• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Gia đình » Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm sóc sức khỏe gia đình

Sẹo thâm thủy đậu bao lâu thì hết? làm sao để sẹo thủy đậu nhanh hết?

đăng bởi Phương Nhi 34 views

Thủy đậu là bệnh thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Thông thường, bệnh sẽ tự hết sau khoảng 3 đến 4 tuần. Các nốt mụn nước, nốt thủy đậu cũng sẽ tự khô và lành sau khi bạn khỏi bệnh.

Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách, thủy đậu rất dễ để lại vết thâm sẹo trên da. Làm cách nào để ngăn ngừa sẹo thủy đậu? Sẹo thâm thủy đậu bao lâu thì hết? Eva Mom sẽ chia sẻ cùng bạn.

1. Sẹo thủy đậu, vì sao lại có?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp, do virus varicella zoster gây nên. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, trong đó trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất.

Triệu chứng điển hình nhất của thủy đậu là các nốt mụn nước, mụn mủ xuất hiện khắp người. Sau khi khô lại, các nốt mụn sẽ tạo vảy và bong ra. Tùy theo cơ địa và cách chăm sóc, thủy đậu có thể để lại sẹo hoặc không.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Bệnh huyết trắng kiêng ăn gì? những thực phẩm chị em nên cạch mặt khi bị huyết trắng
  • Nước ép nho mix với gì? 8 cách làm nước ép nho “ngon khó cưỡng”
  • Cách trị hôi nách bằng muối cực đơn giản cho chị em bận rộn
  • Mụn đầu đen có nên nặn không? giải pháp nào để loại bỏ loại mụn này?
  • Cách chữa vùng kín có mùi hôi đơn giản, hiệu quả và an toàn
  • 2 cách làm tinh dầu chanh giúp trị mụn, làm đẹp da

Các nốt mụn thủy đậu gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn sờ liên tục, gãi mạnh sẽ dễ để lại sẹo thủy đậu. Khi gãi, bụi bẩn và vi khuẩn trong móng tay có thể xâm nhập vào vết mụn, gây tổn thương và bội nhiễm cho da.

shutterstock_2144704969

Khi các mụn nước đóng vảy, việc gãi sẽ dễ làm bong vảy. Lúc này, vết thương sẽ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể tạo ra vết thâm.

 Ngoài ra, trong quá trình bị thủy đậu, nếu bạn vệ sinh không sạch sẽ, da sẽ có nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo. Việc sử dụng các thuốc bôi không rõ nguồn gốc hay tắm nước lá không chuẩn vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra sẹo thủy đậu.

2. Sẹo thâm thủy đậu bao lâu thì hết?

Các vết thâm và sẹo thủy đậu gây mất thẩm mỹ cho làn da, khiến chị em tự ti. 

Vậy sẹo thủy đậu bao lâu thì hết? Thông thường, nốt thủy đậu tình trạng nhẹ, không nhiễm trùng sẽ tự mờ dần và biến mất sau khoảng 3 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian này còn tùy thuộc vào cơ địa và quá trình chăm sóc.

Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi, quá trình tái tạo da rất tốt nên hiếm khi để lại sẹo thủy đậu. Mụn nước sau khi vỡ ra sẽ dễ dàng tự hết sau vài tháng mà không cần điều trị.

Với trẻ trên 15 tuổi và người lớn, các mụn nước rất dễ bội nhiễm và hình thành sẹo nếu không được chăm sóc đúng cách.

Ở những người có cơ địa nhạy cảm, da dễ dị ứng thì quá trình lành sẹo diễn ra lâu hơn bình thường. Nguyên nhân là trong quá trình hồi phục, bất kỳ tác động nhỏ nào cũng có khả năng tổn thương da và ảnh hưởng đến vết mụn. 

Khi nào thì bôi thuốc trị sẹo thủy đậu? Bạn lưu ý không nên áp dụng bất cứ phương pháp điều trị sẹo nào khi da chưa lành hẳn. Việc bôi thuốc chỉ nên thực hiện khi vết thương đã lên da non.

