• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Gia đình » Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm sóc sức khỏe gia đình

Sức khỏe tinh thần là gì? làm sao để chăm sóc sức khỏe tinh thần?

đăng bởi Phương Nhi 36 views

Theo các nhà tâm lý trị liệu, sức khỏe tinh thần không chỉ là vấn đề bệnh lý mà còn là tập hợp của yếu tố cảm xúc và xã hội. Vậy sức khỏe tinh thần thực chất là gì? Và có cách nào để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bản thân không?

1. Sức khỏe tinh thần là gì?

suc-khoe-tinh-than-la-gi_1433732

1.1. Sức khỏe tinh thần

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, sức khỏe tinh thần (mental health) là trạng thái tinh thần giúp bạn có khả năng:

  • Đối diện với những căng thẳng hàng ngày;
  • Nhận ra khả năng của mình;
  • Tự tạo động lực làm việc;
  • Tạo ra giá trị cho cộng đồng.

Thực trạng sức khỏe tinh thần tại Việt Nam

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Cách trị mất ngủ dân gian “3 đời gia truyền” bảo đảm khỏi 100%
  • Khi quan hệ cô bé phát ra tiếng kêu, bị xì hơi: khắc phục thế nào?
  • Cách làm tinh dầu nghệ để trị mụn, chăm sóc da và tóc
  • Các biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến nhất cho phụ nữ
  • 10 cách trị sẹo lâu năm cho bé, cách trị vết thương trên mặt không để lại sẹo hay nhất
  • Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không để “cô bé” luôn khỏe mạnh

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương năm 2014, tỷ lệ người Việt mắc 10 chứng rối loạn tâm thần là 14,2%, trong đó riêng trầm cảm là 2,45%. Trong số đó, 80% người bệnh không biết mình bị bệnh và 70% chỉ tới viện khi bệnh đã nặng.

Vậy sức khỏe tinh thần tốt là gì? Và một người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ trông như thế nào?

2. Sức khỏe tinh thần tốt là gì?

Một người có sức khỏe tinh thần tốt là người đang không mắc các rối loạn tâm thần (được chẩn đoán bởi các bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý lâm sàng); hoặc họ đang cảm thấy rất hạnh phúc, dù là sống ở đâu và hoàn cảnh nào.

Dấu hiệu cho thấy một người có sức khỏe tinh thần tốt:

  • Ăn ngon và có những giấc ngủ sâu.
  • Cảm thấy hào hứng khi bắt đầu một ngày mới.
  • Làm việc hiệu quả và giao tiếp tốt với mọi người.
  • Luôn nhiệt tình chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
  • Sẵn sàng đối diện với các khó khăn trong đời sống hàng ngày.
  • Có đủ sự lạc quan cũng như ý thức để kiểm soát hành vi và cảm xúc của chính mình. 

3. Dấu hiệu của sức khỏe tinh thần bất ổn là gì?

suc-khoe-tinh-than-la-gi_1936385779

Nếu sức khỏe tinh thần của bạn đang bị bất ổn, lúc này tâm trí của bạn sẽ bị bao trùm bởi chuỗi suy nghĩ tiêu cực, và có những hành vi không lành mạnh đối với bản thân. Nếu tình trạng này kéo dài, nó không chỉ có ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của bạn.

3.1. Dấu hiệu sức khỏe tinh thần bất ổn

  • Bạn không muốn bước xuống giường vào mỗi buổi sáng.
  • Bạn thường xuyên bị stress do áp lực công việc hàng ngày.
  • Bạn dễ dàng cảm thấy buồn chán, bị tổn thương và tức giận.
  • Bạn thường muốn được ở một mình hoặc làm việc đơn độc.
  • Bạn cảm thấy mệt mỏi về thể chất dù không có vấn đề bệnh lý.

4. Các rối loạn sức khỏe tinh thần phổ biến là gì?

4.1. Các rối loạn tâm thần phổ biến

suc-khoe-tinh-than-la-gi_758549185

Rối loạn trầm cảm (depression): Trầm cảm là một loại rối loạn tâm lý phổ biến và ảnh hưởng trầm trọng đến cảm xúc, suy nghĩ, cũng như hành động của con người.

Rối loạn lo âu (anxiety disorder): Rối loạn lo âu là một rối loạn tâm lý gây ra lo lắng quá mức suy nghĩ nhiều và sợ hãi thường xuyên.

Rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder): Người bị rối loạn lưỡng cực thường có sự thay đổi cảm xúc và tâm trạng một cách đột ngột. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày cũng như các mối quan hệ.

Rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder): Rối loạn lo âu xã hội bao gồm những nỗi sợ hãi về một tình huống xã hội; hoặc hoạt động nào đó có thể khiến người khác đánh giá tiêu cực về bạn.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD obsessive-compulsive disorder): Là một hội chứng rối loạn lo âu đặc trưng bởi những suy nghĩ không thể kiểm soát, và những hành vi lặp đi lặp lại, được nghi thức hóa mà bạn cảm thấy buộc phải thực hiện. Cụ thể là bạn sẽ cần mọi thứ phải sạch sẽ, chỉn chu, kỹ tính, sự ngay ngắn thẳng hàng,..

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTDS): Bạn có thể mắc rối loạn PTSD sau khi bạn vừa trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau buồn như thiên tai, tai nạn nghiêm trọng, khủng bố, chiến tranh,..

Tâm thần phân liệt (schizophrenia): Là một chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng với các triệu chứng như ảo tưởng, nóng nảy và có hành vi bạo lực.

