung có thể gây đau đớn cho sản phụ nhưng là những cơn co tự nhiên và có lợi nhằm tống các máu cục, sản dịch còn sót lại bên trong ra ngoài.

Hơn nữa, khi mang thai, tử cung của mẹ giãn nở theo trọng lượng thai nhi. Sau khi sinh, tử cung sẽ co hồi để mau trở về kích thước ban đầu. Nếu trẻ bú mẹ, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn. Cơn đau càng mạnh thì tử cung của mẹ càng mau co lại.

3.5. Bế sản dịch

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết bế sản dịch là gì?

Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại trong tử cung. Sản phụ bị bế sản dịch nếu can thiệp muộn có thể dẫn tới rối loạn đông máu, chảy máu không cầm, nguy hiểm đến tính mạng.

Nhằm phòng tránh hiện tượng bế sản dịch, phụ nữ sau khi sinh bắt buộc phải kiểm tra cổ tử cung để xem có những dấu hiệu bất thường nào không. Đồng thời, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp đẩy nhanh sản dịch ra ngoài.

Mẹ cũng lưu ý khi nằm không nên bắt chéo hai chân vì sẽ khiến sản dịch bị ứ lại trong buồng tử cung và không thể chảy ra hết.

3.6. Táo bón sau sinh

Tâm lý sợ đau vì vết mổ sau sinh, vết rạch tầng sinh môn làm không ít mẹ thấy sợ mỗi khi đi đại tiện. Hơn nữa, chế độ ăn quá bổ dưỡng, nhiều đạm, thiếu chất xơ, cũng góp phần làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, để phòng tránh táo bón, mẹ nên tích cực uống nhiều nước, chịu khó vận động nhẹ nhàng sau sinh, ăn nhiều hoa quả, rau củ giàu chất xơ.

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết cách xoa bụng để chữa táo bón sau sinh? Hãy xem thêm để khắc phục tình trạng này nhé.

hinh-anh-dau-hieu-bi-hau-san-sau-sinh-5

3.7. Bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ trong thai kỳ nếu không trị dứt điểm rất dễ chuyển biến xấu sau khi sinh. Trong quá trình chuyển dạ, việc dùng sức rặn đẻ sẽ làm bệnh càng trầm trọng hơn.

Theo đó, búi trĩ sưng to sau sinh, gây cảm giác đau mỗi khi mẹ muốn đi đại tiện. Nhiều mẹ vì đau mà nhịn, càng nhịn lại càng làm bệnh nặng hơn.

3.8. Tắc tia sữa, áp xe vú

Hiện tượng tắc tia sữa là hiện tượng sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ mỗi khi bé mút. Tắc tia sữa nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú, thậm chí là hình thành xơ tuyến vú, nhiễm trùng.

Tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt thời gian cho con bú, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh.

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết cách chữa tắc tia sữa? Hãy xem thêm tại đây nhé.

hinh-anh-dau-hieu-bi-hau-san-sau-sinh-4

3.9. Đau tầng sinh môn sau sinh

Rạch tầng sinh môn là thủ thuật khá phổ biến mà mẹ phải trải qua khi sinh thường. Tầng sinh môn có nhiều mạch máu, vì vậy vết khâu sau sinh thực tế rất mau lành chỉ cần được chăm sóc cẩn thận và sạch sẽ.

Vài ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ cảm thấy đau và khó chịu mỗi khi vận động đi lại. Cảm giác đau sẽ giảm sau đó, không có gì đáng lo.

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết đau tầng sinh môn khi nào thì cần chữa trị?

Nếu phát hiện vết thương đau nhức, sưng tấy, phù nề, ngứa ngáy hoặc có mùi hôi, đặc biệt là xuất hiện dịch mủ, mẹ nên thăm khám ngay.

Sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi? Nếu biết cách chăm sóc vết thương tầng sinh môn, cơ quan sinh dục sẽ hồi phục trong vòng 6 tuần.

3.10. Tiểu không tự chủ

Đây là tình trạng rò rỉ nước tiểu khi mẹ ho, hắt hơi hay cười. Nguyên nhân là do các mô, cơ hỗ trợ niệu đạo, bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị tổn thương. kéo giãn trong thời gian mang thai và sinh nở. 

Mẹ đã biết về dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nhưng mẹ có biết làm sao để cải thiện việc tiểu không tự chủ.

Để khắc phục tình trạng, mẹ đừng quên thực hiện bài tập Kegel và các bài tập sàn khung chậu thường xuyên.

hinh-anh-dau-hieu-bi-hau-san-sau-sinh-2

3.11. Trầm cảm sau sinh

Lo lắng, trầm cảm thuộc nhóm bệnh hậu sản nhưng cũng là một trong những dấu hiệu bị hậu sản sau sinh.

