• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Mang thai
Mang thai

Lợi ích của các loại hạt dinh dưỡng là gì? các loại hạt tốt cho bà bầu mà bạn nên biết

đăng bởi Phương Nhi 12 views

Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai luôn rất quan trọng và cần được chú ý bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Việc ăn các loại hạt dinh dưỡng luôn là một cách tuyệt vời để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu. Vậy các loại hạt tốt cho bà bầu là những loại nào?

Khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên có cảm giác thèm ăn và muốn ăn vặt. Và thay vì chọn những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe thai phụ, nên chọn các loại hạt tốt cho bà bầu nhằm mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất. Dưới đây Eva Mom sẽ giới thiệu đến bạn đọc các loại hạt tốt cho bà bầu.

1. Lợi ích sức khỏe của các loại hạt dinh dưỡng là gì?

Trong thời gian qua, có rất nhiều tranh cãi về vấn đề rằng ăn các loại hạt có đảm bảo an toàn cho thai kỳ không? Bởi dù rằng hạt dinh dưỡng mang lại vô số lợi ích cho sức khoẻ, nhưng cũng được cho là một tác nhân phổ biến gây dị ứng. Phần lớn các mối lo ngại đều xoay quanh việc nhóm thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ gây dị ứng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn các hạt dinh dưỡng khi mang thai có thể bảo vệ trẻ em tránh được tình trạng dị ứng sau này. Có nghĩa là em bé có thể ít bị dị ứng các loại hạt nếu chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu được bổ sung thêm hạt.

Mặt khác, một số chuyên gia cũng nhận định rằng việc ăn các loại hạt khi mang thai có thể làm tăng khả năng nhận thức ở trẻ em sau nay. Những đứa con của các bà mẹ ăn khoảng 56 – 85 gam hạt/tuần trong thai kỳ có xu hướng đạt điểm cao hơn trong các bài test về trí nhớ, khả năng tập chung và chỉ số IQ. Và phụ nữ được khuyên nên ăn các loại hạt với tần suất ít nhất 3 lần/tuần, đặc biệt là hạt dẻ, hạt óc chó và hạt hạnh nhân…

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Nổi rôm sảy khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Những việc làm dễ sảy thai mà mẹ bầu cần tránh
  • Thân nhiệt tăng cao khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Thử thai bằng kem đánh răng có tin được không?
  • Tác dụng của vitamin b6 cho bà bầu là gì?
  • Khi bà bầu bị cảm cúm điều trị thế nào

Các loại hạt dinh dưỡng đều cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như những người bình thường. Ngay cả đậu phộng là một cây họ đậu nhưng nó cũng được xem là một lựa chọn ăn cho các bữa ăn nhẹ lành mạnh trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu.

Các loại hạt tốt cho bà bầu chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và rất cần thiết cho thai kỳ. Phụ nữ mang thai cần bổ sung 142 gam lượng protein trong một ngày, trong khi đó với 28 gam hạt đã chứa đến 56,6 gam protein. Ngoài ra, một số chất dinh dưỡng có giá trị được tìm thấy trong các loại hạt khác như:

  • Chất xơ.

  • Chất béo không bão hoà đơn và phức.

  • Chất đạm.

  • Omega-3.

  • Vitamin B và vitamin E.

  • L-arginine là một loại amino axit cần thiết cho quá trình tạo protein trong cơ thể.

  • Nhiều dưỡng chất khác…

Tất cả các chất dinh dưỡng này đều mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Các loại hạt tốt cho bà bầu cũng rất tiện lợi để mang đi bất cứ đâu nên đây là được coi là một lựa chọn vừa lành mạnh vừa thuận tiện cho mẹ bầu thưởng thức nhằm bổ sung năng lượng bất cứ khi nào cảm thấy đói.

loi-ich-cua-cac-loai-hat-dinh-duong-la-gi-cac-loai-hat-tot-cho-ba-bau-ma-ban-nen-biet 1

Các loại hạt dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

2. Các loại hạt tốt cho bà bầu

Bất kỳ loại hạt nào cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe riêng biệt cho người dùng. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, có 7 loại hạt đặc biệt cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khoẻ và cải thiện đáng kể tâm trạng của phụ nữ mang thai.

2.1. Hạt hạnh nhân

Hạnh nhân là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ em phát triển trí thông minh nhờ vào thành phần omega-3 có trong loại hạt này. Bên cạnh đó, trong hạnh nhân có chứa axit folic và folate rất cần thiết cho thai nhi nhằm ngăn ngừa chứng dị tật ống thần kinh bẩm sinh. Ngoài ra, trong hạnh nhân có hàm lượng magie khá cao, có tác dụng giảm nguy cơ sinh non cho mẹ bầu và hỗ trợ hệ thần kinh của thai nhi phát triển hoàn thiện. Mặt khác, mẹ bầu ăn hạt hạnh nhân còn giúp phòng ngừa được chứng bí tiểu hay gặp trong thời gian mang thai cho họ.

loi-ich-cua-cac-loai-hat-dinh-duong-la-gi-cac-loai-hat-tot-cho-ba-bau-ma-ban-nen-biet 2

Hạnh nhân là một trong các loại hạt tốt cho bà bầu

2.2. Hạt mắc-ca 

Hạt mắc-ca chứa hàm lượng dưỡng chất rất cao. Các chất dinh dưỡng có trong loại hạt này có thể kể đến như protein, chất béo, vitamin B1, vitamin B6, sắt, phốt pho, canxi, muối khoáng… Do đó, hạt mắc-ca được coi là một nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho mẹ bầu và thai nhi, nhất là có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của các tế bào não ở thai nhi.

