• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Gia đình » Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm sóc sức khỏe gia đình

Những thức uống, thực phẩm nên và không nên dùng khi bị kinh nguyệt

đăng bởi Phương Nhi 28 views

bi-kinh-nguyet

Khi bị kinh nguyệt, hầu hết chị em thường gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi, cảm thấy cơ thể nặng nề, nóng bứt rứt, tâm trạng bất thường, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, co thắt tử cung, đầy hơi, mụn trứng cá…

Có nhiều cách giúp bạn giảm các triệu chứng kinh nguyệt như massage thư giãn, tập yoga… Ngoài ra, việc nên hoặc tránh dùng một số thức uống, thực phẩm cũng có thể mang đến hiệu quả tốt. 

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Phẫu thuật mắt cận theo phương pháp nào là tối ưu?
  • Quan hệ bằng miệng (oral sex) có nhiễm hiv không?
  • Tự may “gối chữ c” đa năng cho mẹ và bé !!
  • Uống nước lá gì dễ ngủ? 4 thức uống giúp bạn ngủ ngon hơn
  • Ung thư tuyến giáp có lây không và câu trả lời trấn an dành cho bạn!
  • Mặt nạ sữa chua: mẹ bầu làm ngay để giữ gìn da dẻ

Hãy cùng Eva Mom lựa chọn những món nên và không nên dùng khi bị kinh nguyệt ngay dưới đây, bạn nhé. 

1. I. Thức uống và thực phẩm mà bạn nên dùng khi bị kinh nguyệt

1.1. Nước

Uống nhiều nước luôn cần thiết cho sức khỏe của bạn mỗi ngày, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt. Bạn biết không, giữ nước có thể làm giảm các triệu chứng thường gặp khi bị kinh nguyệt như đau đầu do mất nước, đầy hơi và nóng trong.

1.2. Trái cây

Trái cây rất giàu nước, vitamin, đặc biệt là dưa hấu và dưa chuột. Trái cây ngọt còn có thể giúp bạn kiềm chế cơn thèm đường và hạn chế nạp đường tinh chế.

nen-an-trai-cay-khi-bi-kinh-nguyet

1.3. Gừng

Gừng rất giàu chất chống viêm tự nhiên, có thể giúp bạn làm dịu đau nhức cơ bắp khi bị kinh nguyệt. Bạn có thể uống một cốc trà gừng ấm mỗi sáng hoặc mỗi tối để giữ ấm cơ thể, bảo vệ cổ họng và cải thiện một số triệu chứng kinh nguyệt, đặc biệt là chứng buồn nôn. 

1.4. Gà 

Thịt gà rất giàu chất sắt và protein. Bạn nên bổ sung nhiều loại thịt này hơn vào chế độ ăn trong thời kỳ kinh nguyệt. Protein rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể, giúp no lâu, kiềm chế cảm giác thèm ăn do rối loạn hormone khi bạn bị đèn đỏ. 

1.5. Rau xanh 

Việc cơ thể bị giảm chất sắt trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ khiến bạn mệt mỏi, đau nhức cơ và chóng mặt. Các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi có thể giúp bạn bổ sung lượng chất sắt và cân bằng trạng thái.

rau-xanh-tot-cho-thoi-ky-kinh-nguyet

1.6. Cá

Các loại cá biển giàu chất sắt, protein và axit béo omega-3 rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Chất sắt làm tăng lượng hồng cầu trong máu đã bị suy giảm khi có kinh còn omega-3 có thể làm giảm tình trạng đau bụng kinh. 

Nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng những phụ nữ được bổ sung omega-3 trong thời kỳ kinh nguyệt đã giảm rất nhiều các cơn đau bụng và giảm được lượng thuốc đau bụng kinh ibuprofen mà họ đã dùng trước đó. 

Nghiên cứu năm 2014 cho thấy omega-3 có thể làm giảm chứng trầm cảm. Vì vậy, chất này cũng hiệu quả cho việc thay đổi tâm trạng khi có kinh.

1.7. Củ nghệ 

Củ nghệ là một loại gia vị chống viêm nhờ hoạt chất curcumin. Nghiên cứu năm 2015 đã xem xét tác dụng của curcumin đối với các triệu chứng PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt) và phát hiện những người dùng curcumin có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

1.8. Quả hạch (các loại hạt vỏ cứng)

Hầu hết các loại hạt vỏ cứng đều giàu axit béo omega-3, protein, magiê và các loại vitamin khác nhau. Bạn có thể ăn hạt thô hoặc các sản phẩm từ hạt như bơ, sữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm hạt vào món ăn, sinh tố.

qua-hach-nen-an-khi-bi-kinh-nguyet

1.9. Sôcôla đen

Sôcôla đen rất giàu chất sắt và magiê. Cứ một thanh 100g sôcôla đen chứa 67% chất sắt và 58% magiê được khuyến nghị hàng ngày.

Nghiên cứu năm 2010 cho thấy magiê có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng PMS. 

