• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Mang thai » Chăm sóc mẹ bầu
Chăm sóc mẹ bầu

Những tin tức quan trọng cho các bà mẹ: Sảy thai không có triệu chứng đặc biệt!

đăng bởi Phương Nhi 17 views

Sảy thai là tình trạng thai nhi mất trong tử cung trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Các triệu chứng điển hình thường là chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội… Tuy nhiên, vẫn có một số mẹ bầu bị sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì.

Để hiểu rõ vì sao phụ nữ bị sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì và các chị em nên làm gì trong trường hợp này, hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây của Eva Mom.

1. Tổng quan về tình trạng sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì

1.1. Sảy thai nhưng không có dấu hiệu là gì?

Một số mẹ bầu bị sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì khiến nhiều người thắc mắc không biết đây là tình trạng gì, có nguy hiểm không. Thực tế, theo thuật ngữ chuyên ngành, đây gọi là hình thức sảy thai bị lỡ (missed miscarriage). 

Sảy thai bị bỏ lỡ xảy ra khi sản phụ bị sảy thai nhưng không bị chảy máu, đau bụng hay chuột rút bụng và không có bất kỳ mô thai nào bị đẩy ra khỏi cơ thể. Mô của nhau thai và phôi thai vẫn còn trong tử cung, nhưng phôi thai đã chết hoặc không phát triển. Thực chất, tình trạng sảy thai lỡ không phải là bị sảy thai về mặt thể chất (physically miscarried).

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Tác dụng của tầm gửi cây gạo, mẹ bầu dùng nhớ lưu ý điều này nhé!
  • 5 loại rau dễ làm bà bầu sảy thai
  • Đi tiểu liên tục trong thai kỳ: “nỗi buồn” khó nói
  • Lưu ý khi bà bầu ăn chem chép
  • Ngôi thai đầu: vì sao đây là ngôi sinh tốt nhất và làm sao để nhận biết ?
  • Đi tìm lý do vì sao bà bầu khó thở và cách vượt qua sự khó chịu hiệu quả

Đôi khi, thai bị sảy có thể vẫn tồn  tại trong tử cung hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, cho đến khi bạn bắt đầu bị chảy máu. Nếu tử cung không tự đẩy thai ra ngoài, bạn có thể cần đến một số thủ thuật y tế để lấy thai ra khỏi tử cung.

1.2. Dấu hiệu cảnh báo sảy thai bị lỡ

say-thai-nhung-khong-co-dau-hieu-gi-1

Nhiều người thường thắc mắc sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì có thật sự là không có bất kỳ dấu hiệu nào hay không? 

Theo các chuyên gia sức khỏe, với tình trạng sảy thai bỏ lỡ, bạn dường như không nhận thấy điều gì bất thường. Các dấu hiệu mang thai có thể vẫn tiếp diễn nếu nhau thai vẫn tiết ra hormone hoặc các triệu chứng thai kỳ có thể trở nên mờ nhạt hơn. 

Bạn cũng có thể bị tiết dịch màu nâu và chuột rút, nhưng nhiều phụ nữ không có triệu chứng gì với dạng sảy thai này: không chảy máu, không đau bụng, không chuột rút. Chỉ đến khi các triệu chứng thai kỳ (như ốm nghén và mệt mỏi) dần biến mất và tử cung ngừng phát triển lớn hơn thì mới nghi ngờ đã bị sảy thai. 

1.3. Đọc thêm

Chi tiết các dấu hiệu sảy thai sớm theo từng tuần mẹ có thể nhận biết

1.4. Vì sao mẹ bầu bị sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì?

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao sảy thai lỡ lại xảy ra nhưng có thể lý giải vì sao các chị em không nhận biết được thai đã bị sảy.

Trong khi hầu hết các trường hợp sảy thai đều bắt đầu với các triệu chứng đau và chảy máu, thì sảy thai bỏ lỡ thường không cho thấy một dấu hiệu nào. Các hormone thai kỳ có thể tiếp tục cao trong một thời gian sau khi thai nhi đã chết, vì vậy mà nếu dùng que thử thai vẫn cho kết quả dương tính và mẹ bầu vẫn có thể tiếp tục cảm thấy có thai.

Trong vài tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ hai, có thể còn quá sớm để cảm nhận được em bé đạp nên nếu không bị chảy máu hay đau đớn, thai phụ có thể cho rằng thai nhi vẫn đang phát triển khỏe mạnh.

1.5. Đọc thêm

Ăn gì dễ bị sảy thai nhất? Top những thực phẩm gây sảy thai cần lưu ý!

