• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Nuôi dạy con » Nhi khoa » Triệu chứng thường gặp ở trẻ
Triệu chứng thường gặp ở trẻ

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh – làm sao nhận biết chuẩn xác?

đăng bởi Phương Nhi 39 views

Viêm tai giữa là bệnh lý rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong độ tuổi 6 tháng đến 18 tháng. Trong đó, ước tính có khoảng hơn 80% trẻ em bị viêm tai giữa ít nhất một lần trước khi được 3 tuổi. Trẻ bị viêm tai giữa thường cảm thấy rất đau tai. Thế nhưng, trẻ sơ sinh không thể nói với bạn về vấn đề này. Vì vậy, việc theo dõi và tìm cách nhận biết các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là rất quan trọng.

Trong bài viết sau, Eva Mom sẽ tổng hợp những thông tin giúp bạn hiểu được vì sao trẻ sơ sinh dễ bị viêm tai giữa và cách nhận biết chuẩn xác để đưa bé đi khám kịp thời nhé!

1. Vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa?

Viêm tai giữa hoặc còn gọi là nhiễm trùng tai giữa. Đây là tình trạng mà tai giữa, cụ thể là khu vực phía sau màng nhĩ bị nhiễm trùng, dẫn đến tích tụ dịch mủ bên trong tai, gây áp lực lên màng nhĩ và có thể rất đau.

Viêm tai giữa thường bắt nguồn từ dị ứng, các đợt cảm lạnh hoặc khi trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Lúc này, vi khuẩn hoặc virus gây bệnh sẽ từ cổ họng đi qua ống eustachian và xâm nhập vào tai giữa. Ống eustachian là ống nối từ phía sau cổ họng đến tai giữa, có nhiệm vụ cân bằng áp lực tai và giải thoát dịch dư thừa từ tai giữa. Do đó, khi virus hoặc vi khuẩn đi qua ống này có thể khiến ống bị chặn và gây tích tụ dịch lỏng phía sau màng nhĩ.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • 7 dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc bệnh sỏi mật
  • Tìm hiểu về hiện tượng đau tăng trưởng ở trẻ em
  • Khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì: bật mí bí quyết để bé nhanh khỏe!
  • Bé bị sốt không rõ nguyên nhân: truy tìm lý do và cách chăm sóc bé bị sốt
  • Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua tình trạng khản tiếng? Tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp điều trị hiệu quả tại nhà.
  • Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em: làm sao giúp trẻ ngăn ngừa thị lực kém?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa hơn so với người lớn là vì ống eustachian của trẻ ngắn, hẹp và có xu hướng nằm ngang. Điều này khiến cho ống eustachian của trẻ dễ bị tắc nghẽn và khó thoát dịch đúng cách. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, ống này sẽ dài ra và trẻ thường ít có nguy cơ bị viêm tai giữa hơn.

Ngoài ra, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Do đó, trẻ thường dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn so với người lớn, bao gồm cả nhiễm trùng tai.

2. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Làm sao để nhận biết?

Bệnh viêm tai giữa thường gây đau đớn ở tai. Trẻ lớn hơn có thể nói cho bạn biết điều này. Thế nhưng với những em bé chưa biết nói, chưa biết cách diễn đạt thì bạn cần theo dõi và quan sát những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau đây:

2.1. Trẻ quấy khóc, cáu kỉnh

dau-hieu-viem-tai-giua-o-tre-so-sinh-1

Cảm giác đau đớn khi bị viêm tai giữa sẽ khiến trẻ cáu kỉnh và quấy khóc bất thường. Bạn có thể nhận thấy em bé khóc nhiều hơn khi đặt con nằm xuống. Bởi vì ở tư thế này, áp lực ở tai sẽ tăng lên khiến trẻ cảm thấy đau tai và khó chịu nhiều hơn.

2.2. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Trẻ hay kéo, giật tai

Khi bị viêm tai giữa, đương nhiên trẻ không thể nói với bạn rằng con đang cảm thấy đau. Thế nhưng, bạn có thể quan sát các phản ứng khác của trẻ, chẳng hạn như bé sẽ dùng tay để kéo và giật bên tai bị đau nhiều hơn.

2.3. Trẻ bú kém hơn bình thường

Việc bú và nuốt thường gây ra những thay đổi về áp suất trong tai. Điều này sẽ gây khó chịu trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa. Vì vậy, khi cho bé bú hoặc cho ăn, nếu nhận thấy rằng trẻ có vẻ muốn bú/ ăn nhưng vẫn có biểu hiện dừng lại, từ chối hay cáu kỉnh với việc mẹ cho bú thì đây cũng có thể là dấu hiệu cho biết trẻ bị đau tai.

