• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Gia đình » Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm sóc sức khỏe gia đình

Nước muối xịt mũi, dùng thường xuyên có phải là điều tốt?

đăng bởi Phương Nhi 32 views

Nước muối sinh lý hay nước muối xịt mũi là dung dịch vệ sinh quen thuộc trong gia đình, nhất là những nhà có trẻ nhỏ. Nhiều mẹ cho rằng phải xịt mũi hàng ngày cho bé thì mới ngăn ngừa được các bệnh viêm nhiễm về tai mũi họng. Tuy nước muối xịt mũi có nhiều công dụng nhưng không nên lạm dụng, mẹ nhé.

1. Nước muối xịt mũi có công dụng gì?

Nước muối biển xịt mũi (nước muối sinh lý) là dung dịch chứa nước (H2O) và muối (NaCl) với nồng độ muối 0,9% (hay 9 phần ngàn), đạt tiêu chuẩn đóng gói vô khuẩn. Nước muối sinh lý dùng được cho cả người lớn và trẻ em.

Công dụng của nước muối sinh lý là vệ sinh tai mũi họng khi có dấu hiệu viêm nhiễm. Dùng nước muối xịt mũi cho bé sẽ giúp loại bỏ chất nhầy trong mũi, giúp bé dễ thở hơn. 

Trong trường hợp tai bị viêm nhiễm, mẹ nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào tai sau đó dùng tăm bông sạch lau khô sẽ giúp rửa sạch tai. 

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Tinh trùng bắn vào mắt có nguy hiểm không? biện pháp xử lý
  • Tự may “gối chữ c” đa năng cho mẹ và bé !!
  • Cách tránh thai sau khi quan hệ 24h là gì, có hiệu quả không?
  • 10 thực đơn ăn chay và cách làm món chay đủ chất hấp dẫn, đơn giản
  • Ăn dứa có tác dụng gì? 21 tác dụng thần kỳ của quả dứa
  • Nguyên nhân bị hắc lào và phương pháp điều trị bạn cần biết

Nước muối sinh lý còn được dùng để súc miệng, nhằm loại bỏ các vi khuẩn vùng hầu họng, bảo vệ niêm mạc họng, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Không chỉ có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề ở tai mũi họng, nước muối sinh lý còn có thể sát khuẩn vết thương. Các vết thương xây xát nhẹ ngoài da hoàn toàn có thể trị khỏi bằng cách lau rửa với nước muối sinh lý hàng ngày. 

2. Cách xịt mũi bằng nước muối sinh lý

Khi dùng nước muối xịt mũi cho bé, mẹ cần thực hiện theo từng bước dứt khoát để tránh làm trẻ ho sặc, gây sợ hãi, quấy khóc. Đầu tiên, mẹ giữ đầu bé cố định trên mặt phẳng cứng và nghiêng hẳn sang một bên. Mẹ lót khăn mềm hoặc gạc thấm bên dưới mặt bé để thấm nước chảy ra. 

Tiếp theo, mẹ nhẹ nhàng đưa đầu vòi xịt vào cánh mũi của lỗ mũi nằm ở trên và bơm một lượng vừa phải. Đợi từ từ để nước chảy ra từ mũi bên dưới. Làm tương tự với bên mũi còn lại.

Tùy vào tình trạng viêm nhiễm của trẻ mà mẹ xịt mũi từ 2 3 lần. Sau khi xịt, mẹ lau khô mũi bằng tăm bông nhưng tuyệt đối không đưa vào quá sâu.

Nếu dịch mũi của trẻ quá đặc, mẹ có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào trước để làm loãng bớt. Sau đó, mẹ có thể dùng ống hút để lấy bớt chất nhầy ra ngoài. 

shutterstock_768576532-1

Các động tác xịt mũi hay hút mũi trẻ nhỏ, mẹ lưu ý nên làm thật cẩn thận và nhẹ nhàng hết sức có thể để tránh làm đau bé.

Đối với trẻ lớn, mẹ có thể làm mẫu rồi hướng dẫn, khuyến khích để trẻ có thể tự làm cho mình.

Cách vệ sinh mũi với nước muối biển xịt mũi cho người lớn

  • Bước 1: Xịt 1 bên mũi 3 nhát; lưu ý chúc đầu xịt hướng xuống đất, lau đầu xịt bằng khăn giấy sạch
  • Bước 2: Bịt mũi bên còn lại để hỉ mũi bên đã xịt.

Lặp lại tương tự 2-3 lần cho mỗi bên.