2.3. Hạt dẻ

Hạt dẻ là một trong các loại hạt tốt cho bà bầu bởi nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe thai kỳ như protein, chất béo, các loại vitamin nhóm B, vitamin C và nhiều khoáng chất. Các dưỡng chất này giúp máu lưu thông tốt hơn và có khả năng giúp phát triển hệ cơ – xương – khớp ở thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu ăn nhiều hạt dẻ sẽ giúp giảm tình trạng mệt mỏi khi mang thai.

loi-ich-cua-cac-loai-hat-dinh-duong-la-gi-cac-loai-hat-tot-cho-ba-bau-ma-ban-nen-biet 3

Các dưỡng chất có trong hạt dẻ giúp mẹ bầu giảm được tình trạng mệt mỏi trong thai kỳ

2.4. Hạt sen

Trong hạt sen có chứa protein, canxi và phốt pho rất tốt cho cơ thể. Mặt khác, theo Đông y, hạt sen có tác dụng ích tâm, an thần, bổ thận và kiện tỳ giúp ăn ngon miệng hơn. Do đó, hạt sen mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu như kích thích vị giác,hạn chế các triệu chứng của ốm nghén cũng như hỗ trợ tình trạng mất ngủ trong quá trình thai nghén.

2.5. Đậu phộng

Đậu phộng là một nguồn cung cấp các dưỡng chất dồi dào như protein và folate (hay còn gọi là vitamin B9 hoặc axit folic). Các chất này hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của não bộ và cột sống ở thai nhi. Bên cạnh đó, món ăn này cũng chứa nhiều khoáng chất có giá trị cho thai phụ như đồng, mangan và biotin.

2.6. Hạt dẻ cười

Hạt dẻ cười hay còn gọi là hạt hồ trăn, đây là loại hạt có thể được biến tấu thành nhiều món ăn ngon khác nhau như snack hỗn hợp, trái cây khô hoặc chế biến thành các loại bánh và nhiều hơn nữa. Hạt dẻ cười rất giàu chất chống oxy hóa (như vitamin E) và nhiều khoáng chất (như selen, sắt và kẽm), rất tốt cho sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, đây là loại hạt cũng chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

2.7. Hạt óc chó

Hạt óc chó là một món ăn vặt cung cấp cho bà bầu nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, omega-3, mangan, kẽm, phốt pho và nhiều loại axit hữu cơ. Đặc biệt, các axit hữu cơ có trong loại hạt này có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của não bộ ở thai nhi. Do đó, mẹ bầu ăn hạt óc chó có thể giúp bé thông minh hơn.

loi-ich-cua-cac-loai-hat-dinh-duong-la-gi-cac-loai-hat-tot-cho-ba-bau-ma-ban-nen-biet 4

Mẹ bầu ăn nhiều hạt óc chó sẽ giúp trẻ thông minh hơn

3. Một số lưu ý khi mẹ bầu dùng các loại hạt

Để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, thai phụ cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi sử dụng các loại hạt, cụ thể là:

  • Tuyệt đối không ăn các loại hạt đã quá hạn sử dụng, bị ẩm mốc, bị hỏng.

  • Hạt đã được bóc vỏ cần phải được bảo quản trong hộp kín hoặc để trong tủ lạnh, tráng bị ôi, hỏng.

  • Các loại hạt được rang trong dầu có thể sẽ chứa hàm lượng calo không cần thiết và lượng protein cao.

  • Hạt được nướng sẽ thơm ngon và dễ kích thích vị giác hơn, nhưng sẽ làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng.

  • Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều hạt, thay vào đó nên đa dạng chế độ dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo đầy đủ chất quan trọng khác cho thai nhi.

Tóm lại, các loại hạt tốt cho bà bầu chứa nhiều protein, chất béo, các khoáng chất, vitamin axit folic rất tốt cho thai phụ và thai nhi. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ bầu muốn tìm các món ăn vặt vừa lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Nếu ăn kết hợp các loại hạt trong chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai sẽ giúp thai nhi ngăn ngừa được dị tật ống thần kinh và hạn chế được tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ về sau. Hãy truy cập vào trang web của Eva Mom để cập nhật thêm những thông tin mới nhất về sức khỏe.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Giải đáp: bà bầu ăn rau ngổ được không và những điều cần lưu ý
  • Sảy thai nên uống sữa gì để nhanh hồi phục?
  • Thực hư chuyện tiêm uốn ván gây sinh non
  • Nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết ở bà bầu
  • Hình ảnh thai nhi 32 tuần và những thay đổi của bé
  • Những loại kem dưỡng da mặt cho bà bầu an toàn nhất
Phương Nhi

Bài trước
Mang thai tháng cuối có nên ăn yến sào không? những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn yến sào
Bài sau
Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ có thai là gì? tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho bà bầu

Có thể bạn cũng quan tâm

Ăn gì cho thai nhi 3 tháng cuối...

Bầu ăn cá viên chiên được không? Có...

Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn hạt sầu...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022
  • 3

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    07/12/2022
  • 4

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    07/12/2022
  • 5

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022

Danh mục

Nấu ăn ngon Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Giải trí Tình cảm gia đình Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Chăm sóc sức khỏe gia đình Mang thai Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version