• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Mang thai
Mang thai

Mẹ bầu uống coca được không? có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

đăng bởi Phương Nhi 16 views

Mẹ bầu uống coca được không? Dù không nằm trong danh sách những thức uống “cấm kỵ” khi mang thai nhưng các loại nước ngọt có ga như coca có được dùng cho bà bầu hay không vẫn là điều cần được quan tâm và cân nhắc. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những kiến thức xoay quanh vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Phụ nữ mang thai nên hết sức cẩn thận trong việc ăn uống, vì những thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Một trong những loại đồ uống yêu thích của nhiều người chính là coca, nhưng liệu mẹ bầu uống coca được không? Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ tác động của coca đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

1. Mẹ bầu uống coca được không?

Mẹ bầu uống coca được không? Mặc dù các loại nước giải khát không nằm trong danh mục đồ uống mà mẹ bầu nên tránh nhưng các chuyên gia cho rằng mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ thường xuyên các loại nước ngọt có ga, đồ uống có cồn, có chứa caffeine, nước tăng lực. Nguyên nhân là do các loại thức uống này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Me-bau-uong-coca-duoc-khong-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong 1

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Chế độ dinh dưỡng mà mẹ bầu không thể bỏ qua để có một thai kỳ khỏe mạnh
  • Thai nhi quay đầu khoảng bao lâu thì sinh? những dấu hiệu mẹ sắp sinh
  • Bầu ăn cá viên chiên được không? Có tốt cho sức khỏe thai nhi không?
  • Cách chữa tổ đỉa cho bà bầu an toàn, hiệu quả
  • Giải đáp: bà bầu ăn rau ngổ được không và những điều cần lưu ý
  • Tư vấn thông tin: dị ứng hải sản ở bà bầu và các cách xử lý

Mẹ bầu uống coca được không

2. Tác hại của việc uống coca khi mang thai

2.1. Uống coca khiến mẹ bầu mệt mỏi

Hầu hết các loại nước giải khát, chẳng hạn như coca, đều chứa một lượng caffein nhất định. Lượng caffeine này dễ gây nghiện và có thể gây ra nhiều tác hại. Sau khi mẹ bầu dung nạp vào cơ thể, lượng caffeine sẽ nhanh chóng được máu hấp thụ và đi qua dây rốn, nhau thai rồi truyền sang em bé. Caffeine cũng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và tuyến thượng thận trong khoảng 11 giờ. Ngoài ra, caffeine được cho là một chất lợi tiểu, khi tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến mất nước.

Trên tờ MissNews, các chuyên gia sức khỏe phụ nữ Mỹ nhận định rằng coca chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, hương liệu và chất bảo quản. Đặc biệt, trong coca có chứa một lượng caffein rất lớn, gây hại cho mẹ bầu. Cụ thể, caffeine làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, ù tai, chóng mặt, mất ngủ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên khiến thai phụ mệt mỏi, lo lắng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Me-bau-uong-coca-duoc-khong-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong 2

Uống coca khiến mẹ bầu mệt mỏi

Ngoài ra, caffeine trong coca gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến mẹ khó chịu và buồn nôn. Khi dạ dày của co bóp sẽ đẩy khí CO2 chứa trong coca ra ngoài, tạo ra hiện tượng ợ hơi. Quá nhiều khí CO2 tích tụ trong bụng có thể khiến mẹ bầu bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

2.2. Uống coca gây thiếu dưỡng chất cung cấp cho thai nhi

Lượng cafein trong coca không chỉ cản trở quá trình hấp thụ kẽm và sắt, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu ở thai phụ mà còn phá vỡ cấu trúc của vitamin, gây thiếu vitamin B1 dẫn đến chán ăn, mệt mỏi và táo bón.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một thành phần gọi là axit photphoric được thêm vào đồ uống có ga như coca, có khả năng phản ứng với magie, canxi và kẽm, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và gây ra sự tăng bài tiết canxi qua nước tiểu và khiến mẹ bầu thường có cảm giác muốn tiểu gấp. Điều này kéo theo các chất dinh dưỡng, canxi và vitamin bị đào thải ra ngoài cơ thể.

Trên đây chính là lý do mẹ bầu uống nhiều coca sẽ tăng cân nhưng cả mẹ và thai nhi đều bị thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, coca có thể được hiểu là một loại nước tăng lực “rỗng”, tức là nó khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng chứ không đem lại lợi ích dinh dưỡng nào như chất xơ, chất khoáng hay các vitamin thiết yếu. Ví dụ trong một lon chứa 330ml coca chứa 150 kcal, tương đương với năng lượng của một bát cơm trắng. Tuy nhiên lon coca này không chứa đủ dinh dưỡng như bát cơm. Trong khi đó, phụ nữ mang thai lại rất cần được bổ sung dưỡng chất từ nhiều loại thực phẩm để thai nhi được phát triển một cách khỏe mạnh. Uống coca không những gây tình trạng đầy bụng, chán ăn mà còn làm giảm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng.

