• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Mang thai » Tam cá nguyệt 2 - 3 tháng giữa
Tam cá nguyệt 2 - 3 tháng giữa

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 được không? Khi nào không nên?

đăng bởi Phương Nhi 43 views

Chuyện chăn gối trong thời gian mang thai luôn là đề tài được nhiều mẹ bầu quan tâm. Nếu các tháng đầu, mẹ bầu sợ sảy thai thì các tháng cuối lại sợ sinh non. Vậy quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có ảnh hưởng không? Bầu 4 tháng quan hệ được không? Làm thế nào để bảo vệ bé yêu trong bụng nhưng vẫn thân mật được với nửa kia? 

Tất cả những băn khoăn kể trên sẽ được Eva Mom bật mí cho các mẹ bầu trong bài viết bên dưới. Hãy cùng tham khảo! 

1. Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có an toàn không?

Theo các chuyên gia, nhu cầu tình dục và quan hệ vợ chồng khi mang thai là chuyện rất bình thường và không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Em bé đã được bảo vệ trong đệm nước ối và các cơ khỏe mạnh của thành tử cung nên việc thâm nhập và chuyển động trong lúc quan hệ sẽ không bị gây hại gì. Ngoài ra, các chất nhầy bên ngoài cổ tử cung cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn và phòng ngừa nhiễm trùng khi quan hệ. 

Dưới đây là một số thay đổi về ham muốn tình dục khi mang thai:

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Thai giáo tháng thứ 5: đừng để lỡ cơ hội để con thông minh, nhạy bén từ trong bụng mẹ
  • Bào thai đường kính lưỡng đỉnh nhỏ và những điều mẹ cần quan tâm!
  • Thai bao nhiêu tuần thì đạp và nhận biết như thế nào?
  • 7 tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa giúp bố mẹ thăng hoa, thai nhi an toàn
  • Nhạc cho bà bầu trong nước và thế giới hay nhất
  • Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? những vấn đề mẹ cần lưu ý ở tuần 18

1.1. Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu tiên)

Nồng độ hormone thay đổi có thể khiến hứng thú với chuyện chăn gối bị giảm. Hơn nữa, một số triệu chứng do thai nghén gây ra như cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đau tức ngực và phải đi vệ sinh thường xuyên cũng gây ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của các phụ nữ mang thai. 

1.2. Tam cá nguyệt thứ hai (tháng thứ 4 đến tháng thứ 6)

quan-he-khi-mang-thai-thang-thu-4-1

Các triệu chứng thai nghén dần biến mất trong giai đoạn này và ham muốn tình dục có thể tăng cao, nên đây được xem là giai đoạn mẹ bầu có thể thoải mái trong chuyện ân ái. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, lưu lượng máu của phụ nữ mang thai có thể tăng thêm và dẫn đến các cơn cực khoái cũng đến nhanh hơn. 

Do đó, câu trả lời cho băn khoăn có nên quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 hay không là: Nếu bác sĩ không cảnh báo, bạn và bé không gặp vấn đề gì về sức khỏe thì hãy thoải mái tận hưởng chuyện yêu bạn nhé!

1.3. Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ)

Mẹ bầu có thể quan hệ tình dục cho đến khi sinh con nếu kết quả kiểm tra định kỳ của cả mẹ và thai nhi đều đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, càng gần cuối thai kỳ, hứng thú trong chuyện chăn gối có thể giảm sút vì một số nguyên nhân sau: 

  • Tập trung vào việc sinh nở và chào đón thành viên mới 
  • Cơ thể trở nên nặng nề hơn, gây ra cảm giác không thoải mái khi quan hệ.

Mặt khác, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên về việc hạn chế quan hệ trong tháng cuối thai kỳ vì có thể gia tăng nguy cơ sinh non. 

1.4. Có thể bạn quan tâm

Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không? Bạn cần lưu ý những gì?

