• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Gia đình » Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm sóc sức khỏe gia đình

Đeo kính áp tròng lâu, bạn sẽ phải đối mặt với 8 nguy cơ đáng tránh xa

đăng bởi Phương Nhi 34 views

deo-kinh-ap-trong-1-1

Kính áp tròng giúp người dùng cải thiện tầm nhìn tốt, thoải mái trong nhiều hoạt động, tăng thêm vẻ đẹp cho gương mặt . Tuy nhiên, việc bạn đeo kính áp tròng lâu có thể dẫn đến vô số những tác hại nghiêm trọng cho mắt đấy!

Từ lúc có kính áp tròng, bạn đã có thể nói lời chào tạm biệt với kính có gọng thô cứng, vướng víu. Thêm nữa, khi mang loại kính này, bạn cũng không còn bị mọi người xung quanh trêu chọc bằng những cái tên khó chịu như 4 mắt hay nhìn đời qua đít chai nữa.

Kính áp tròng hay contact lens ngày nay cũng khá đa dạng, có loại dành cho người bị cận thị,  loại chuyên dùng để làm đẹp với mục đích giúp cho mắt to hơn, hay có màu mắt quyến rũ hơn…

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Thực đơn, chế độ ăn eat clean giảm cân chỉ trong 30 ngày!
  • Cây xương khỉ: tác dụng chữa bách bệnh và có cả bệnh ung thư
  • Bài tập giúp chân thon gọn theo chuẩn vàng 5-3-2
  • Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp, liệu có hay không?
  • Tình dục tuổi già và những lợi ích không ngờ!
  • Nổi hạch ở lông mu và nguy cơ nhiễm bệnh vùng kín cần biết

Đó là những lý do vì sao mà nhiều người ngày nay ưa chọn đeo kính áp tròng. Song, nếu bạn sử dụng loại kính này trong một thời gian dài thì sức khỏe đôi mắt có thể bị ảnh hưởng.

Đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về những tác hại tiềm ẩn khi đeo kính áp tròng quá lâu, những lưu ý sử dụng và một số mẹo để bảo vệ cho đôi mắt khi dùng lens bạn nhé!

1. 8 tác hại tiềm ẩn của việc đeo kính áp tròng kéo dài

Dưới đây là một số tác hại có thể xảy ra khi bạn đeo kính áp tròng quá lâu:

1.1. Đôi mắt có thể không nhận được đủ oxy

deo-kinh-ap-trong-gay-moi-mat

Có thể bạn chưa biết oxy rất quan trọng với sức khỏe của đôi mắt. Việc đeo kính áp tròng sẽ bao phủ toàn bộ giác mạc, từ đó làm giảm cung cấp oxy cho mắt. Điều này rất tai hại, bởi lẽ mắt bị thiếu oxy sẽ trở nên mệt mỏi và trông thiếu sức sống.

Hơn nữa, nếu bạn không vệ sinh kính đúng cách hoặc không thay thế kịp lúc cũng có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng hơn cho mắt.

1.2. Bạn có thể sẽ bị khô mắt

Đây là hiện tượng thường gặp đối với những người mang kính áp tròng, đôi khi nó kèm theo một số biểu hiện khác như mắt bị đỏ và ngứa. Hậu quả của tình trạng này là giác mạc sẽ bị tổn thương.

Nguyên nhân xảy ra khô mắt có thể do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc do chất lượng nước mắt kém. Vấn đề này càng khó chịu hơn khi bạn đeo kính tiếp xúc mềm ngậm nước.

Giải pháp khắc phục là bạn có thể tránh đeo lens thường xuyên hoặc nên mang theo bên mình thuốc nhỏ mắt để hạn chế sự ma sát cho giác mạc.

1.3. Dị ứng và nhiễm trùng mắt

Bạn nên thận trọng với việc đeo kính áp tròng trong khoảng thời gian dài. Lý do là việc này có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng giác mạc, điển hình như chứng ngứa, sưng hoặc loét giác mạc. Bên cạnh đó, một số vấn đề dị ứng cũng là điều bạn sẽ phải đối mặt.

Tình trạng bạn bị khô mắt hoặc đeo áp tròng không đúng vị trí… còn có thể gây mòn giác mạc ảnh hưởng đến thị lực.

