• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Gia đình » Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm sóc sức khỏe gia đình

Những dấu hiệu của bệnh vẩy nến da đầu và cách điều trị mẹ cần biết

đăng bởi Phương Nhi 40 views

1. Bệnh vẩy nến da đầu là gì?

Bệnh vẩy nến da đầu là một rối loạn da thường gặp khiến da đầu hình thành các mảng đỏ, đóng vảy. Tình trạng này có thể xuất hiện trên toàn bộ da đầu, kéo dài xuống trán và ra sau cổ, phía sau tai và trong lỗ tai.

2. Bệnh vảy nến da đầu có lây không?

Bạn không thể bị lây vảy nến qua tiếp xúc da với người khác, nhưng bệnh vảy nến có tính di truyền và nhiều người trong một nhà có thể cùng bị bệnh.

Ngoài ra, những người bị béo phì, nhạy cảm với gluten cũng dễ bị vảy nến.

3. Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến da đầu

Vảy nến là một rối loạn tự miễn dịch khiến cho tế bào da sinh trưởng nhanh gấp 10 lần bình thường.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Có nên dùng cốc nguyệt san thay băng vệ sinh?
  • 15 lợi ích không ngờ của việc súc miệng bằng nước muối
  • Bà bầu bệnh gút có ăn được thịt gà không? khẩn cấp tìm ngay câu trả lời, bạn nhé!
  • Làm cách nào để tóc nhanh dài? thử ngay 7 cách này để có tóc dài chắc khỏe
  • Bữa cơm gia đình ở nhà bạn sẽ khó trọn vẹn nếu thiếu những “gia vị” này!
  • Tẩy nốt ruồi kiêng gì? cách chăm sóc đúng để tránh sẹo

Thông thường, tế bào mới trên da đầu phải mất vài tuần mới hình thành. Nhưng với vảy nến, tế bào chỉ vài ngày là hình thành rồi lại chết đi khiến cho cơ thể không thể loại bỏ hết tế bào dư thừa. Tế bào da tích tụ trên bề mặt da đầu, hình thành mảng vảy sần sùi.

Vảy nến da đầu thường xuất hiện ở độ tuổi 20. Một số người chỉ bị nhẹ và thậm chí nhìn qua có thể không phát hiện ra.

benh-vay-nen-da-dau-3

Ngược lại, một số khác bị từng mảng dày, các vết loét đóng vảy cứng đầu không lặn. Hiếm có ai chỉ bị ở da đầu mà lại không xuất hiện vảy nến ở những chỗ da khác. Những mảng này có thể hết nhưng lại tái xuất hiện suốt cuộc đời, khiến bạn ngứa ngáy khó ngủ và bất tiện trong sinh hoạt, làm việc. Gãi ngứa nhiều còn dẫn đến nhiễm trùng da và rụng tóc.

Tình trạng bệnh có thể nặng hơn ở những người:

  • Bị thương ở da như bỏng, bầm, cắt
  • Bị viêm họng hạt
  • Bị căng thẳng do bệnh tật
  • Người đang dùng các loại thuốc như Indomethacin trị viêm khớp, Quinidine trị bệnh tim.

Cơ địa dị ứng và thời tiết cũng có thể khiến bệnh nặng hơn, nhưng chưa có nhiều bằng chứng về việc này.

4. Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu

Trường hợp bệnh nhẹ thì da đầu chỉ đóng vảy mỏng, ít. Trường hợp bệnh nặng bao gồm:

  • Các mảng đỏ sần sùi, đóng vảy màu trắng bạc dày
  • Da đầu tróc nhìn như gàu
  • Da đầu khô, ngứa ngáy
  • Cảm giác đau, bỏng rát
  • Rụng tóc

Tự vảy nến không gây rụng tóc nhưng gãi quá nhiều, cào vảy, thuốc điều trị quá mạnh và sự căng thẳng do bệnh tình có thể dẫn tới rụng tóc tạm thời. Khi da đầu sạch rồi thì tóc sẽ mọc trở lại.

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng trên thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu. Thông qua kiểm tra sinh thiết da, bác sĩ có thể loại bỏ các căn bệnh tương tự như viêm da tiết bã, và xác nhận đây có phải vảy nến hay không.

5. Cách chữa bệnh vẩy nến da đầu tại nhà

Phương án điều trị đầu tiên là các loại dầu gội trị vảy nến, kem hoặc gel bôi da, xà bông tắm đặc trị, dầu dưỡng, kem dưỡng thể, thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu mua thuốc hay dầu gội ngoài tiệm thuốc thì có 2 loại trị vảy nến được FDA chứng nhận là:

  • Axit salicylic
  • Coal tar (nhựa than đá, một thành phần dược liệu trị khô da, giảm ngứa, kích ứng do bệnh vảy nến gây ra)

Thuốc kê toa trị vảy nến cũng có thể chứa 2 thành phần này nhưng liều cao hơn. Ngoài ra còn có:

  • Anthralin: một loại thuốc thường dùng trị vảy nến
  • Thuốc kháng khuẩn: dùng điều trị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm xuất hiện kèm với vảy nến da đầu (bội nhiễm)
  • Calcipotriene: một nhánh mạnh hơn của vitamin D
  • Calcipotriene kết hợp với betamethasone (một loại steroid mạnh)
  • Các loại steroid khác
  • Tazarotene, một nhánh của vitamin A