2. Gợi ý tư thế quan hệ khi mang thai tháng thứ 4

Quan hệ tình dục khi mang thai tháng thứ 4 được xem là khá an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, khi mang thai, bụng sẽ to hơn và cơ thể cũng trở nên nặng nề hơn, nên một số tư thế có thể gây khó chịu cho mẹ bầu khi quan hệ và khiến cuộc vui không thể tiếp tục. Sau đây là một số gợi ý các tư thế dành riêng cho mẹ bầu: 

  • Tư thế nữ ở trên: Đây là tư thế giúp mang đến cảm giác thoải mái cho mẹ bầu vì giúp giảm bớt áp lực cho bụng và mẹ bầu có thể kiểm soát tốc độ chuyển động nhanh hay chậm tùy ý. 
  • Tư thế úp thìa: Việc quan hệ tình dục ở tư thế này giúp mẹ bầu giảm áp lực lên bụng, mà vẫn tạo ra nhiều điểm tiếp xúc giữa mình và bạn đời, giúp cuộc vui thêm thăng hoa. 
  • Tư thế doggy: Đây là tư thế giúp giảm áp lực cho bụng bầu vì mẹ bầu sẽ quỳ bằng tay và đầu gối để bạn đời thâm nhập từ phía sau. Tuy nhiên,  tư thế này lại không phù hợp cho những ai có bụng bầu to vì sẽ gây bất tiện và mang đến cảm giác không thoải mái khi quan hệ. 

Ngoài ra, nhằm phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng khi quan hệ gây ra những ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau: 

  • Không quan hệ nếu bạn đời bị mắc bệnh qua đường tình dục 
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Sử dụng chất bôi trơn nếu tình trạng khô âm đạo khiến việc quan hệ tình dục không thoải mái.

3. Khi nào không nên quan hệ tình dục khi mang thai?

quan-he-khi-mang-thai-thang-thu-4-2

Mặc dù, quan hệ tình dục trong thời gian mang thai là an toàn nhưng hãy ngừng quan hệ khi gặp phải những tình huống sau: 

  • Mang thai đôi hay đa thai 
  • Đã từng bị sẩy thai hoặc đang có nguy cơ bị sảy thai
  • Chảy máu khi quan hệ
  • Cảm thấy nhiều cơn co thắt xảy ra trước tuần 37 và có nguy cơ chuyển dạ sinh non
  • Đang bị chảy máu âm đạo, tiết dịch hoặc chuột rút mà không rõ nguyên nhân
  • Túi ối đang bị rò rỉ chất lỏng hoặc bị vỡ màng ối
  • Cổ tử cung mở sớm trong thai kỳ
  • Nhận được chẩn đoán nhau thai bám thấp trong tử cung.

Đặc biệt, nếu lời khuyên của bác sĩ là không nên quan hệ tình dục trong thời gian mang thai thì bạn không chỉ không giao hợp, mà còn không thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến việc đạt cực khoái hay kích thích tình dục. 

3.1. Có thể bạn quan tâm

Ra máu sau khi quan hệ trong thai kỳ có sao không? Làm sao ngăn ngừa?

Tóm lại, mẹ bầu hoàn toàn có thể thực hiện chuyện chăn gối với bạn đời, bất kỳ lúc nào trong thời gian thai kỳ, khi thực sự có ham muốn và sức khỏe thai nhi ổn định. Ngược lại, nếu như không được quan hệ tình dục trong thời gian mang thai thì cũng còn rất nhiều cách thể hiện tình yêu với bạn đời như ôm hoặc hôn nhau, chứ không nhất thiết là phải quan hệ tình dục. Điều quan trọng là cả hai phải trò chuyện và cùng nhau tìm cách làm thế nào để mang đến những điều tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. 

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Thai 15 tuần đã biết trai hay gái chưa? 4 cách xác định giới tính thai nhi
  • Chu vi vòng bụng thai nhi: chỉ số tương quan chặt chẽ với trọng lượng thai nhi
  • Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
  • Mang thai tháng thứ 5 bụng vẫn nhỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
  • Khó thở khi mang thai tháng thứ 5 – nguyên nhân và cách khắc phục
  • 22 điều cần làm trong 3 tháng cuối thai kỳ để chuẩn bị đón bé yêu chào đời
Phương Nhi

Bài trước
Gợi ý 11 mẫu nail Tết 2022 hợp trend, đẹp sang trọng cho nàng thêm rạng rỡ
Bài sau
Tên đệm cho con gái tên Dương ý nghĩa, thùy mị và nết na khiến “vạn người mê”

Có thể bạn cũng quan tâm

Rỉ ối 3 tháng giữa: Nguyên nhân và...

Ho mọc tóc tháng thứ mấy? Có phải...

Bộ phận sinh dục thai nhi tuần 16...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version