2.4. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Bé bị mất ngủ, khó ngủ

Như đã đề cập, trẻ bị viêm tai giữa thường cảm thấy đau và khó chịu hơn khi nằm xuống. Theo đó, cảm giác đau sẽ khiến trẻ trằn trọc, khó ngủ hoặc mất ngủ cả ngày lẫn đêm. 

2.5. Sốt liên quan đến viêm tai giữa

dau-hieu-viem-tai-giua-o-tre-so-sinh-2

Sốt là một triệu chứng điển hình khi trẻ bị nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng tai. Theo thống kê, ước tính có khoảng 50% trẻ bị sốt khi mắc bệnh viêm tai giữa.

2.6. Có dịch mủ chảy ra từ tai

Về cơ bản, viêm tai giữa là tình trạng mà có dịch mủ tích tụ bên trong tai và dịch có thể thoát ra ngoài từ từ. Vì vậy, khi trẻ có dịch mủ chảy ra từ tai, đây cũng là một trong những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đáng chú ý.

Dịch chảy ra từ tai sẽ có màu khác với ráy tai thông thường. Nếu bị nhiễm trùng, dịch tiết có thể có màu trắng, vàng, xanh lá cây, đôi khi lẫn máu và có mùi hôi. Khi dịch thoát ra ngoài, áp lực trong tai và cơn đau có thể lắng xuống nhưng bạn vẫn nên cẩn thận khi chăm sóc trẻ để tránh nhiễm trùng tái phát.

3. Viêm tai giữa ở trẻ được điều trị như thế nào?

Các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa nhẹ và không sốt thường có thể tự khỏi trong vòng 2 đến 3 ngày mà không cần điều trị. Ngược lại, nếu trẻ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi sốt cao thì bạn cần đưa trẻ đi khám. Trong trường hợp này, ba mẹ cần lưu ý:

  • Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, bạn hãy cho trẻ uống thuốc theo chỉ định và không tự ý ngưng thuốc khi chưa hoàn thành liệu trình điều trị, thường là 10 ngày.
  • Bạn không nên dùng bất cứ thuốc gì nhỏ vào tai trẻ, ngoại trừ trường hợp được bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ tai.
  • Việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen cũng có thể hữu ích để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn cần cho trẻ dùng đúng liều lượng được khuyến nghị theo độ tuổi. Bên cạnh đó, tránh tuyệt đối việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng aspirin để giảm đau vì có nguy cơ gây ra hội chứng Reye rất nguy hiểm. 

Nhìn chung, viêm tai giữa ở trẻ tuy phổ biến nhưng ít khi diễn tiến nghiêm trọng. Nếu các triệu chứng, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không đáng lo ngại thì bạn không nên vội vàng cho trẻ dùng kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây bất lợi khi cần điều trị về sau và kháng sinh cũng không điều trị được bệnh do virus gây ra.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng tai kéo dài hoặc tái phát, nguy cơ mất thính lực tạm thời, nhiễm trùng lan rộng, cản trở khả năng phát triển ở trẻ (chẳng hạn như chậm nói) có thể xảy ra. Vì vậy, dù trong trường hợp nào thì bạn cũng không nên chủ quan với tình trạng viêm tai giữa ở trẻ mà cần sớm đưa con đi khám nhé!

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Nhận biết triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ để kịp thời điều trị
  • Nhận diện 8 triệu chứng viêm màng não ở trẻ em
  • Trẻ mọc răng hàm: cha mẹ cần biết và lưu ý những gì?
  • Triệu chứng chấn thương sọ não ở trẻ và các lưu ý sau quá trình phục hồi
  • Những điều bố mẹ cần biết khi trẻ bị cảm lạnh
  • Bé sơ sinh hay xì hơi nhưng không đi cầu được: nguyên nhân và cách khắc phục?
Phương Nhi

Bài trước
Truy tìm nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ khiến bạn chưa gặp được thiên thần nhỏ
Bài sau
15 cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho bé hiệu quả nhanh chóng

Có thể bạn cũng quan tâm

Cách xử lý khi trẻ non bị nôn...

Tìm hiểu nguyên nhân của triệu chứng sốt...

Cách giảm nhiệt đầu không liên quan đến...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 4

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022
  • 5

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version