2.3. Coca làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ

Nước ngọt có ga như coca thường được bổ sung thêm nhiều đường khiến mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát và nếu sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến các nguy cơ như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường thai kỳ, chậm kinh… ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Thậm chí ngay cả khi một phụ nữ mang thai không mắc tiểu đường thai kỳ và lượng đường trong máu của luôn cao hơn mức trung bình, thì nguy cơ biến chứng khi sinh con cũng tương tự như thai phụ mắc bệnh tiểu đường.

Me-bau-uong-coca-duoc-khong-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong 3

Không nên uống coca trong thời gian bầu bí

Trên thực tế, các chuyên gia y tế đều khuyên mẹ bầu không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao để đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Các biến chứng khi mang thai mà thai phụ phải đối mặt khi uống nhiều coca bao gồm:

  • Tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai: Photphat trong coca có thể kết hợp với sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày để tạo thành chất độc có thể gây hại cho thai nhi. Ngoài ra, caffeine trong coca còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai nếu mẹ bầu tiêu thụ quá 200mg caffeine mỗi ngày (tương đương 5 lon coca).

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Như đã đề cập ở trên, nếu mẹ bầu uống coca quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, dẫn tới tiểu đường thai kỳ, gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như: Tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu, sảy thai, đa ối, tăng huyết áp, viêm đài bể thận, nhiễm trùng tiết niệu…

  • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi: Các nghiên cứu trên chuột lang mang thai cho thấy chuột con sinh ra bị dị tật bẩm sinh khi chuột mẹ uống nước ngọt. Điều này cho thấy nước ngọt, nước có ga không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến hình thái thai nhi, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa: Việc mẹ bầu uống nhiều nước ngọt sẽ làm mất cân bằng nồng độ axit photphoric trong cơ thể. Nếu nồng độ axit photphoric liên tục cao vượt mức cho phép sẽ làm rối loạn chức năng tim, thận, dễ dẫn tới tình trạng loãng xương. Nước ngọt cũng gây cảm giác đầy bụng và nhanh no, dư thừa năng lượng xấu khiến mẹ tăng cân nhanh chóng, da dễ bị chảy xệ, khó phục hồi sau sinh.

3. Uống coca bao nhiêu trong thai kỳ thì không ảnh hưởng?

Các bác sĩ thường khuyên tránh uống nước ngọt khi mang thai hoặc thay thế bằng một thức uống bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải phụ nữ mang thai nào cũng dễ dàng thực hiện được điều đó. Vì vậy, bằng cách đặt ra lượng coca tiêu chuẩn cho phụ nữ mang thai trong giới hạn cho phép, nguy cơ đối với thai nhi có thể được giảm thiểu.

Đồ uống có ga và có cồn không được khuyến khích trong thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu phải lựa chọn giữa rượu và coca, mẹ bầu nên uống coca. Phân tích cho thấy tiêu thụ lượng caffeine hàng ngày dưới 200mg sẽ giảm thiểu tác dụng xấu từ coca.

Hầu hết các thức uống chứa caffeine có thể cần loại bỏ khỏi thực đơn của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nếu mẹ bầu uống ít, đảm bảo dưới 200mg caffeine mỗi ngày thì sẽ không quá nguy hiểm và hạn chế gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Me-bau-uong-coca-duoc-khong-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong 4

Mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh để bé con chào đời được khỏe mạnh

Như vậy, qua bài viết trên, các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc mẹ bầu uống coca được không. Thực tế có rất nhiều loại thức uống thơm ngon và bổ dưỡng khác thay thế cho coca mà mẹ bầu có thể sử dụng, ví dụ như nước ép trái cây tươi, sữa tươi không đường… Những loại nước này không những giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi, thích hợp để các mẹ lựa chọn trong thời gian bầu bí.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec, Medlatec, Sức khỏe đời sống

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ có thai là gì? tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho bà bầu
  • Tiết lộ cách chữa sâu răng cho bà bầu tại nhà đơn giản, dễ thực hiện
  • Quan hệ dính chất nhờn có thai không?
  • Một số lưu ý khi bà bầu bị viêm phế quản
  • Tinh trùng yếu gây sảy thai hay không?
  • Những việc làm dễ sảy thai mà mẹ bầu cần tránh
Phương Nhi

Bài trước
Có bầu nhuộm tóc được không? những điều mẹ bầu cần lưu ý khi nhuộm tóc
Bài sau
Mang thai tháng cuối có nên ăn yến sào không? những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn yến sào

Có thể bạn cũng quan tâm

Ăn gì cho thai nhi 3 tháng cuối...

Bầu ăn cá viên chiên được không? Có...

Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn hạt sầu...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022
  • 3

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    07/12/2022
  • 4

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    07/12/2022
  • 5

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022

Danh mục

Nấu ăn ngon Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Giải trí Tình cảm gia đình Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Chăm sóc sức khỏe gia đình Mang thai Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version