• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Sự phát triển của trẻ » Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi » Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi

Hướng dẫn bổ sung vitamin d cho trẻ đúng liều lượng, đúng cách

đăng bởi Phương Nhi 56 views

Việc bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ là cách đơn giản nhất để giúp xương phát triển nhanh, chắc khỏe và giúp trẻ có hệ miễn dịch mạnh mẽ để ngăn ngừa mọi bệnh tật.  

Bổ sung vitamin D cho trẻ như thế nào, bao nhiêu là đủ? Trẻ nhỏ có nên dùng viên uống bổ sung vitamin D không? Đây là những thắc mắc của rất nhiều bà mẹ có con nhỏ. Vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Để đảm bảo cung cấp đủ vitamin D cho trẻ, bạn hãy dành vài phút xem qua những chia sẻ dưới đây của Eva Mom để hiểu rõ hơn nhé.

1. Tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin D cho trẻ

Vitamin D là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm, từ đó, giúp xương và răng phát triển khỏe mạnh. Vitamin D cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và chống nhiễm trùng.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và hấp thụ các khoáng chất khác trong cơ thể. Vitamin D cần thiết để:

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Cho con trẻ khám phá mùa hè với 5 hoạt động thú vị
  • Cách tập bé trai đứng tiểu siêu dễ dàng
  • Khám phá tác dụng của tinh dầu kinh giới đối với trẻ nhỏ
  • Bệnh đái dầm ở trẻ em: nguyên nhân và cách trị dứt điểm hiệu quả nhất
  • Trẻ 15 tháng tuổi: hiếu động, đầy năng lượng
  • Tổng hợp 3 loại, 6 sản phẩm xe đạp 3 bánh trẻ em, dành cho trẻ ở nhiều độ tuổi
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa canxi và khoáng hóa xương
  • Có lợi cho quá trình chuyển hóa photphat và magiê
  • Kích thích thành ruột thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi.

Cung cấp vitamin D phù hợp cho trẻ còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn và đái tháo đường tuýp 2. Bằng chứng từ các nghiên cứu quan sát ủng hộ vai trò của việc bổ sung vitamin D cho trẻ trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh nhằm bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng. Tình trạng thiếu hụt vitamin D có thể gây co giật và bệnh cơ tim ở trẻ sơ sinh, bệnh còi xương, chậm phát triển và mỏi cơ ở trẻ em mọi lứa tuổi. Không những vậy, lượng vitamin D thấp còn dẫn đến việc giải phóng hormone tuyến cận giáp, gây huy động canxi từ xương. Theo thời gian, quá trình tiêu xương quá mức có thể dẫn đến còi xương.

Không những vậy, vitamin D cũng nổi tiếng với tác dụng hỗ trợ sức khỏe hệ thần kinh, đồng thời cải thiện và nâng cao sức khỏe của phổi và tim.

2. Bổ sung vitamin D cho trẻ: Bao nhiêu là đủ?

Bạn đang thắc mắc trẻ 1 tuổi cần bao nhiêu vitamin D mỗi ngày? Hay trẻ 2 tuổi có cần bổ sung vitamin D3 không? Để trẻ tăng trưởng và phát triển tốt nhất, bạn có thể bổ sung theo liều lượng sau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Cần 400 IU vitamin D mỗi ngày
  • Trẻ trên 1 tuổi: Cần 600 1000 IU vitamin D mỗi ngày

Với những bé bú sữa công thức, nếu mỗi ngày bé bú khoảng 900ml thì mẹ không cần bổ sung thêm. Còn nếu bé bú mẹ hoàn toàn hoặc hoặc bú ít hơn 900ml sữa công thức mỗi ngày, thì bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều vitamin D cho trẻ phù hợp.

3. Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho trẻ đúng cách

bo-sung-vitamin-d-cho-tre

3.1. Tắm nắng đúng cách

Vitamin D được gọi là vitamin ánh nắng vì cơ thể có thể sản xuất ra nó khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Theo các nhà khoa học, trẻ nhỏ có thể nhận được khoảng 80% lượng vitamin D theo cách bổ sung vitamin D cho trẻ này.

  • Để trẻ hấp thụ vitamin D tốt nhất, bạn có thể cho trẻ tắm nắng sớm để tránh tác hại của tia cực tím và nắng nóng khiến bé khó chịu. Thời gian lý tưởng cho bé tắm nắng vào mùa hè là khoảng từ 6-6 giờ 30.
  • Vào mùa đông, trời nhiều mây, mặt trời lên muộn song ánh nắng lại yếu. Do đó, để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách, bạn nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho bé tắm, thường là khoảng 8 giờ 30 đến 9 giờ sáng. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, hay khi trời nhiều gió, bạn không nên cho bé tắm nắng để đảm bảo sức khỏe.

Chỉ cần 10 đến 15 phút tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể tạo ra 10.000 đến 20.000 IU vitamin D. Tuy nhiên, lượng vitamin D tạo ra còn ảnh hưởng đến sự tổng hợp vitamin D, chẳng hạn như sắc tố da, vĩ độ và lượng da tiếp xúc. Trẻ sơ sinh và trẻ em có sắc tố da sẫm màu hơn cần thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gấp 5 đến 10 lần để đạt được cùng mức 25-hydroxyvitamin D với những trẻ có sắc tố da sáng.