1.4. Loét giác mạc

Một khi vi khuẩn, nấm, virus xuất hiện trên giác mạc nhưng không được phát hiện và xử lý kịp thời, chúng có thể phát triển thành loét giác mạc. Đây là tình trạng giác mạc bị trầy và nhiễm trùng bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Lâu dần,tình trạng loét giác mạc sẽ phá hủy các mô, làm các tổ chức tại đây bị hoại tử. Vấn đề này để lại hậu quả rất nguy hiểm như chứng teo nhãn, mất thị lực, thậm chí là mù lòa.

1.5. Sụp mí mắt (Ptosis)

Sụp mí mắt là hiện tượng mí mắt trên bị sụp xuống, nếu nặng hơn thì mí mắt sẽ che phủ hết cả con ngươi của mắt. Tình trạng này này có thể làm hạn chế hoặc thậm chí che lấp hết tầm nhìn.

Về triệu chứng, bạn có thể sẽ cảm thấy khô mắt hoặc tiết nước mắt quá nhiều, đôi khi có thể thấy gương mặt trông mệt mỏi.

1.6. Tương tác với thuốc tránh thai

tuong-tac-thuoc-tranh-thai

Việc sử dụng đồng thời thuốc tránh thai và kính áp tròng có thể dẫn đến mắt bị khô, kích ứng. Việc này gây kích hoạt một loạt các phản ứng tại khu vực màng nước mắt trên bề mặt của mắt, từ đó gây ra cảm giác nóng rát. Vì vậy, nếu đang sử dụng thuốc tránh thai, tốt nhất bạn nên tránh dùng contact lens.

1.7. Phản xạ giác mạc giảm dần

Phản xạ giác mạc là cách não bộ thông báo với mí mắt là phải nhắm mắt lại ngay khi nhận thấy có bất cứ sự nguy hại nào đang ập đến. Những mối nguy này có thể là gió, bụi, khói… có thể làm tổn thương mắt.

Việc đeo kính áp tròng làm suy yếu phản xạ này. Điều đó đồng nghĩa với việc mí mắt của bạn không hoạt động đúng nhịp trong một số tình huống nguy cấp cụ thể.

1.8. Giảm cảm giác của giác mạc

Một số loại kính áp tròng màu có ống kính gắn liền với mắt về lâu dài sẽ khiến cho dây thần kinh bị tê liệt. Hệ quả là cảm giác ở giác mạc giảm dẫn đến tình trạng loét giác mạc.

Ngoài ra, kính áp tròng cũng có thể làm giảm mối liên hệ của giác mạc với không khí bên ngoài từ đó khiến sức đề kháng của mắt bị suy giảm.

2. Những sai lầm nghiêm trọng khi đeo kính áp tròng có thể bạn không để ý

Với những ai thường xuyên đeo kính áp tròng thì dưới đây là những sai lầm có thể bạn từng mắc phải:

2.1. Không rửa tay kỹ trước khi đeo kính

Có thể bạn luôn nhớ việc vệ sinh kính áp tròng nhưng lại quên chuyện rửa tay sạch trước khi dùng.

Đeo kính bằng bàn tay bẩn sẽ tạo cơ hội để vi sinh vật nhanh chóng lây lan sang kính. Đáng nói hơn, việc kính tiếp xúc trực tiếp với mắt sẽ khiến mắt rước thêm nhiều mầm bệnh từ ngoài vào hơn.

2.2. Dùng chung kính với người khác

Kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với mắt nên nếu dùng chung sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh từ người này sang người khác lên gấp nhiều lần, đặc biệt nếu mắt của bạn hay người dùng chung có những biểu hiện tổn thương từ trước.

Thế nên, tốt hơn hết là không sử dụng chung kính với bất kỳ ai hay vì bất cứ lý do gì. Bất chấp cả việc bạn có cẩn thận vệ sinh kính kỹ lưỡng đến đâu cũng không thể đảm bảo hoàn toàn sạch khuẩn được.

2.3. Để móng tay quá dài

mong-tay-dai

Thoạt nghe có vẻ không mấy liên quan nhưng móng tay dài lại là ổ chứa vi khuẩn, bụi bẩn rất khó vệ sinh. Hơn nữa, móng tay dài cũng làm tăng nguy cơ trầy xước màng mắt, tổn thương giác mạc trong quá trình đeo kính áp tròng.

