• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Mang thai » Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu
Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu

Siêu âm thai 12 tuần biết được thông tin gì? Vì sao mẹ cần thực hiện?

đăng bởi Phương Nhi 34 views

Siêu âm thai tuần 12 hoặc siêu âm tam cá nguyệt thứ nhất là thời điểm quan trọng bởi sẽ giúp mẹ bầu phát hiện được vấn đề bất thường. 

Trong bài viết này, Eva Mom giới thiệu đến bạn những thông tin xoay quanh việc siêu âm 12 tuần và vì sao mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm hình ảnh này.

1. Vì sao mẹ bầu cần siêu âm thai 12 tuần?

Trải qua 12 tuần mang thai là một cột mốc quan trọng vì đây là thời điểm đánh dấu việc hoàn thành tam cá nguyệt đầu tiên và bác sĩ có thể khuyên bạn nên siêu âm để đánh giá quá trình mang thai đang tiến triển như thế nào. Dưới đây là một vài điều mà bác sĩ sẽ kiểm tra khi bạn siêu âm thai 12 tuần:

  • Để đo độ mờ da gáy.
  • Phát hiện bất thường nhiễm sắc thể.
  • Siêu âm nhằm kiểm tra nhịp tim thai nhi.
  • Giống như các lần siêu âm thai trước, siêu âm thai tuần 12 giúp biết bạn đang cấn bầu chính xác bao nhiêu thai nhi, từ thai đơn cho đến đa thai.
  • Siêu âm giúp thiết lập tuổi thai bằng cách đo chiều dài em bé từ thóp đến mông.
  • Hỗ trợ bác sĩ quan sát các bộ phận của bé như: cánh tay, chân, ngực, đầu và đánh giá xem chúng có phát triển với tốc độ bình thường không.
  • Bác sĩ cũng sẽ quan sát cột sống của thai nhi để kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không.
  • Các buồng tim thai cũng có thể được tầm soát bất thường ở thời điểm này.
  • Giúp bác sĩ thiết lập biểu đồ sức khỏe và vị trí của nhau thai.

2. Mẹ bầu cần chuẩn bị gì khi đi siêu âm?

Bạn có thể bồn chồn và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra trong quá trình siêu âm thai. Tuy nhiên, không có gì đáng để lo lắng cả, hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái nhất có thể cũng như bận trang phục phù hợp cho quá trình siêu âm.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • 5 thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang thai bạn cần biết
  • Đau bụng lâm râm khi mang thai, mẹ coi chừng nhé!
  • Ra máu báo thai có đau lưng không? mẹ bầu đừng bỏ qua nhé!
  • Mẹ bầu sẽ nhẹ gánh hơn với các dấu hiệu sắp hết nghén này
  • Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy: bất thình lình, khó đoán trước
  • Tuần này, bé cưng có gì mới?

Thời gian cho siêu âm thai có thể chỉ diễn ra trong vòng 15 phút nếu thai nằm đúng tư thế ngửa trung gian, là tư thế giúp bác sĩ quan sát rõ các cấu trúc cần khảo sát.

3. Siêu âm 12 tuần thai cho biết những chỉ số gì?

sieu-am-thai-3-thang-dau-1

Siêu âm thai 12 tuần có thể là lần đầu tiên bạn thấy em bé đang phát triển rõ hình dáng người. Bên cạnh đó, phương pháp siêu âm còn được xem như quá trình xét nghiệm sàng lọc cho ba tháng đầu tiên gồm những yếu tố như sau:

3.1. Phát hiện dị tật bất thường

Nếu em bé đang bị hội chứng Down thì tình trạng này có thể được phát hiện trong siêu âm 12 tuần thai bởi sẽ xuất hiện tình trạng tích tụ nhiều chất lỏng hơn ở nếp gấp da gáy, hiện diện ở đáy của cổ bé. Theo các chuyên gia, độ mờ da gáy của thai nhi mắc hội chứng Down sẽ dày hơn so với thai nhi khỏe mạnh.

3.2. Tính tuổi thai và ngày dự sinh

Theo các chuyên gia, siêu âm thai 12 tuần sẽ hỗ trợ bác sĩ ghi chú được chính xác kích thước của thai nhi cũng như các thông tin cần thiết khác như tuổi thai, ngày dự sinh của bé. Điều này giúp bố mẹ có được sự chuẩn bị chu đáo nhất cho thiên thần nhỏ khi con chào đời.

Bên cạnh đó, những chỉ số trên vô cùng thiết yếu, quan trọng nên mẹ bầu đừng bỏ qua lần siêu âm này nhé.

