• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Gia đình » Thường thức gia đình
Thường thức gia đình

Những cách dùng tinh dầu oải hương cực hay cho mẹ và bé

đăng bởi Phương Nhi 39 views

tinh-dau-oai-huong-400x292

Không phải tự nhiên tinh dầu oải hương được rất nhiều bà mẹ yêu thích đâu nhé. Chính mùi hương dễ chịu và có thể pha trộn với các loại tinh dầu khác để mang đến các lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp đã khiến nó trở thành một hương liệu được yêu thích khắp thế giới đấy ạ.

Marry Baby muốn chia sẻ một số cách sử dụng tinh dầu oải hương cực hay cho mẹ và bé, chị em hãy thử nhé!

1. Tác dụng của tinh dầu oải hương

1.1. Tạo không khí thơm mát 

Bạn có thể kết hợp tinh dầu hoa oải hương với cam để tạo ra không khí thơm mát cho các con và ngăn ngừa bệnh cảm cúm. 

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Hướng dẫn cách trồng đào sau tết từ a-z cho gia đình yêu hoa cỏ
  • Bài cúng giao thừa và những điều cần lưu ý để năm mới nhiều may mắn
  • 4 cách trị hôi chân bằng kem đánh răng cực đơn giản
  • Cách diệt gián dành cho các mẹ đảm
  • Trồng rau sạch bằng phương pháp khí canh
  • Hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà

1.2. Giảm đau bụng kinh và đau cơ

Hoa oải hương rất giàu linalool, một trong những thành phần làm thư giãn và giúp giảm đau, thường được dùng để điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư.

Điều đó có nghĩa là tinh dầu từ loại hoa này cũng có thể tham gia vào việc điều trị các hội chứng chân không yên, đau đầu do căng thẳng, co thắt cơ bắp và co thắt khi bị kinh nguyệt cho chị em đấy.

1.3. Giúp quần áo có mùi thơm nắng 

Chẳng ai thích thú với mùi ẩm mốc, thiếu nắng trong tủ quần áo đâu nhỉ? Vậy bạn làm cách nào để quần áo luôn thơm tho ngay cả khi thời tiết mưa ẩm như mùa xuân? 

Thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương vào chu trình giặt của máy hoặc nhỏ vào một quả bóng sấy rồi bỏ vào máy giặt. Hương hoa sẽ ngấm vào quần áo và giữ mùi thơm cho bạn mặc thoải mái cả ngày.

Bạn cho một vài giọt tinh dầu vào bộ lọc chân không hoặc túi chân không của máy giặt. Khi máy chạy, tinh dầu sẽ nóng lên và giải phóng mùi hương ra khắp lồng giặt làm thơm quần áo.

cach-lam-thom-quan-ao-bang-oai-huong

1.4. Giúp bạn nhanh đi vào giấc ngủ

Bạn có biết rằng tinh dầu hoa oải hương có thể giúp thư giãn và đưa bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ? 

Chỉ cần thoa tinh dầu hoa oải hương pha loãng lên các điểm mạch trước khi đi ngủ hoặc khuếch tán trong phòng ngủ 15 phút, mùi hương giúp bạn cảm thấy thoải mái và cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh chóng. 

1.5. Làm dịu cơ bắp đau nhức và căng thẳng

Chắc hẳn bạn đã biết cảm giác đau cơ, căng cơ sau những buổi chạy thể dục, hoặc lần đầu tập yoga kinh khủng như thế nào rồi đúng không? Thật tuyệt vời khi tinh dầu hoa oải hương lại có thể đánh bay cảm giác đau đó.

Bạn dùng một vài giọt tinh dầu oải hương trộn với dầu jojoba hoặc dầu dừa thoa lên da và nhẹ nhàng massage vùng vai, cổ hoặc bất cứ điểm nào trên cơ thể bạn cảm thấy đau mỏi. Tinh chất sẽ thấm vào da làm giảm căng thẳng, bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn. 

1.6. Chữa đau đầu

Đa phần sau sinh các chị em thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt do thiếu máu và căng thẳng mệt mỏi vì phải chăm sóc con nhỏ.

Sử dụng tinh dầu oải hương, các mẹ sẽ thoát khỏi chứng đau đầu và phòng ngừa viêm nhiễm sau sinh.

Bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu thoa lên vùng thái dương, sau tai, sau gáy và nhẹ nhàng massage. Tinh chất từ tinh dầu kết hợp với các động tác massage sẽ làm nóng da giúp máu lưu thông lên não và giảm đau đầu nhanh chóng.

1.7. Làm mới khăn trải giường 

Các loại hóa chất tẩy rửa làm phai màu và dễ bị mục vải, dù bạn có giặt lại như thế nào mùi vẫn rất nồng và không hề tốt cho sức khỏe trong khi tinh dầu hoa oải hương lại có thể làm sạch và lưu mùi dễ chịu. Vậy tại sao lại không thử với tinh dầu oải hương? 

Bạn chỉ cần lấy một cốc nước cây phỉ và thêm 5-7 giọt tinh dầu hoa oải hương lắc đều, xịt nhẹ nhàng lên khăn trải giường rồi để khô là được.

1.8. Trị ngứa ngáy

Nếu mẹ và bé hay bị muỗi và côn trùng cắn, tinh dầu hoaoải hương có thể thay thế các loại kem thoa ngoài da để trị ngứa hiệu quả.

Trộn một vài giọt tinh dầu hoa oải hương với dầu dừa thoa lên vết ngứa, bạn sẽ thấy vết ngứa giảm sưng, ngứa nhanh hơn.

lavender-tri-ngua

1.9. Làm mờ sẹo 

Những vết sẹo luôn là nỗi phiền toái của phụ nữ vì nó làm giảm sự nuột nà trên da, nhất là các vết rạn da sau sinh. 

Nếu bạn đã dùng rất nhiều cách để làm mờ sẹo nhưng không có kết quả, hãy thử ngay với tinh dầu oải hương nhé. 

Trộn một vài giọt dầu oải hương với dầu dừa để thoa lên vết sẹo, theo thời gian dấu vết sẽ mờ dần mà không cần tới bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào, chỉ cần bạn kiên trì là được.

1.10. Thư giãn trong nước tắm tinh dầu 

Ngâm mình trong bồn tắm nghe nhạc luôn là giây phút tuyệt vời nhất trong ngày vì mọi lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng đều được cuốn trôi.

Nhưng sẽ tuyệt vời hơn khi bạn thử thêm vào nước tắm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương và muối Epsom. Muối sẽ giúp giữ ấm lỗ chân lông, còn tinh dầu lan tỏa hương thơm để cơ thể được thư giãn, giúp bạn ngủ ngon hơn.

1.11. Làm dịu vết thương nhỏ 

Trẻ con không thể nào tránh khỏi việc té ngã và trầy xước, mẹ cũng không thể nào bảo vệ con 24/24h, thế nhưng mẹ có thể làm lành những vết thương nhỏ của bé với tinh dầu hoa oải hương và hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của nó.

Trộn tinh dầu lavender với dầu dừa và thoa lên các vết xước nhỏ để sát khuẩn, vết thương sẽ mau khô và ít để lại sẹo.  

1.12. Làm dịu các triệu chứng dị ứng

Thời tiết giao mùa dễ làm trẻ con bị dị ứng. Với các triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, ngứa da, hắt hơi hoặc sung huyết, bạn có thể dùng dụng cụ khuếch tán tinh dầu hoa oải hương trong nhà khoảng 15 phút để làm dịu triệu chứng dị ứng cho bé. Hoặc pha loãng tinh dầu hoa oải hương để thoa lên thái dương và sau gáy cho bé.

cach-lam-moi-tham-bang-tinh-dau

1.13. Làm mới thảm

Bạn đừng vội bỏ những chiếc thảm lâu ngày trông cũ kỹ đi nhé. Nhỏ vài giọt dầu oải hương vào một chén baking soda, sau đó rắc lên thảm, để trong 15 phút. Tiếp tục dùng máy hút bụi làm sạch, chiếc thảm sẽ thơm tho và trông mới hơn đáng kể đấy.

1.14. Làm bóng khử mùi

Các chị em khéo tay hay làm chắc chắn sẽ thích món này, vì nó có thể làm thơm tủ quần áo, kệ dép mà không mất tiền mua các loại túi thơm khử mùi.

Nhỏ một vài giọt tinh dầu lavender vào quả bóng bông, lập tức nó sẽ trở thành quả bóng chứa đầy hương thơm để khử mùi cho bất cứ chỗ nào bạn muốn.

