• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Sự phát triển của trẻ » Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi » Chăm sóc trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh

Khi nào là thời điểm lý tưởng để tắm cho trẻ sơ sinh: Sáng hay chiều?

đăng bởi Phương Nhi 11 views

Dù là lần đầu làm mẹ hay là một bà mẹ dày dặn kinh nghiệm thì thỉnh thoảng bạn cũng gặp chút khó khăn trong việc chăm con. Do đó, những vấn đề như nên cho trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất, thời gian tắm cho con là bao lâu, tắm thế nào cho đúng có thể khiến bạn bối rối. 

Tần tật tật hướng dẫn an toàn khi tắm cho trẻ sơ sinh sẽ được Eva Mom mách nhỏ các mẹ trong bài viết này! Mời bạn cùng tham khảo!

1. Giải đáp thắc mắc: Nên cho trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất?

1.1. Trẻ sơ sinh bao lâu tắm 1 lần? 

Trước khi trả lời thắc mắc nên cho trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất, Eva Mom mời bạn cùng tìm hiểu về việc trẻ sơ sinh bao lâu tắm 1 lần để không sạch sẽ quá hóa hại?

Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sơ sinh không tiết nhiều mồ hôi nên không cần thiết phải tắm hàng ngày. Tần suất 3 lần một tuần được cho là phù hợp để bảo vệ cho làn da mỏng manh của trẻ. Nếu tắm quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến lớp vernix bảo vệ bề mặt da bé.  Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), tốt nhất nên để lớp vernix trên da trẻ sơ sinh một thời gian để giúp làn da mỏng manh của trẻ không bị khô, bong tróc. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sinh non, vì da của chúng rất dễ bị tổn thương. 

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Cách trị ho cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả, bé nhanh khỏi, mẹ yên tâm
  • Đột tử ở trẻ sơ sinh
  • Giải tỏa nỗi lo sinh con thiếu cân của mẹ
  • Review 5 mẫu xe đẩy cho bé sinh đôi tốt nhất hiện nay
  • Tổng hợp các loại đồ chơi cho trẻ trên 1 tuổi giúp kích thích giác quan của trẻ
  • Top 10 kem trị hăm cho bé với thành phần lành tính, thích hợp với làn da bé yêu

1.2. Vậy trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất? 

Câu trả lời là các mẹ có thể tùy chọn thời gian tắm trong ngày cho con phù hợp với lịch trình sinh hoạt của mình và bé yêu. Việc tắm gội ở một số nền văn hóa được xem là thời gian tuyệt vời để gắn kết mẹ với thiên thần nhỏ của mình. Vì vậy mà nhiều gia đình chọn tắm cho bé vào buổi sáng, sau khi tắm nắng để trẻ tỉnh táo và hợp tác hơn nhưng cũng có nhiều mẹ chọn tắm cho con vào buổi chiều để con thoải mái, dễ chịu hơn, dễ ngủ hơn. 

Nếu vào buổi sáng, trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất? Một số lời khuyên cho rằng khung giờ tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là từ 10-11 giờ trưa. Vì lúc này, thân nhiệt trẻ đã ổn định hơn. Trường hợp mẹ muốn tắm cho trẻ vào buổi chiều thì tốt nhất nên chọn khung giờ 3-4 giờ chiều, không nên tắm cho con vào buổi tối muộn. Vì nếu tắm vào sáng sớm hay tối muộn thì nhiệt độ môi trường chênh lệch nhiều với thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh. 

1.3. Tóm lại trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất?

10-11 giờ sáng và 3-4 giờ chiều là hai khung giờ mà các mẹ có thể chọn để tắm cho con. Vì nhiệt độ của các thời điểm này trong ngày được xem là ổn định, không quá cao hay quá thấp. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến cách tắm cho trẻ sơ sinh, để tránh gây tổn thương cho bé. 

2. Mách mẹ các bước tắm cho trẻ sơ sinh an toàn

tre-so-sinh-tam-vao-gio-nao-la-tot-nhat-1

2.1. Chuẩn bị trước khi tắm cho bé 

Đầu tiên trước mỗi khi tắm cho trẻ, các mẹ cần chuẩn bị: 

  • 2 chậu nước ấm (mực nước cao khoảng 5 7 cm) nhiệt độ khoảng 37 38 độ C. Nếu không có nhiệt kế đo nước tắm, mẹ có thể dùng khuỷu tay để kiểm tra độ nóng của nước trước khi cho bé tắm, để tránh bị bỏng. 
  • Quần áo, khăn lông mềm, khăn ướt, khăn khô, tã, khăn quấn, tất, gạc y tế, tăm bông, nước muối sinh lý. 
  • Các sản phẩm sữa tắm, dầu gội, dầu dưỡng, lotion phù hợp với da bé. 

2.2. Tìm hiểu thêm

Nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là phù hợp và an toàn?