3. Cách sử dụng nước muối xịt mũi đúng cách

Nước muối sinh lý xịt mũi có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, tai mũi họng. Tuy hiên, việc sử dụng chỉ mang lại hiệu quả khi bạn dùng đúng cách và tuyệt đối không lạm dụng.

shutterstock_1287443935

3.1. Chọn mua hàng đảm bảo chất lượng

Trên thị trường có rất nhiều loại nước muối sinh lý, trong đó có những hàng không đảm bảo chất lượng. Các loại nước muối này thường không đăng ký là thuốc mà đăng ký là mỹ phẩm, áp dụng các tiêu chuẩn thấp hơn trong quá trình sản xuất nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Mẹ nên chọn mua nước muối xịt mũi từ những nhà sản xuất có uy tín, sản phẩm có số đăng ký lưu hành là thuốc, đầy đủ thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng.

Mẹ có thể tham khảo một số loại nước muối sinh lý phổ biến như nước muối xịt mũi Xisat, Xịt nước muối biển Sterimar hay Nước muối xịt mũi Fysoline.  Nếu mua các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài thì nên tìm hiểu thông tin thật kỹ và mua ở địa chỉ uy tín.

3.2. Giữ vệ sinh sản phẩm sau khi sử dụng

Các lọ nước muối sinh lý dùng để nhỏ mắt, mũi, tai thường chỉ sử dụng 2-3 tuần sau khi mở nắp. Mẹ không nên dùng sản phẩm quá lâu sau khi mở nắp vì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sau mỗi lần dùng xong, mẹ cần đóng nắp cẩn thận, để nơi khô ráo, sạch sẽ.

3.3. Không lạm dụng nước muối xịt mũi

Chỉ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai mũi họng trong trường hợp cần thiết, không nên lạm dụng để tránh gây tác dụng phụ. Nếu sức khỏe trẻ bình thường và không nhiễm bệnh về hô hấp, mẹ không cần phải rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

Việc xịt mũi thường xuyên  sẽ làm mất đi lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc mũi, làm khô rát, tổn thương niêm mạc và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

3.4. Ngưng sử dụng nếu dị ứng

Sau khi xịt mũi, nếu bé xuất hiện các triệu chứng bất thường như ngứa mũi, đau rát mũi, bé khó chịu, quấy khóc, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

4. Có nên tự pha nước muối xịt mũi cho bé

Nhiều mẹ thắc mắc rằng có nên tự pha nước muối tại nhà để rửa mũi cho bé không.  Tỷ lệ của nước muối sinh lý là 0,9%, cứ trong 1 lít nước thì có 9 gram muối. Tỷ lệ này xấp xỉ với lượng muối trong dịch của cơ thể. Do vậy, nước muối sinh lý là loại nước muối tương thích và an toàn với cơ địa của mọi người. 

Khi tự pha chế nước muối tại nhà, bạn khó có thể đong đo chính xác tỷ lệ nước và muối theo đúng chuẩn. Nước muối chỉ có tác dụng sát khuẩn khi pha đúng tỷ lệ 0,9%. Nếu lượng muối cao hơn mức cho phép, nước muối có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.

shutterstock_635222021

Ngoài ra, nước muối sinh lý bán trong hiệu thuốc được sản xuất theo quy trình an toàn, đóng gói vô khuẩn. Điều này sẽ không được thực hiện trong điều kiện tại nhà.

Khi tự pha chế, dụng cụ có thể không được vệ sinh hoàn toàn, muối ăn có thể nhiễm khuẩn, dẫn đến chất lượng nước muối không đảm bảo. Nếu dùng nước muối này để vệ sinh có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.

Vì vậy để đảm bảo an toàn, mẹ không nên tự pha nước muối sinh lý tại nhà mà nên mua tại các nhà thuốc uy tín nhé.

Nước muối xịt mũi là sản phẩm cần có của mọi nhà, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Sử dụng nước muối sinh lý đúng cách sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Các kiểu râu đẹp ở nam giới thu hút và quyến rũ phụ nữ nhất
  • Vì sao kinh nguyệt không đều? làm sao để khắc phục
  • Bí quyết cắt tóc cho bé dễ dàng
  • 10 tác dụng tuyệt vời của quả na đối với sức khỏe
  • Cách trị hôi nách bằng muối cực đơn giản cho chị em bận rộn
  • Biểu hiện bướu cổ như thế nào và cách chẩn đoán bệnh
Phương Nhi

Bài trước
Tẩy tế bào chết cho da dầu như thế nào là đúng cách?
Bài sau
Nuốt nước bọt đau họng có phải bị covid không và câu trả lời từ bác sĩ vũ hải long

Có thể bạn cũng quan tâm

Top 8 loại kem chống nắng lâu trôi...

Cách nấu bó nước mát giải nhiệt theo...

Những lợi ích của việc tắm biển mà...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 4

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022
  • 5

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version