Nghiên cứu năm 2015 cũng chỉ ra rằng những phụ nữ bị thiếu magiê nhiều khả năng có các triệu chứng PMS nghiêm trọng hơn. 

1.10. Dầu hạt lanh

Cứ 15ml dầu hạt lanh chứa 7.195mg axit béo omega-3, (trong khi mức khuyến nghị chỉ 1.100 -1.600mg omega-3 mỗi ngày). Nghiên cứu cho thấy, ăn dầu hạt lanh có thể làm dịu táo bón, một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. 

1.11. Diêm mạch

Diêm mạch rất giàu chất dinh dưỡng như sắt, protein và magiê lại không chứa gluten nên rất tuyệt vời cho những người mắc bệnh celiac và phụ nữ trong thời kỳ bị kinh nguyệt. Thêm vào đó, diêm mạch có chỉ số đường huyết thấp nên mang đến cảm giác no lâu hơn. 

diem-mach-tot-cho-thoi-ky-kinh-nguyet

1.12. Đậu lăng và đậu

Đậu lăng và các loại đậu rất giàu protein, chất sắt . Do đó, chúng rất tốt để bạn bổ sung vào thực đơn trong thời kỳ kinh nguyệt. 

1.13. Sữa chua 

Nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng nấm men khi có kinh. Các loại thực phẩm giàu chế phẩm sinh học như sữa chua có thể nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho âm đạo và giúp bạn chống lại nhiễm trùng.

Ngoài ra, sữa chua giàu magiê, canxi, vitamin C nên rất tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn, nhất là làn da. 

1.14. Trà bạc hà 

Nghiên cứu năm 2016 cho thấy, trà bạc hà có thể làm dịu các triệu chứng của PMS như co thắt bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

bi-co-kinh-nen-uong-tra-bac-ha

2. II. Các thực phẩm mà bạn cần tránh khi bị kinh nguyệt

Một số thực phẩm có thể gia tăng các triệu chứng kinh nguyệt mà bạn nên cắt giảm khi có kinh như:

2.1. Muối

Khi bạn ăn nhiều muối, cơ thể sẽ bị tích nước dẫn đến đầy hơi. Vấn đề này càng làm cho tình trạng khó chịu do kinh nguyệt nặng thêm. Để khắc phục, bạn nên giảm ăn mặn và giảm các thực phẩm giàu natri khi bị kinh nguyệt nhé. 

2.2. Cà phê 

Caffeine có thể khiến cơ thể giữ nước, đầy hơi, đau đầu và gây bất lợi cho tiêu hóa khi bạn có kinh. Vì thế, bạn nên giảm uống cà phê trong thời kỳ này.

ca-phe-khong-tot-khi-co-kinh

2.3. Đường 

Bạn ăn nhiều đường lúc có kinh sẽ làm dư thừa năng lượng và khiến tâm trạng bị xấu đi. Nếu bạn ủ rũ, chán nản hoặc lo lắng trong khi bị kinh nguyệt hãy xem lượng đường và giảm bớt đi nhé. 

2.4. Rượu 

Rượu không tốt cho sức khỏe, nhất là vào thời kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân vì nó làm các triệu chứng thêm nghiêm trọng như gây mất nước, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi. 

2.5. Thịt đỏ 

Thịt đỏ, như thịt bò , giàu chất sắt. Tuy nhiên, mức độ prostaglandin cao có trong thịt khiến tình trạng co thắt đau bụng kinh nặng thêm.

thit-do-khong-tot-cho-ky-kinh-nguyet

2.6. Thực phẩm cay

Thức ăn cay làm dạ dày của bạn khó chịu gây nóng trong, nổi mụn. Vì thế, tốt nhất bạn không nên ăn cay khi có kinh nhé.

Khi bị kinh nguyệt, bạn hãy duy trì tập thể dục, nhất là yoga, uống nhiều nước và điều chỉnh thực phẩm trong chế độ ăn. Việc này sẽ giúp bạn hiệu quả trong việc giảm bớt các triệu chứng khó chịu. 

Hanako

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Ung thư vú ở nam giới, chị em nên cảnh giác để bảo vệ chồng
  • Khám phá 10 công dụng bất ngờ của lăn khử mùi
  • Các tư thế quan hệ trên ghế tình yêu khiến nàng quằn quại vì sung sướng
  • 9 lý do bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày để hưởng những lợi ích về sức khỏe
  • 2 cách làm tinh dầu chanh giúp trị mụn, làm đẹp da
  • Các biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến nhất cho phụ nữ
Phương Nhi

Bài trước
Mách chị em tẩy trang đúng cách, sạch nhưng không làm tổn thương da
Bài sau
Khám phá thế giới nội tâm qua thói quen sau khi ngủ dậy

Có thể bạn cũng quan tâm

Top 8 loại kem chống nắng lâu trôi...

Cách nấu bó nước mát giải nhiệt theo...

Những lợi ích của việc tắm biển mà...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version