Trong 3 tháng đầu sau sinh, cứ 100 phụ nữ thì có đến 15 người trầm cảm sau sinh. Đây là một tỷ lệ không hề nhỏ. Bệnh có thể ở nhiều cấp độ, từ thoáng qua, nhẹ cho đến nặng. Việc quan trọng là sản phụ cần nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và nhận được sự quan tâm của người bạn đời, người thân để vượt qua những rối loạn cảm xúc không mong muốn.

4. Chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách

Ngoài bệnh hậu sản và dấu hiệu bị hậu sản sau sinh, chăm sóc mẹ sau sinh cũng là một chủ đề không chỉ mẹ mà cả bố cũng cần phải tham khảo. Vì mẹ có khỏe, có nhanh hồi phục hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của người bạn đời.

Trong thời gian ở cữ, mẹ được chăm sóc càng khoa học và chu đáo thì sẽ hạn chế nhiều nguy cơ bị hậu sản hoặc mắc bệnh hậu sản. Đặc biệt, tinh thần mẹ thoải mái, vui vẻ sẽ tạo không khí hạnh phúc trong gia đình, là nền tảng để bé yêu phát triển lành mạnh.

4.1. Chăm sóc mẹ sau sinh thế nào để nhanh hồi phục?

Một số kiến thức mẹ cần biết:

Chăm sóc mẹ sau sinh tháng đầu đúng cách

Chăm sóc mẹ sinh thường

Chăm sóc mẹ sinh mổ

Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch, mẹ xem tại đây để biết cụ thể hơn.

Cách xông vùng kín sau sinh để cô bé se khít, trắng hồng, thơm tho

4.2. Kiêng cữ sau sinh

Bên cạnh 14 điều cần kiêng cữ sau sinh, chắc chắn sau đây là những thắc mắc mẹ quan tâm.

Sau sinh bao lâu thì được dùng điện thoại

Sau sinh 1 tháng có nên đi xe máy

Sau sinh kiêng cầm chổi quét nhà có đúng không

Sau sinh bao lâu thì được ra đường

Sau sinh có kinh rồi lại mất có bình thường không?

Cách tránh thai sau sinh an toàn cho mẹ tránh vỡ kế hoạch

Nếu mẹ quan tâm đến vấn đề quan hệ tình dục sau sinh, hãy xem thêm tại đây để biết sau sinh bao lâu có thể quan hệ tình dục.

hinh-anh-dau-hieu-bi-hau-san-sau-sinh-3

5. Lời khuyên của bác sĩ

Trong quá trình hồi phục sau sinh, bên cạnh dấu hiệu bị hậu sản sau sinh, nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, mẹ hãy nhập viện để kiểm tra sức khỏe ngay nhé.

Chảy máu âm đạo nhiều, tăng lên mỗi ngày (thay vì giảm) hoặc thấm hơn một miếng băng mỗi giờ.

Ớn lạnh hoặc sốt hơn 38 độ C.

Chóng mặt, ngất xỉu.

Thay đổi thị lực, đau đầu dữ dội, dai dẳng.

Tiểu đau hoặc tiểu khó.

Dịch âm đạo có mùi hôi.

Tim đập nhanh, đau ngực hoặc khó thở.

Nôn mửa.

Vết mổ, vết cắt tầng sinh môn làm mủ, chảy mủ hoặc sưng tấy, đỏ.

Đau bụng dưới ngày càng tăng.

Ngực sưng, đỏ, có cảm giác nóng khi chạm vào.

Cơ thể phù nề.

Mong rằng khi nắm rõ dấu hiệu bị hậu sản sau sinh cũng như kiến thức về bệnh hậu sản, mẹ sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe để thời gian ở cữ trở nên thoải mái và không quá áp lực.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Sau sinh bị khô hạn phải làm sao? cách khắc phục cho mẹ bỉm
  • Các dấu hiệu bục vết mổ đẻ, cần nhập viện gấp
  • 5 nguyên tắc để đẹp rạng ngời sau sinh của mẹ nhật
  • Cách chữa hậu sản sau sinh, mẹ tham khảo ngay kẻo muộn
  • Sau sinh bao lâu thì được đánh răng? những điều mẹ nên lưu ý
  • Quan hệ sớm sau sinh có ảnh hưởng gì? mẹ bỉm nên đọc ngay nhé!
Phương Nhi

Bài trước
Lập kế hoạch chăm sóc sản phụ sau đẻ thường giúp mẹ phục hồi sức khỏe nhanh nhất
Bài sau
Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành và cách giảm đau hiệu quả

Có thể bạn cũng quan tâm

Bao lâu sau sinh thì vùng kín sẽ...

Top 9 mẹo dân gian giúp mẹ nhiều...

Hình ảnh rạch tầng sinh môn khi sinh...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 4

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022
  • 5

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version