3.3. Có thể bạn quan tâm

7 điều cần biết về siêu âm thai và các mốc siêu âm quan trọng

3.4. Có thể biết giới tính thai nhi không?

Siêu âm tuần này thường chỉ nhằm mục đích xác định xem bé có khỏe mạnh và phát triển như bình thường hay không và mặc dù các cơ quan sinh dục đã phát triển tốt, nhưng thường thì vẫn quá sớm để nhìn thấy những bộ phận này một cách rõ ràng.

Tuy nhiên, một số người tin vào lý thuyết rằng có thể xác định giới tính của em bé từ bức ảnh siêu âm đầu tiên đó bằng cách xem xét góc của bộ phận sinh dục trên em bé. Nếu bộ phận sinh dục nằm lệch khỏi cơ thể, điều đó cho thấy bạn đang mang thai bé trai và nếu nó nằm ngang với tủy sống thì điều đó cho thấy bạn đang có con gái.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, Nghị định 114/2006/NĐ-CP được ban hành, trong đó có mục cấm công bố giới tính thai nhi nhằm hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt nên các bệnh viện sẽ không cho mẹ bầu biết giới tính của bé cho đến khi con ra đời.

Do đó, nếu tò mò về giới tính của bé hoặc muốn có sự chuẩn bị tốt nhất về đồ đạc vật dụng khi con ra đời, bạn có thể tham khảo bài viết Những cách đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian.

4. Các xét nghiệm có thể thực hiện

me-sieu-am-thai-12-tuan

Bên cạnh quá trình kiểm tra thai nhi bằng hình ảnh siêu âm, mẹ bầu có khả năng sẽ cần đến những hình thức xét nghiệm khác, chẳng hạn như:

4.1. Xét nghiệm máu

Đây là xét nghiệm bắt buộc với phụ nữ mang thai nhằm kiểm tra các chỉ số huyết sắc tố (hemoglobin) và số lượng tiểu cầu. Nếu kết quả cho thấy chỉ số huyết sắc tố đang ở mức thấp đồng nghĩa với việc bạn nguy cơ bị thiếu máu hoặc thiếu sắt khi mang thai, bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra gợi ý nên bổ sung viên sắt để hạn chế tình trạng trên.

Trong trường hợp độ mờ da gáy có kết quả bất thường và thai nhi bị nghi ngờ mắc hội chứng Down thì xét nghiệm máu sẽ hỗ trợ đưa ra những kết luận chính xác hơn.

Ngoài ra, xét nghiệm máu theo hình thức double test có thể cho thấy kết quả rõ ràng, từ đó tầm soát hội chứng Edward và hội chứng Patau hiệu quả.

Cuối cùng, nếu bạn không kiểm tra tổng quát trước khi mang thai thì lần xét nghiệm này sẽ là cơ hội để phát hiện bản thân có mắc các bệnh dễ lây sang thai nhi hay không và đưa ra phương hướng điều trị.

4.2. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu cũng là xét nghiệm cần thiết với các mẹ bầu nhằm phát hiện thêm các dấu hiệu bất thường khác, chẳng hạn như dư lượng đạm (protein) cao gợi ý tổn thương thận, đường (glucose) cao gợi ý bệnh lý đái tháo đường, có bạch cầu cao gợi ý nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu…

Với những thông tin được chia sẻ ở trên, Eva Mom tin rằng mẹ bầu đã có cái nhìn tổng quan về siêu âm thai 12 tuần. Vì sức khỏe của mẹ và bé, bạn không nên bỏ qua mốc siêu âm quan trọng này nhé. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Bị nấm khi mang thai 3 tháng đầu – hiểu để vơi bớt nỗi lo mẹ nhé!
  • Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Thai giáo tháng thứ 1: bạn cần làm ngay để con khỏe mạnh nhé!
  • 20 cách giảm nghén 3 tháng đầu hiệu quả cho phụ nữ mang thai
  • Yoga cho bà bầu 3 tháng đầu: lợi ích, các bài tập và những lưu ý
  • Có bầu 3 tháng bị đau lưng, nguyên nhân và cách xử lý
Phương Nhi

Bài trước
Hội chứng HELLP: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa
Bài sau
Mẹ bầu ăn gì để con có má lúm đồng tiền? 4 mẹo hay nặn má lúm cho bé

Có thể bạn cũng quan tâm

Có thể viết lại tiêu đề bài viết...

Thai giáo tháng thứ 2: Mẹ phải làm...

Ra khí hư khi mang thai 3 tháng...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version