Đối với những vết sẹo lõm, vùng da bị tổn thương nặng, khả năng là sẹo sẽ không tự biến mất. Lúc này, bạn cần dùng các biện pháp da liễu để can thiệp xóa sẹo.

3. Làm sao để sẹo thủy đậu nhanh hết?

Sẹo thủy đậu bao lâu thì hết tuỳ thuộc vào cơ địa và quá trình chăm sóc. Để cải thiện tình trạng sẹo và thâm do thủy đậu để lại, bạn có thể tham khảo một số cách sau.

shutterstock_2083917922

3.1. Trị sẹo bằng kem, thuốc đặc trị

Sẹo thủy đậu thường có hai dạng là lồi và lõm. Hai loại sẹo này thường rất lâu lành. Trị sẹo lõm thủy đậu tại nhà bằng cách nào? Bạn có thể dùng kem hoặc thuốc đặc trị, bôi lên vùng sẹo để da dần được lấp đầy, khôi phục về bình thường. 

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị sẹo được bày bán. Bạn nên chọn mua thuốc ở những cơ sở uy tín, chọn thuốc có nguồn gốc xuất xứ và được kiểm định. Các loại thuốc trị sẹo hiệu quả thường có các thành phần tự nhiên, bổ sung nhiều dưỡng chất cho da như Aloe vera, Bromelain, Allium cepa, Aloe vera. 

Bạn không dùng thuốc mỡ như Tetracyclin, Penicillin để bôi lên vùng da bị tổn thương. Điều này sẽ khiến da có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng hơn. Để biết liều lượng và cách sử dụng thuốc bôi đúng cách nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

3.2. Trị sẹo thủy đậu bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh việc dùng thuốc đặc trị, một số chị em còn tìm đến các bài thuốc dân gian để trị sẹo. Một số nguyên liệu tự nhiên trị sẹo tốt có thể kể đến như mật ong, nước cốt chanh, rau mà, bột ngọc trai, nghệ tươi, yến mạch, nha đam. Khi sử dụng phương pháp tự nhiên để trị sẹo thủy đậu, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Nếu có cơ địa nhạy cảm, bạn nên cân nhắc khi bôi các bài thuốc dân gian tự chế lên da vì có nguy cơ dị ứng.
  • Phương pháp trị sẹo tự nhiên đòi hỏi sự kiên trì. Bạn cần thực hiện liên tục và trong thời gian dài thì mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Trong trường hợp da bị kích ứng sau khi bôi thuốc, bạn cần ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm phương án điều trị thích hợp hơn.

3.3. Sẹo thâm thủy đậu bao lâu thì hết? Sử dụng công nghệ để sẹo mau hết

Nếu sau 1 năm điều trị mà vết thâm và sẹo thủy đậu vẫn không cải thiện, bạn có thể tìm đến các phương pháp trị sẹo bằng công nghệ cao. Các phương pháp như phẫu thuật, tiêm chất làm đầy sẹo, lăn kim, phi kim hay chiếu tia laser rất phổ biến ở các cơ sở làm đẹp, thẩm mỹ.

Nếu có nhu cầu điều trị, bạn nên đến cơ sở uy tín, có sự tư vấn của bác sĩ chuyên ngành để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

4. Cách hạn chế sẹo thủy đậu

shutterstock_1770328337

Những vết thâm sẹo trên da luôn là nỗi phiền toái của chị em. Mặc dù bạn đã biết sẹo thâm thủy đậu bao lâu thì hết, nhưng không có sẹo vẫn tốt hơn. Nếu chẳng may bị thủy đậu, làm thế nào để hạn chế di chứng thâm, sẹo đáng ghét này? 