1.6. Chẩn đoán sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì

say-thai-nhung-khong-co-dau-hieu-gi-2

Sảy thai bị bỏ sót được chẩn đoán bằng kết quả siêu âm, thường là siêu âm thai khi đi khám thai định kỳ. Hình ảnh hiển thị trên kết quả siêu âm thường cho thấy túi thai có em bé (hoặc bào thai hoặc phôi thai) bên trong, nhưng không có nhịp tim và thai trông nhỏ hơn bình thường ở giai đoạn này. 

Trong một số trường hợp, siêu âm cũng cho thấy túi thai rỗng hoặc không có túi thai nào. Phôi không phát triển hoặc ngừng phát triển ở giai đoạn rất sớm và bị cơ thể tái hấp thu.

1.7. Sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì được điều trị như thế nào? 

Thông thường, khi bị sảy thai lỡ, mô thai vẫn còn trong tử cung. Lúc này, tùy tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ hoặc bạn có thể lựa chọn:

  • Chờ đợi để mô thai tự đào thải ra ngoài một cách tự nhiên: Nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn có thể đợi từ 7-14 ngày sau khi xác định sảy thai để mô thai tự đẩy ra ngoài một cách tự nhiên. Nếu sau khoảng thời gian này mà thai không tự đẩy ra khỏi cơ thể, việc can thiệp bằng các thủ thuật y tế là cần thiết.
  • Dùng thuốc để đẩy nhanh quá trình đào thải mô thai: Nếu bạn không muốn chờ đợi hoặc nếu chờ đợi không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc đường uống hoặc đặt trong âm đạo. 
  • Phẫu thuật nong và nạo (D&C): Nếu bạn bị chảy máu nhiều liên tục hoặc mô thai bị nhiễm trùng hay nếu việc chờ đợi và dùng thuốc không có kết quả, thủ thuật nong và nạo hút sẽ được thực hiện. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung của bạn và loại bỏ mô thai bên trong tử cung.

1.8. Đọc thêm

Mới sảy thai có được gội đầu không? Đâu mới là câu trả lời đúng nhất?

2. Sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì: Phải làm sao?

2.1. Chấp nhận sự thật

say-thai-nhung-khong-co-dau-hieu-gi-3

Thực tế, ước tính có khoảng 23 triệu ca sảy thai xảy ra mỗi năm trên toàn thế giới, tương đương với 44 ca sảy thai mỗi phút. 

  • Đối với những phụ nữ đã biết bản thân đang mang thai, có khoảng 10-20% trường hợp bị sảy thai.
  • Khoảng 80% các trường hợp sảy thai xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên trước tuần thứ 12 của thai kỳ.
  • 1-5% các ca mang thai bị sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai (từ 13 đến 19 tuần).

Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp phôi thai bị sảy trước khi phụ nữ biết bản thân mang thai. 

Do đó, nếu chẳng may bị sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì, các chị em nên chấp nhận sự thật, từ đó mới có thể vượt qua nỗi đau để tiếp tục nỗ lực trên hành trình có con trong tương lai. Một tin tích cực dành cho bạn là hầu hết những người bị sảy thai đều sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh sau đó.

2.2. Ổn định tâm lý

say-thai-nhung-khong-co-dau-hieu-gi-4

Việc nhận thông báo rằng đã bị sảy thai trong một buổi khám thai định kỳ chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy rất sốc, hoang mang, đặc biệt là khi bị sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì.

Một số người có thể sẽ bật khóc vì quá đau lòng, nhưng cũng có người cố gắng tỏ ra tích cực, mạnh mẽ. Nhưng thực chất, bất kỳ phụ nữ nào khi gặp phải sự việc đau buồn này đều sẽ cảm thấy đau lòng. Một loạt các cảm xúc kéo đến trong giai đoạn này là điều bình thường và thậm chí thường kéo dài một thời gian sau khi sảy thai, bao gồm:

  • Cảm giác trống rỗng
  • Tức giận 
  • Hoài nghi
  • Thất vọng
  • Buồn bã
  • Có cảm giác bị cô lập

Bạn có thể không sẵn sàng về mặt cảm xúc để có thể thử có thai một lần nữa trong thời gian gần và cần một khoảng thời gian để vơi bớt nỗi đau. Đây là điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm cách bước qua nỗi buồn này. Hãy để gia đình, chồng, người thân, bạn bè… hỗ trợ bạn cùng bạn vượt qua nỗi đau. Một số phụ nữ có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý để ổn định cảm xúc sau khi bị sảy thai.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng đổ lỗi cho bản thân vì đã sảy thai. Bởi trong thực tế, các bác sĩ đồng ý rằng, nguyên nhân sảy thai, kể cả việc sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì hiếm khi liên quan đến bất kỳ điều gì mà người mẹ đã làm hoặc không làm. Nghĩa là việc thai bị sảy không phải lỗi của bạn!