Tuy nhiên, Viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP American Academy of Pediatrics) khuyến cáo trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mặc dù mục tiêu của việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là để giảm thiểu nguy cơ ung thư da, nhưng nó cũng có thể khiến trẻ bị thiếu vitamin D. Vì mức độ tiếp xúc ánh sáng mặt trời an toàn cần thiết để chuyển hóa vitamin D vẫn chưa được biết rõ, nên việc tăng cường bổ sung vitamin D là một giải pháp thay thế hợp lý.

3.2. Kết hợp các thực phẩm bổ sung vitamin D cho trẻ vào chế độ ăn

Dưới đây là danh sách các thực phẩm giàu vitamin D mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn cho trẻ:

  • Cá hồi: 30g chứa khoảng 102 IU
  • Sữa chua: 180g chứa khoảng 80 IU
  • Cá ngừ đóng hộp: 30g chứa khoảng 66 IU
  • Nước cam tăng cường vitamin D: 60ml chứa khoảng 50 IU
  • Sữa nguyên chất, ít béo hoặc sữa gầy: 60 ml sữa chứa khoảng 49 IU
  • Cá thu: 30g chứa khoảng 11,6 IU
  • Lòng đỏ trứng lớn: 12  lòng đỏ trứng chứa khoảng 10 IU
  • Bơ thực vật: 12 muỗng cà phê chứa khoảng 10 IU.

Mỗi thực phẩm sẽ chứa một lượng D3 cần cho trẻ khác nhau. Con bạn có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn những loại thực phẩm được liệt kê ở trên, tùy thuộc độ tuổi và khẩu vị của mỗi bé, vậy nên bạn hãy ước tính hàm lượng dinh dưỡng phù hợp và bổ sung vitamin D cho trẻ đúng liều lượng cần thiết.

4. Có nên cho bé uống viên uống bổ sung vitamin D?

bo-sung-vitamin-d-cho-tre-1

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do thời gian phơi nắng không nhiều và chế độ ăn cũng không đảm bảo cung cấp đủ vitamin D nên bạn có thể cho trẻ dùng viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ. Hầu hết các loại vitamin không kê đơn cho trẻ đều chứa 600 IU vitamin D, đây là lượng vitamin D được khuyến nghị hàng ngày do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đặt ra cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Bạn có thể bổ sung vitamin D cho trẻ cho đến khi bé biết đi, có khả năng đi ra ngoài nhiều, phơi nắng thường xuyên kết hợp với chế độ ăn có các thực phẩm giàu vitamin D.

Trẻ béo phì, da ngăm đen, ít ra ngoài hoặc thường xuyên mặc quần áo che gần hết da có thể cần sử dụng viên uống bổ sung để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin D cho cơ thể. Nếu trẻ đang sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống co giật hoặc mắc một bệnh lý như bệnh celiac, xơ nang có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin D của cơ thể thì bạn có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng các viên uống bổ sung phù hợp.

Mặc dù vitamin D là dưỡng chất quan trọng nhưng bạn cần tránh bổ sung vitamin D cho trẻ quá nhiều bởi có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Nếu bạn cho bé dùng viên uống bổ sung, bạn cần tính toán lượng vitamin D mà trẻ nhận mỗi ngày từ sữa, thực phẩm và viên uống sao cho không vượt quá:

  • 1.000 đến 1.500 IU/ngày đối với trẻ sơ sinh
  • 2.500 đến 3.000 IU/ngày đối với trẻ từ 1 đến 8 tuổi
  • 4.000 IU/ngày đối với trẻ từ 9 tuổi trở lên.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được liều lượng và cách thức bổ sung vitamin D cho trẻ đúng đắn nhất.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Mách bạn quy tắc an toàn khi tập bơi cho trẻ
  • Sinh trắc học dấu vân tay: tiết lộ những điều gì?
  • Khám phá 6 lợi ích từ các món đồ chơi cho trẻ em bằng gỗ
  • Lợi ích của tảo xoắn đối với sức khỏe trẻ nhỏ
  • Bạn cần biết gì khi cho trẻ 4-5 tuổi ăn?
  • Dạy trẻ tự đi vệ sinh: mẹ nên làm thế nào?
Phương Nhi

Bài trước
Bí quyết dạy bé tập đi xe đạp hiệu quả, an toàn, cực kỳ đơn giản
Bài sau
Xe tập đi cho bé có thật sự an toàn? nên mua xe tập đi loại nào cho bé?

Có thể bạn cũng quan tâm

Trẻ con tức giận, mất kiểm soát cảm...

Mẹo nuôi dạy con: 5 cách dạy trẻ...

Trẻ 2 tuổi bị vàng da có nguy...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022
  • 3

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    07/12/2022
  • 4

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    07/12/2022
  • 5

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022

Danh mục

Nấu ăn ngon Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Giải trí Tình cảm gia đình Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Chăm sóc sức khỏe gia đình Mang thai Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version