1.15. Rất tiện ích khi đi phượt 

Nếu là fan đi phượt, chắc chắn bạn sẽ biết được cảm giác bị côn trùng nơi hoang dã tấn công là như thế nào.

Nếu có tinh dầu oải hương, bạn có thể xua đuổi chúng dễ dàng trong những buổi cắm trại khi nhỏ tinh dầu vào nến ban đêm, hoặc làm thuốc xịt côn trùng tự chế để tránh các loài sâu.

1.16. Nâng cao sản phẩm làm đẹp 

Các cô gái yêu thích mùi hương quyến rũ từ loài hoa màu tím này có thể làm một vài cách để được thư giãn tối đa với nó, chẳng hạn như:

+ Nhỏ một vài giọt dầu oải hương vào sữa tắm, dầu xả, kem dưỡng da hoặc nước tắm để thay đổi mùi hương và giữ cho da khỏe mạnh.

+ Hoa oải hương có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, vì thế có thể tăng cường đề kháng cho cơ thể, kích thích hệ thống miễn dịch trong mùa lạnh và khi bị cúm. Bạn có thể pha loãng tinh dầu và khuếch tán hương thơm bằng máy để chống lại cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi.

my-pham-tu-lavender

2. Những điều cần lưu ý khi dùng tinh dầu oải hương

Hoa oải hương là một trong những loại dầu nhẹ nhàng, không độc hại và không gây kích ứng nên rất tuyệt vời để sử dụng cho trẻ con.

+ Bạn có thể dùng cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên bằng cách khuếch tán và pha loãng đúng cách. 

+ Đối với trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên, bạn có thể dùng tinh dầu bằng cách xịt lên vải lanh hoặc quần áo của bạn trước khi bế bé để làm dịu sự cáu kỉnh của bé.

+ Khi dùng để khuếch tán, đối với tất cả các loại dầu, bạn chỉ nên dùng với liều lượng 3-5 giọt/100ml nước và khuếch tán khoảng 15-30 phút mỗi lần để tránh bị buồn nôn, chóng mặt. 

+ Khi sử dụng tại chỗ, bạn nên pha loãng với nước hoặc trộn với một loại dầu vận chuyển khác như dầu hạnh nhân, dầu hạt nho hoặc dầu bơ.

+ Mọi tinh dầu đều nên để xa tầm tay trẻ em. 

+ Không dùng để kết hợp với thức ăn hoặc uống.

+ Thận trọng khi dùng trong xe hơi vì nó dễ gây buồn ngủ.

tinh-dau-hoa-cuc

3. Dầu hoa oải hương có thể kết hợp với loại tinh dầu nào?

Hầu hết các loại tinh dầu đều có thể pha trộn được với tinh dầu hoa oải hương để sử dụng an toàn như: Cam, gỗ tuyết tùng, cây trà, chanh, tinh dầu bưởi, phong lữ, trầm hương, cây thông, cây hoắc hương, cây hương thảo, cây xô thơm, cây sả, cây bạch đàn, cây cúc dại. 

Tinh dầu oải hương có nhiều tác dụng thú vị như vậy đó, quan trọng là các mẹ có biết cách biến tấu và sử dụng cho hiệu quả hay không mà thôi. Hãy quên khái niệm tinh dầu hoa oải hương chỉ để xông phòng và khử mùi đi, vì nó còn có rất nhiều tác dụng hay ho khác như Marr Baby đã chia sẻ ở trên, nếu không thử sẽ rất phí đấy các mẹ ạ. 

Hanako

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Pin đã qua sử dụng xử lý thế nào cho đúng?
  • Cách xử lý túi da bị tróc đơn giản mà hiệu quả
  • Những điều kiêng kỵ ngày tết để có một năm thuận buồm xuôi gió
  • 9 cách tẩy trắng quần áo mẹ nên biết
  • Đuổi muỗi khỏi ngôi nhà của bạn, an toàn cho mẹ bầu và trẻ nhỏ
  • Cách cắm hoa để bàn kiểu tây tùy theo dáng lọ hoa
Phương Nhi

Bài trước
Tuyệt chiêu làm sạch bàn ủi dễ dàng không thể thiếu cho bà nội trợ
Bài sau
Mùa dịch hãy học ngay các làm xà phòng rửa tay dạng lỏng tại nhà

Có thể bạn cũng quan tâm

Gợi ý 11 mẫu nail Tết 2022 hợp...

Tết nguyên tiêu là tết gì? ý nghĩa...

Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version