2.3. Đọc thêm

Trầm cảm sau sảy thai Triệu chứng và cách giúp bạn nhanh vượt qua

2.4. Chăm sóc sức khỏe bản thân

Trong hầu hết các trường hợp, quá trình phục hồi thể chất sau sảy thai chỉ mất vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị chảy máu nhiều, sốt hoặc đau bụng, hãy đi khám ngay. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo, bạn cần chăm sóc sức khỏe tốt trước khi mang thai, bao gồm:

  • Khám sức khỏe trước khi mang thai
  • Tập thể dục thường xuyên và điều độ
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
  • Giảm căng thẳng
  • Duy trì trọng lượng trong mức khuyến nghị
  • Nói không với thuốc lá, đồ uống có cồn
  • Bổ sung axit folic để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì thường không thể ngăn ngừa được, nhưng việc có một sức khỏe tốt trước khi mang thai có thể giúp hạn chế các biến chứng thai kỳ. Do đó, ngoài việc thực hiện các khuyến nghị kể trên, bạn cần khám sức khỏe trước khi mang thai và trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe, các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. 

2.5. Đọc thêm

Sau sảy thai có nên đi lại nhiều? Khi nào bạn có thể vận động?

2.6. Khám sức khỏe

say-thai-nhung-khong-co-dau-hieu-gi-5

Quá trình rụng trứng có thể diễn ra sau 2 tuần kể từ khi bị sảy thai và phụ nữ có thể có kinh nguyệt trở lại trong vòng 4-6 tuần. 

Sau 6 tuần kể từ khi bị sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì, bạn nên đi khám sức khỏe để đảm bảo không có vấn đề gì và tử cung đã trở lại trạng thái bình thường.

2.7. Tìm hiểu những nguy cơ gây sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì

Để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo an toàn hơn, phụ nữ nên tìm hiểu kỹ những nguy cơ có thể gây sảy thai, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Phụ nữ mang thai khi quá trẻ (dưới 20 tuổi) hoặc quá lớn tuổi (trên 35 tuổi), nam giới lớn tuổi (trên 40 tuổi).
  • Chỉ số khối cơ thể BMI rất thấp hoặc rất cao.
  • Ô nhiễm không khí.
  • Phụ nữ hút thuốc, uống rượu bia hoặc dung nạp quá nhiều caffeine từ cà phê, trà hoặc nước tăng lực….
  • Nữ giới thường xuyên bị căng thẳng.
  • Phụ nữ hay thức khuya, làm việc ca đêm.
  • Tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại.
  • Từng bị sảy thai trước đó.

2.8. Đọc thêm

Làm gì dễ bị sẩy thai? 7 yếu tố tác nhân có hại cho thai kỳ mẹ cần tránh

3. Bị sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì, sau bao lâu có thể mang thai lại?

Trứng có thể bắt đầu rụng sau 2 tuần kể từ thời điểm sảy thai, nên phụ nữ có thể thụ thai từ thời điểm này nếu có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo rằng các chị em nên tránh quan hệ tình dục hoặc đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo (tampon, cốc  nguyệt san…) trong vòng 2 tuần sau khi sảy thai.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ vừa bị sảy thai nên chờ ít nhất 6 tháng mới nên có thai lại. Một số nghiên cứu lại cho rằng, các chị em nên đợi ít nhất 3 tháng sau khi bị sảy thai mới mang thai lại để có một thai kỳ an toàn.

Thực tế, không có thời điểm cố định mà phụ nữ có thể mang thai lần nữa sau khi sảy thai. Tùy vào tình trạng phục hồi thể chất và tâm lý của các chị em mà thời điểm mang thai lại sau sảy thai sẽ khác nhau. 

Đến khi bạn hoàn toàn ổn định về mặt tâm lý và phục hồi về mặt thể chất, nếu muốn có thai, hãy đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng sảy thai nhưng không có dấu hiệu gì. 

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Protein trong thai kỳ: nền móng cho tòa tháp dinh dưỡng
  • Sưng hạch bạch huyết khi mang thai: làm sao nhận biết và điều trị?
  • Ăn cà chua đúng cách, tưởng khó mà dễ ợt mẹ bầu ơi!
  • Sách hay cho bà bầu: top 5 quyển sách không thể bỏ lỡ!
  • 5 món sinh tố bổ dưỡng rất tốt cho mẹ bầu
  • Đi tìm lời đáp: mổ nội soi thai ngoài tử cung ăn gì để nhanh hồi phục?
Phương Nhi

Bài trước
7 cách giúp bà bầu vượt qua tiêu chảy mà không mệt mỏi
Bài sau
Việc chồng và vợ cùng năm sinh 1987 có thể sinh con vào năm 2025 được không?

Có thể bạn cũng quan tâm

Đề xuất 9 món quà thích hợp cho...

Bí quyết chăm sóc da an toàn cho...

Vì sao cần tránh ăn thức ăn thừa...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version