Những loại thuốc này phải được thoa trực tiếp lên da đầu, không phải lên tóc. Việc điều trị có thể kéo dài 8 tuần hoặc hơn. Sau khi da đầu đã sạch sẽ, bạn hãy tiếp tục dùng dầu gội thuốc thường xuyên hoặc 2 lần/tuần để ngăn vảy nến quay trở lại.

benh-vay-nen-da-dau-1

6. Cách trị bệnh vẩy nến da đầu tại cơ sở y tế

Nếu bạn bị vảy nến thể nhẹ hoặc xuất hiện rải rác nhiều nơi trên cơ thể, bác sĩ có thể tiêm steroid trực tiếp vào các vùng này.

Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khi dùng dầu gội và kem bôi, bác sĩ có thể chiếu tia laser hoặc ánh sáng non-laser cường độ cao lên vùng da bị bệnh.

Một chiếc lược chiếu tia cực tím cũng có thể dùng để trị toàn bộ da đầu. Nếu tóc bạn rất mỏng hoặc không có tóc, bác sĩ có thể khuyến khích bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian ngắn để trị bệnh.

7. Điều trị vảy nến da đầu thể nặng

Nếu bị bệnh từ trung bình dến nặng, bác sĩ có thể kê thuốc đường uống hoặc tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Các thuốc đường uống bao gồm:

  • Corticosteroids
  • Cyclosporine (Sandimmune)
  • Methotrexate (Rheumatrex)
  • Soriatane (vitamin A dạng mạnh)
  • Apremilast (Otezla): một chất ức chế phân tử uống 2 lần/ngày

Vì các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm hại gan, nên cần phải được bác sĩ theo dõi và chỉ định. Các loại vitamin kê toa cũng có tác dụng mạnh hơn loại thông thường.

Các loại thuốc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch sẽ ngăn ngừa da sản xuất quá nhiều tế bào. Có 11 loại được FDA chứng nhận bao gồm:

  • Adalimumab (Humira)
  • Brodalumab (Siliq)
  • Certolizumab peg (Cimzia)
  • Etanercept (Enbrel)
  • Guselkumab (Tremfya)
  • Infliximab (Remicade)
  • Ixekizumab (Talz)
  • Risankizumab-rzaa (Skyrizi)
  • Secukinumab (Cosentyx)
  • Tildrakizumab-asmn (Ilumya)
  • Ustekinumab (Stelara)

benh-vay-nen-da-dau-2

8. Một số giải pháp thiên nhiên giúp giảm nhẹ triệu chứng của vảy nến da đầu

Những giải pháp này đã được Hiệp hội Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ chấp thuận, tuy nhiên bạn vẫn cần tham khảo với bác sĩ điều trị trực tiếp. Việc áp dụng các giải pháp này không nên chồng chéo với thuốc do bác sĩ kê toa.

  • Giấm táo: Bạn thoa giấm táo hữu cơ lên da đầu để giảm ngứa. Nhớ pha loãng trước khi dùng, hoặc gội đầu sau khi giấm táo đã khô. Không dùng trên vết thương hở.
  • Lô hội: Thoa gel hoặc kem chứa 0,5% lô hội có thể giúp da giảm tấy đỏ và bong tróc.
  • Nghệ: Hãy cho nghệ vào thực phẩm chế biến, uống dạng viên nén hoặc thoa kem nghệ có thể giảm triệu chứng của vảy nến.
  • Muối Biển Chết: Thêm muối này vào nước ấm để tắm có thể giúp giảm ngứa ngáy và bong tróc, nhưng sau đó bạn phải thoa chất dưỡng ẩm.

9. Bệnh vảy nến da đầu có chữa khỏi được không?

Bệnh vảy nến da đầu không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn bệnh trở lại. Bệnh nhân tuân theo gợi ý điều trị của bác sĩ hiếm khi nào bị vảy nến da đầu kéo dài. Vì thế, bạn hãy lạc quan và đừng quá căng thẳng nhé.

Xuân Thảo

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Rau ngò ôm trị huyết trắng có đúng? tiết lộ sau sẽ làm bạn bất ngờ!
  • 12 cách chữa bọng mắt sưng vì khóc cho các mẹ mít ướt
  • Lần đầu mất trinh con gái có cảm giác như thế nào?
  • Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có sao không?
  • Ăn dưa hấu có béo không? nên ăn bao nhiêu dưa hấu mỗi ngày?
  • Cách chọn bao cao su, chuyện tưởng dễ mà khó, tưởng khó mà dễ!
Phương Nhi

Bài trước
15 cách trị đau răng cấp tốc cho mẹ, giúp cười tươi không còn đau nhức
Bài sau
16 cách trị bệnh huyết trắng tại nhà, dễ thực hiện mà lại hiệu quả cho các mẹ

Có thể bạn cũng quan tâm

Top 8 loại kem chống nắng lâu trôi...

Cách nấu bó nước mát giải nhiệt theo...

Những lợi ích của việc tắm biển mà...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version