2.3. Các bước tắm an toàn cho bé 

Ở nhà khi không có sự trợ giúp của các cô y tá thì mẹ hãy tham khảo các bước sau đây để có thể tự mình tắm gội cho bé cưng: 

  • Bước 1: Đặt bé nằm trên giường, giữ chặt bé bằng một tay, tay còn lại dùng gạc y tế có tẩm nước muối sinh lý để lau mắt cho bé. Giữ đầu bé, nhỏ mỗi bên mũi 1-2 giọt nước muối sinh lý rồi dùng tăm bông vệ sinh sạch mũi cho bé. Sau đó, bạn dùng tăm bông vệ sinh tai cho bé cẩn thận. Lưu ý là chỉ vệ sinh phần ngoài vành tai, không vệ sinh ống tai. 
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn cởi bỏ quần áo của bé rồi quấn bé trong một chiếc khăn để giữ ấm, đỡ bé bằng tay không thuận đồng thời dùng ngón cái và ngón đeo nhẫn bịt kín lỗ tai của bé lại để tránh nước vào khi gội đầu, áp phần thân của bé vào khuỷu tay và hông/đầu gối của bạn rồi tiến hành gội đầu cho bé. Lưu ý là bạn chỉ nên gội đầu cho con bằng dầu gội chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỗi 1-2 lần/tuần. Ngoài ra, mẹ nên làm sạch tóc cho con bằng nước ấm.
  • Bước 3: Cho trẻ xuống chậu nước ấm thứ 2 có pha sẵ chút sữa tắm để tắm, dùng tay không thuận đỡ đầu, vai và lưng trẻ. Tay còn lại tắm toàn thân cho trẻ, làm sạch từng vùng da từ thân người đến nách, bẹn…. Sau đó, tắm lại cho trẻ với nước ấm sạch để sữa tắm không còn bám trên da trẻ. 
  • Bước 4: Sau khi tắm gội xong, mẹ đặt bé lên một tấm khăn sạch đã trải sẵn để lau khô người và mặc tã mới và quần áo cho bé rồi thoa dưỡng ẩm. 

Trường hợp trẻ chưa rụng rốn, mẹ nên hạn chế tắm cho con và hạn chế để nước làm ướt cuống rốn. Nếu trẻ 2 tháng mà cuống rốn chưa khô và rụng thì mẹ nên nhanh chóng cho con đi khám.  

2.4. Lưu ý

Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh không nên quá lâu, mẹ chỉ nên tắm gội cho con trong khoảng 5-7 phút thôi nhé!

3. Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

tre-so-sinh-tam-vao-gio-nao-la-tot-nhat-2

  • Massage cho con trước khi tắm
  • Không nên tắm cho con ngay sau khi bú
  • Chỉ nên tắm cho con 2-3 lần mỗi tuần nhưng bạn vẫn cần vệ sinh sạch sẽ cho con sau khi bú sữa hoặc thay tã bằng cách dùng khăn ướt nhúng nước ấm lau sạch cổ, nách, bẹn, kẽ ngón tay, ngón chân… Trẻ có thể cần tắm nhiều lần hơn khi con lớn dần và chuyển sang chế độ ăn đặc.
  • Chỉ nên dùng các loại dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ, có pH phù hợp với da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Không nên tắm cho con quá lâu
  • Đảm bảo được tắm trong phòng ấm áp, không có gió lùa, tắt quạt/máy lạnh khi tắm cho trẻ 
  • Không để trẻ một mình trong chậu tắm/bồn tắm dù chỉ một giây
  • Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết để việc tắm cho trẻ không bị gián đoạn, khi tắm xong có thể lau khô người và cho trẻ mặc đồ ngay. 

Nếu mẹ chưa thạo việc tắm cho các bé cưng thì có thể nhờ đến quyền trợ giúp từ các bà hoặc các ông bố, để việc tắm gội cho bé trở nên nhẹ nhàng mà an toàn hơn nhé! 

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • 7 lợi ích tuyệt vời từ việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh
  • Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ cho bé từ những điều giản đơn
  • Bố mẹ đã biết cách đo thân nhiệt cho con?
  • Vòng cổ hổ phách cho bé có thật sự tốt như lời đồn?
  • Mách bạn những cách giữ an toàn cho trẻ sơ sinh khi ngủ
  • Khi nào nên ngừng dùng núm vú giả cho bé?
Phương Nhi

Bài trước
Tìm hiểu nguyên nhân của triệu chứng sốt chân tay lạnh đầu nóng ở trẻ em từ quan điểm của mẹ
Bài sau
Cách nấu bó nước mát giải nhiệt theo phong cách người Hoa: 3 phương pháp chi tiết.

Có thể bạn cũng quan tâm

Bé mọc răng biếng ăn – Nguyên nhân...

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị lạnh –...

Hướng dẫn cách thay tã cho trẻ sơ...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 4

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022
  • 5

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version