2.4. Không mang kính gọng khi ra ngoài

Đã đeo kính áp tròng rồi sao phải đeo kính gọng là suy nghĩ của khá nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là các hạt bụi li ti vẫn có thể bay vào và lắng đọng ở khóe mắt. Sự ma sát giữa kính và các hạt bụi sẽ khiến cho mắt dễ bị tổn thương hơn nữa đấy!

3. Mẹo bảo vệ mắt khi đeo kính áp tròng thường xuyên

nho-mat-khi-dung-kinh-ap-trong

  • Tuyệt đối không bao giờ đeo kính áp tròng 24/7 và luôn tháo ra trước khi ngủ.
  • Đảm bảo chắc chắn bạn đeo kính đúng cách, hãy đặt lens trên đầu ngón tay và chú ý xem giữa kính và ngón tay có tạo thành hình chữ U hay không.
  • Nên rửa tay đúng cách và thật kỹ trước khi bắt đầu đeo kính áp tròng. Tránh sử dụng các loại kem có chứa thành phần lanolin hoặc các chất giữ ẩm trước khi chạm tay vào kính. Xà phòng có dầu hoặc mùi thơm, bạn cũng cần tránh xa vì các hạt phân tử của chúng cũng có thể bám dính vào bề mặt của kính.
  • Móng tay cần được cắt gọn gàng và tránh để quá dài khi không cần thiết. Điều này để ngăn ngừa việc có thể làm trầy giác mạc hoặc hỏng lens khi bạn đeo vào mắt.
  • Thỉnh thoảng nên kiểm tra xem bạn có nên thay tròng kính hay không.
  • Lựa chọn sử dụng ống kính silicon hydrogel vì loại kính này sẽ không hoàn toàn cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho mắt. Hơn nữa, nó cũng tốt hơn so với loại kính áp tròng mềm truyền thống.
  • Nếu thường xuyên đeo kính áp tròng trong ngày, hãy chắc chắn rằng bạn giữ ẩm giác mạc mỗi khi tháo kính ra. Điều này sẽ ngăn tình trạng mắt bị khô.
  • Khi đeo kính, bạn nên đảo mắt hướng theo một vòng tròn sau đó nhấp nháy mắt. Điều này giúp kính dễ dàng ổn định và thích nghi với giác mạc của bạn.
  • Sau khi bạn đeo kính, hãy nhìn vào gương để xác định chúng được đặt đúng vị trí, nếu chưa đúng thì tháo ra và thử lại.

Để có thể đeo kính áp tròng đúng cách, bạn hãy tham khảo hình minh họa dưới đây

deo-kinh-ap-trong-13-1

4. Điều gì xảy ra nếu bạn khóc khi vẫn mang kính áp tròng?

Nhìn chung, việc bạn khóc khi mang kính áp tròng sẽ không có hậu quả gì quá nghiêm trọng. Độ ẩm từ nước mắt sẽ làm ướt bề mặt của kính và chỉ dừng lại ở đó. Tuy nhiên, lúc này bạn tuyệt đối không nên dùng tay để dụi mắt vì điều đó rất nguy hiểm và có thể gây hại cho giác mạc.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu được những ảnh hưởng từ việc đeo kính áp tròng quá lâu đến sức khỏe của đôi mắt. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện theo những khuyến cáo mà chúng tôi đã đề cập ở trên để bảo vệ mắt được tốt hơn nhé!

Marry Baby

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Cách làm tinh dầu quế tại nhà giúp giảm mệt mỏi, trị cảm lạnh
  • 7 tác dụng của tinh dầu bưởi khiến các mẹ bất ngờ!
  • Nước tiểu màu vàng chuyển màu sẫm: cẩn thận sức khỏe có vấn đề
  • Thuốc ngủ thảo dược loại nào tốt và top 5 sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường hiện nay
  • Quan hệ bằng miệng (oral sex) có nhiễm hiv không?
  • Dấu hiệu nhiễm hpv: biết càng sớm càng tốt
Phương Nhi

Bài trước
Thực phẩm dành cho những ngày “tâm trạng” tuột dốc
Bài sau
Mách chị em tẩy trang đúng cách, sạch nhưng không làm tổn thương da

Có thể bạn cũng quan tâm

Top 8 loại kem chống nắng lâu trôi...

Cách nấu bó nước mát giải nhiệt theo...

Những lợi ích của việc tắm biển mà...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version