Để hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh; trước tiên Eva Mom sẽ cùng bạn tìm hiểu vết mổ đẻ bị nhiễm trùng là gì trong bài dưới đây nhé.
1. Nhiễm trùng vết mổ là gì?
Vết thương bị nhiễm trùng là tình trạng vết thương bị nhiễm vi khuẩn hoặc có các vi sinh vật khác cư trú. Tình trạng này gây ra sự chậm lành vết thương hoặc làm vết thương xấu đi. Hầu hết các vết thương bị nhễm trùng thường bị nhiễm khuẩn.
Tình trạng vết thương bị nhiễm trùng xảy ra khi khả năng phòng vệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải hoặc không thể đối phó với sự phát triển bình thường của vi khuẩn. Nhiễm trùng vết thương do phẫu thuật có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong.
2. Nguyên nhân nhiễm trùng vết mổ sau sinh
Có nhiều yếu tố rủi ro gây nhiễm trùng vết mổ sau sinh như:
- Béo phì
- Sinh mổ trước đó
- Chuyển dạ hoặc phẫu thuật kéo dài
- Chăm sóc trước khi sinh kém (ít đến bác sĩ)
- Dùng steroid lâu dài (bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch)
- Bệnh tiểu đường hoặc rối loạn ức chế miễn dịch (như HIV)
- Viêm màng ối (nhiễm trùng nước ối và màng bào thai) khi chuyển dạ
- Mất máu quá nhiều trong quá trình chuyển dạ, sinh nở hoặc phẫu thuật
- Thiếu kháng sinh thận trọng hoặc chăm sóc kháng sinh trước khi rạch
Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Y khoa Nam Phi, những phụ nữ được khâu bằng chỉ nylon sau khi sinh mổ cũng có nhiều khả năng bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh hơn. Do đó, người ta ưa chuộng chỉ khâu làm từ polyglycolide (PGA) hơn vì chúng vừa có thể hấp thụ vừa có thể phân hủy sinh học.
3. Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ
Sau khi sinh mổ, bạn cần theo dõi tình trạng của vết mổ sau sinh và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi thấy các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh dưới đây cần phải sắp xếp thời gian đến bệnh viện sớm nhé.
- Đi tiểu đau
- Đau bụng nặng
- Sốt cao hơn 38oC
- Chảy mủ từ vết mổ
- Đau hoặc sưng chân
- Đỏ ở chỗ rạch vết mổ
- Sưng chỗ rạch vết mổ
- Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
- Chảy máu có cục máu đông lớn
- Chảy máu làm ướt một miếng băng trong vòng một giờ
- Đau ở chỗ rạch không biến mất hoặc trở nên tồi tệ hơn
4. Phân loại nhiễm trùng vết mổ sau sinh
Hình ảnh vết mổ đẻ bị nhiễm trùng được phân thành 3 loại sau:
4.1. Viêm mô tế bào (Cellulitis)
Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn phổ biến gây đỏ, sưng và đau ở vùng da bị nhiễm bệnh. Nếu không được điều trị, vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng do viêm tế bào có thể lây lan và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
4.2. Áp xe ổ bụng (Intra-Abdominal Abscess)
Áp xe trong ổ bụng là một tập hợp mủ hoặc chất lỏng bị nhiễm trùng bao quanh bởi các mô bị viêm bên trong bụng. Nó có thể liên quan đến bất kỳ cơ quan nào trong bụng hoặc có thể nằm trong các nếp gấp của ruột.
4.3. Nhiễm trùng nấm (Thrush)
Vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng do nấm Candida thường có trong cơ thể con người gây ra. Loại nấm này có thể gây nhiễm trùng ở những người dùng steroid hoặc thuốc kháng sinh và ở những người có hệ miễn dịch yếu. Loại nấm này có thể gây nhiễm trùng nấm men âm đạo hoặc vết loét đỏ và trắng dễ vỡ trong miệng.
4.4. Nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) là bệnh nhiễm trùng phổ biến xảy ra khi vi khuẩn, thường từ da hoặc trực tràng, xâm nhập vào niệu đạo và lây nhiễm đường tiết niệu. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến một số bộ phận của đường tiết niệu; nhưng loại phổ biến nhất là nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang).