4.1. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vùng da bị tổn thương và lên da non rất dễ bị thâm khi bị ánh nắng chiếu vào. Nếu bắt buộc phải ra ngoài nắng, bạn nên che chắn cẩn thận.
  • thủy đậu có thể gây ra tình trạng sốt nhẹ trong một số trường hợp. Lúc này, bạn nên uống nhiều nước để cơ thể dễ chịu, hạn chế mất nước.
  • Bổ sung các loại rau xanh, củ quả, trái cây trong bữa ăn hàng ngày. Đây là các thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, giúp phòng chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh Collagen, phòng ngừa sẹo lõm, lồi.
  • Tránh ăn những món chiên, xào nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh.
  • Hạn chế các loại gia vị có tính cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt.
  • Tránh ăn rau muống, thịt bò, thịt dê, thịt chó, hải sản và các loại trái cây tính nóng như nhãn, vải, xoài, mít, sầu riêng, chôm chôm.
  • Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm để tránh cọ xát gây vỡ các mụn nước.
  • Tăng cường thời gian nghỉ ngơi, không căng thẳng hay vận động quá mức.

4.2. Chế độ vệ sinh cá nhân

  • Tuyệt đối không được gãi vùng bị thủy đậu. Nếu quá ngứa, bạn có thể xoa nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc đầu móng tay vào các nốt mụn.
  • Từ ngày thứ 4 trở đi của quá trình nhiễm bệnh, các mụn nước sẽ bắt đầu đóng vảy và se lại. Lúc này, vết thương đang kéo da non nên gây ngứa nhiều hơn. Nếu lòng bong vảy sớm sẽ có nguy cơ bội nhiễm và để lại thâm, sẹo. Vì vậy, bạn lưu ý không nên sờ hay gãy vào thời điểm này nhé.
  • Sẹo thâm thủy đậu bao lâu thì hết? Theo kinh nghiệm dân gian, người bị thủy đậu phải kiêng gió, kiêng nước thì mới mau hồi phục. Tuy nhiên, việc vệ sinh cơ thể, tắm rửa là hết sức cần thiết để làm trôi những vi khuẩn trú ngụ trên da. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, bạn càng cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và muốn gãi nhiều hơn. Vì vậy, bạn cần vệ sinh cơ thể cẩn thận trong thời gian mắc thủy đậu.
  • Cách làm sạch cơ thể tốt nhất là tắm nhanh với nước ấm hoặc lau người bằng khăn nhúng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ngáy. Hạn chế tắm bằng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh.
  • Nhiều chị em tìm tòi các loại lá để nấu nước tắm. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích. Việc tắm bằng các loại nước lạ có thể khiến da bị kích ứng.

Như vậy, sẹo thâm thủy đậu bao lâu thì hết? Câu trả lời còn tùy thuộc vào tình trạng da và chế độ chăm sóc cơ thể trong thời gian mắc bệnh. Bạn không nên quá lo lắng về sẹo thủy đậu. Chỉ cần giữ gìn vệ sinh và chăm đúng cách là bạn sẽ hạn chế được khả năng để lại sẹo của bệnh thủy đậu.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Nước ép mận có tác dụng gì? uống nước mận có nóng không?
  • Collagen là gì? tại sao cần bổ sung collagen?
  • Quan hệ không có cảm giác phải làm sao? vấn đề lớn của nhiều cặp đôi
  • Bà bầu bệnh gút có ăn được thịt gà không? khẩn cấp tìm ngay câu trả lời, bạn nhé!
  • Bôi kem đánh răng lên mụn? liệu có hiệu quả như lời đồn
  • Cách quan hệ tình dục lên đỉnh khiến chàng không muốn bước ra khỏi giường
Phương Nhi

Bài trước
Góc giải đáp từ bác sĩ: mổ ruột thừa bao lâu thì quan hệ được bình thường?
Bài sau
Các biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến nhất cho phụ nữ

Có thể bạn cũng quan tâm

Top 8 loại kem chống nắng lâu trôi...

Cách nấu bó nước mát giải nhiệt theo...

Những lợi ích của việc tắm biển mà...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version