• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Mang thai » Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu
Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu

Những thay đổi khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ mẹ cần lưu ý

bởi Phương Nhi December 7, 2022
đăng bởi Phương Nhi 11 views

1. Biểu hiện mang thai 3 tháng đầu: Đi vệ sinh thường xuyên

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bé yêu vẫn còn khá nhỏ, nhưng tử cung phát triển dần và gây áp lực lên bàng quang sẽ khiến mẹ bầu có nhu cầu đi vệ sinh nhiều.

Tuy nhiên, bạn đừng vì vậy mà hạn chế việc uống nước nhé bởi cơ thể luôn rất cần nước. Ngoài ra, khi có nhu cầu đi vệ sinh, bạn hãy cứ đi, tránh việc cố nhịn quá lâu nhé.

2. Thay đổi khi mang thai 3 tháng đầu: Mẹ thường cảm thấy chán ăn

3-thang-dau-thai-ky-3

Trái lại với cảm giác thèm ăn, mẹ bầu đôi lúc sẽ trải qua tình trạng mất đi hứng thú với những món được liệt vào danh sách ưa thích trước kia. Nguyên nhân cho việc này là do sự thay đổi của nội tiết tố hCG (hormone này thường tăng cao trong tam cá nguyệt thứ nhất).

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • 40 tuần thai: hành trình từ nhộng hóa bướm
  • Thai mấy tuần thì vào tử cung: mấu chốt ở ngày kinh cuối!
  • Đau bụng khi mang thai tháng đầu kéo dài bao lâu? cách khắc phục là gì?
  • Thai 12 tuần đã máy chưa và thai nhi phát triển như thế nào?
  • Sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi và những thay đổi ở mẹ bầu 11 tuần
  • Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung thì em bé có an toàn không?

Bạn có thể ác cảm với thức ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ và có thể tại bất kỳ thời điểm nào. Thông thường, ác cảm với thức ăn sẽ biến mất sau khi thiên thần nhỏ chào đời. Vậy nên bạn cũng đừng lo lắng quá vì điều này.

3. Thèm ăn

Dù trước đây, bạn chẳng bao giờ thèm ăn bún đậu mắm tôm nhưng khẩu vị của bạn sẽ thay đổi trong khi mang thai và khiến bạn trở nên hứng thú với món ăn này. Theo các bác sĩ, hơn 60% phụ nữ mang thai cảm thấy thèm ăn và hơn 1/2 thai phụ trở nên ác cảm với thực phẩm.

Bạn hoàn toàn có thể thỏa mãn cơn thèm ăn với điều kiện món ăn được chế biến từ những thành phần lành mạnh và ít calorie. Mẹ bầu cũng có thể thưởng thức vài miếng sôcôla hoặc bánh kẹo nhưng ở mức độ vừa phải.

4. Ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu

Buồn nôn là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai và ảnh hưởng đến 85% mẹ bầu. Đây là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và nó có thể kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với một số thai phụ, tình trạng này có thể diễn ra ở mức độ nhẹ nhưng vẫn có khá nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi quá mức.

Để làm dịu cơn buồn nôn, hãy thử các món ăn nhẹ, thanh đạm và giàu protein như bánh quy lạt, thịt luộc… kèm theo nhấm nháp một chút nước gừng.

4.1. Có thể bạn quan tâm

Bí quyết xoa dịu chứng ốm nghén hiệu quả, an toàn từ chuyên gia

5. Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ

3-thang-dau-thai-ky-met-moi

Cơ thể bạn trong thời gian mang thai sẽ nỗ lực làm việc chăm chỉ để hỗ trợ thai nhi đang phát triển. Điều này có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn bình thường. Do vậy, một giấc ngủ trưa hoặc nghỉ ngơi khi mệt mỏi sẽ là điều cần thiết và hợp lý. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn bổ sung đầy đủ chất sắt bởi hấp thụ quá ít chất này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, tạo ra các cơn mệt mỏi.

6. Khí hư

Âm đạo xuất hiện chất dịch màu trắng đục, mỏng (hay còn gọi là huyết trắng) trong 3 tháng đầu thai kỳ là điều bình thường. Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để giảm bớt cảm giác ẩm ướt vùng kín, nhưng nên thay băng thường xuyên để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu dịch tiết ra có mùi hôi, màu xanh, vàng hoặc lượng dịch tiết ra nhiều, bạn hãy đến bác sĩ khám vì đây là dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo.

7. Tâm trạng thay đổi

Sự mệt mỏi gia tăng và thay đổi hormone có thể khiến mẹ bầu cảm thấy phấn chấn xen lẫn nỗi buồn vô cớ và những cơn cáu kỉnh bất chợt. Hãy cứ khóc khi mệt mỏi và tìm đến một người có thể lắng nghe những lời tâm sự của bạn. Nếu không phải từ bạn đời, thì có thể một người bạn thân hoặc bất cứ thành viên nào trong gia đình.

8. Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ

Khi mang thai, nồng độ progesterone tăng cao tác động lên cơ trơn đường ruột làm giảm nhu động ruột. Thêm vào đó, lượng sắt bổ sung hàng ngày tạo điều kiện cho tình trạng táo bón diễn ra, từ đó khiến mẹ bầu cảm thấy bị đầy hơi trong suốt thai kỳ.

Để cải thiện tình trạng táo bón, bạn hãy tăng lượng chất xơ hấp thụ mỗi ngày và uống thêm nước để giữ cho hoạt động bài tiết được diễn ra trơn tru hơn. Ngoài ra, hoạt động thể chất cũng sẽ hỗ trợ phần nào trong việc giảm táo bón.

Nếu tình trạng táo bón thực sự khiến bạn khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng nhẹ hoặc thuốc làm mềm phân an toàn để sử dụng trong thai kỳ.

9. Thay đổi khi mang thai 3 tháng đầu: Đau ngực

3-thang-dau-thai-ky

Đau ngực là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Chúng được kích hoạt bởi sự thay đổi nội tiết tố để ống dẫn sữa chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình cung cấp sữa và hiện tượng này có thể sẽ kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu cảm thấy quá khó chịu, mẹ bầu hãy mua những loại áo ngực có kích cỡ lớn hơn so với bình thường hoặc mang áo có miếng lót hỗ trợ.

9.1. Có thể bạn quan tâm

Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu? Cách giúp mẹ giảm khó chịu

10. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể bị xuất huyết

Khoảng 25% phụ nữ mang thai bị xuất huyết nhẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đây có thể là máu báo thai cho thấy phôi thụ tinh đã làm tổ thành công ở tử cung trong những ngày đầu mang thai.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tình trạng xuất huyết trở nặng, co thắt hoặc đau nhói ở bụng, hãy đến bác sĩ khám bởi đó có thể là dấu hiệu sẩy thai, thai ngoài tử cung.

11. Ợ nóng

Khi mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều hormone progesterone giúp thư giãn các cơ trơn bao gồm cả cơ vòng ở thực quản dưới (có nhiệm vụ giữ thức ăn và axit trong dạ dày). Sự thư giãn cơ bắp này có thể dẫn đến trào ngược axit, còn được gọi là chứng ợ nóng.

Để hạn chế tình trạng ợ nóng, hãy ăn thường xuyên và chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bạn đừng vội nằm xuống ngay sau khi ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, cay và có nhiều axit (như trái cây thuộc họ cam quýt).

12. Tăng cân

Tuy tăng cân trong thai kỳ là biểu hiện tốt, nhưng bạn cũng đừng tăng cân quá nhiều. Trong 3 tháng đầu tiên, bạn chỉ nên tăng khoảng 1,3 2,7 kg (bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều chỉnh tăng hoặc giảm cân tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại).

Dù bạn đang nuôi dưỡng một sinh linh trong cơ thể nhưng không nên theo tư tưởng Mẹ ăn nhiều con mới khỏe, hãy ưu tiên cho trái cây, rau quả, sữa, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Chế độ ăn của bà bầu tháng đầu: ăn gì, kiêng gì?
  • Bạn biết gì về tình trạng mang thai hóa học?
  • Thai 12 tuần đã biết trai hay gái chưa? các mẹo dân gian biết trai hay gái
  • Ra máu báo thai có đau lưng không? mẹ bầu đừng bỏ qua nhé!
  • Bài tập cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai
  • 7 câu hỏi thường gặp về thai 6 tuần chưa có tim thai
bài trước
Thai 4 tuần siêu âm có thấy không và siêu âm được chưa?
bài sau
Giải đáp thắc mắc: xét nghiệm double test có biết được trai hay gái?

Có thể bạn cũng quan tâm

Chậm kinh 10 ngày thì thai được bao...

Tức giận khi mang thai 3 tháng đầu:...

Máu báo thai là gì, xuất hiện khi...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim? cha mẹ cần biết!

    December 7, 2022
  • 2

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    December 7, 2022
  • 3

    Bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

    December 7, 2022
  • 4

    Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có an toàn? khi nào cho bé nằm nghiêng?

    December 7, 2022
  • 5

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    December 7, 2022

Danh mục

Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Đón con chào đời Chuẩn bị mang thai Tình cảm gia đình Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Giải trí Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Biến chứng thai kỳ Đi sinh Chăm sóc trẻ sơ sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version