5. Điều trị nhiễm trùng vết mổ
Sau khi bạn đã hiểu rõ hơn tình trạng vết mổ sau sinh nhiễm trùng; chúng ta cần tìm hiểu thêm về cách điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh.
- Nếu bạn bị viêm mô tế bào vết thương: Thuốc kháng sinh sẽ làm sạch nhiễm trùng vì nhắm vào vi khuẩn tụ cầu và liên cầu. Tại bệnh viện, nhiễm trùng vết mổ sau sinh thường được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Nếu bạn đang được điều trị ngoại trú sẽ được cung cấp hoặc kê đơn thuốc kháng sinh để dùng tại nhà.
- Áp xe vết thương: Tình trạng này cũng được điều trị bằng kháng sinh và cần được chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ sẽ mở vết mổ sau sinh bị nhiễm bệnh để dẫn lưu mủ. Sau khi khu vực này được rửa sạch, bác sĩ sẽ ngăn ngừa sự tích tụ mủ bằng cách đắp một miếng gạc lên đó. Vết thương sẽ cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo quá trình lành vết thương thích hợp.
Cả hai trường hợp trên, sau vài ngày điều trị bằng kháng sinh và tưới rửa, bác sĩ sẽ kiểm tra lại vết mổ. Tại thời điểm này, vết thương có thể được đóng lại hoặc để vết thương tự lành.
6. Ngăn ngừa vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng vết mổ sau sinh có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn cần nắm rõ các biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng sau đây:
6.1. Sau khi từ bệnh viện về nhà
- Thư giãn và nghỉ ngơi: Hãy cố gắng để tất cả mọi thứ trong tầm với của bạn. Trong vài tuần đầu tiên, tránh nâng bất cứ thứ gì nặng hơn em bé của bạn.
- Thử nghiệm với các tư thế cho con bú: Bạn có thể bắt đầu cho con bú sau khi sinh mổ. Bạn nên áp dụng các tư thế cho con bú trong giai đoạn hồi phục vết mổ như tư thế bế cặp chặt, tư thế nằm cho bú… để vết mổ không bị đau.
- Tìm cách giảm đau: Để làm dịu vết mổ, bác sĩ có thể khuyên dùng ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác), acetaminophen (Tylenol, những loại khác) hoặc các loại thuốc khác để giảm đau. Hầu hết các loại thuốc giảm đau đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.
6.2. Cách làm sạch vết mổ
- Bạn nên thay băng 1 ngày/lần hoặc khi miếng băng bị dơ hoặc ướt.
- Đừng cố rửa sạch vùng da quanh vết thương bị dính keo của miếng băng. Bạn có thể tắm và lau khô vết mổ bằng khăn sạch.
- Giữ vùng vết thương sạch sẽ bằng cách rửa bằng xà phòng nhẹ và nước. Tuy nhiên, bạn không nên chà vào vết thương, chỉ cần để nước chảy qua vết thương khi tắm là đủ.
- Đừng ngâm mình trong bồn tắm hoặc đi bơi, cho đến khi bác sĩ cho phép. Trong hầu hết các trường hợp, bạn cần kiêng để vết thương ngâm nước cho đến 3 tuần sau khi phẫu thuật.
6.3. Khi sinh hoạt
- Không nhấc bất cứ thứ gì nặng hơn em bé của bạn trong 6 đến 8 tuần đầu tiên.
- Tránh dọn dẹp nhà cửa nhiều, chạy bộ và các bài tập thể dục nặng cần căng cơ.
- Không lái xe trong ít nhất 2 tuần. Tuy nhiên, bạn có thể đi ô tô nhưng phải thắt dây an toàn.
- Đi bộ ngắn là một cách tuyệt vời để tăng sức mạnh và sức chịu đựng. Sau đó tăng dần khoảng cách đi bộ từ từ.
Như vậy bạn đã hiểu hơn về tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh rồi. Hãy luôn đảm bảo thực hiện đúng các cách ngăn ngừa nhiễm trùng để vết mổ được hồi phục nhanh chóng nhé.