4.2. Rối loạn tâm thần ở mẹ bầu và trẻ em

suc-khoe-tinh-than-la-gi_2095299124

Trầm cảm sau sinh (postpartum depression): Trầm cảm sau sinh là một trạng thái tinh thần tiêu cực mà nhiều sản phụ hiện nay đang gặp phải. Tại Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm sau sinh theo một số nghiên cứu sàng lọc có thể lên tới 33%. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những hậu quả khó lường cho sản phụ.

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD Autism spectrum disorder): Tự kỷ là các rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn, và sự phát triển trí tuệ không đều đôi khi có khuyết tật về trí tuệ.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD Attention deficit hyperactivity disorder): Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. 3 dạng ADHD chủ yếu là giảm chú ý, tăng động/bốc đồng, và kết hợp cả hai dạng trên.

4.3. Những vấn đề sức khỏe tinh thần khác là gì?

Căng thẳng (stress): Stress là cảm giác choáng ngợp hoặc không thể đối phó với áp lực tinh thần hoặc cảm xúc. Stress còn được hiểu là phản ứng của cơ thể khi chúng ta gặp áp lực.

Kiệt quệt (burn-out): Tình trạng kiệt quệ là một dạng phản ứng trước căng thẳng kéo dài của cơ thể. Lúc này, bạn sẽ thường cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi, hoài nghi và cụ thể là giảm khả năng chuyên môn của mình.

5. Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần lành mạnh

suc-khoe-tinh-than-la-gi_1481912969

Chăm sóc sức khỏe tinh thần không chỉ giới hạn ở việc tham vấn tâm lý, hay tham gia các nhóm hỗ trợ trị liệu. Mà còn là tất cả những thói quen, hoạt động, sinh hoạt của chúng ta trong đời sống hàng ngày.

5.1. Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

  • Xây dựng thói quen ngủ, thức đúng giờ.
  • Ăn uống lành mạnh, nhiều rau và ít chất béo.
  • Tập thể dục đều đặn từ 40 60 phút 4 lần mỗi tuần.
  • Phát triển kỹ năng chăm sóc và tự yêu thương bản thân.
  • Học cách chấp nhận các hiệu tượng xảy ra trong đời sống (thực hành chánh niệm).
  • Kết nối với mọi người xung quanh, thậm chí là yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn bè và người thân.

Nếu để kể về những cách chăm sóc sức khỏe tinh thần là gì thì thật sự là rất nhiều. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ hoạt động nào khiến bạn cảm thấy vui; và cho phép những suy nghĩ của bạn tạm thời bình yên lại, thì đó cũng là cách hiệu quả cho riêng bạn. 

6. Các phương pháp điều trị các rối loạn tâm thần

6.1. Liệu pháp tâm lý 

Đây là phương pháp giúp bạn điều trị bệnh tinh thần bằng cách trò chuyện với chuyên gia tâm lý về những cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của bạn. Các chuyên gia sẽ đóng vai trò như một người bạn lắng nghe mà không phán xét. Từ đó, họ sẽ gợi mở cho bạn giải pháp tốt nhất để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Một số liệu pháp trị liệu tâm lý phổ biến:

  • Liệu pháp hành vi (Behavior therapy).
  • Liệu pháp nhận thức (Cognitive therapy).
  • Liệu pháp nhân văn (Humanistic therapy).
  • Liệu pháp tích hợp hoặc tổng thể toàn diện (Integrative or holistic therapy).
  • Liệu pháp phân tâm học và theo định hướng tâm động học (Psychoanalysis and psychodynamic therapies).

6.2. Trị liệu bằng thuốc

suc-khoe-tinh-than-la-gi-3

Tùy thuộc vào chẩn đoán rối loạn tâm thần; bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc phù hợp. Bạn lưu ý là không nên tự ý sử dụng thuốc để tự điều trị; bạn luôn cần sự chỉ định và tham vấn từ bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý lâm sàng.

Trước khi kết thúc nội dung, Eva Mom có một điều muốn chia sẻ thêm với bạn. Đó là đôi khi bạn có quyền cảm thấy bất ổn, có quyền được nghỉ ngơi, có quyền chọn những điều tốt nhất cho mình, đặc biệt là chọn bên cạnh những người yêu quý và luôn tin rằng bạn sẽ có thể tốt hơn trong tương lai. Vậy nên chọn yêu bản thân thì sẽ không cần cảm thấy có lỗi vì điều đó! Hy vọng bài viết đã giải đáp câu hỏi sức khỏe tinh thần là gì; và chỉ ra những gì bạn làm là giúp cho sức khỏe tinh thần của bạn tốt hơn.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Ho nhiều sau khi khỏi covid-19: thuốc điều trị và cách xử trí
  • Suy nhược cơ thể: 18 nguyên nhân và 5 cách điều trị
  • Top 9 công dụng của hoa đậu biếc tươi giúp bạn khỏe đẹp toàn diện mà chắc chắn chưa ai biết
  • Các biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến nhất cho phụ nữ
  • Làm sao để có da mặt đẹp không mụn? đáp án dành cho bạn
  • Biến chủng ba.5 nguy hiểm như thế nào? cách phòng tránh
Phương Nhi

Bài trước
Tư thế quan hệ cho dương vật ngắn vào sâu nhất, nàng mê mẩn
Bài sau
Xuất tinh sớm có phải là yếu sinh lý không?

Có thể bạn cũng quan tâm

Top 8 loại kem chống nắng lâu trôi...

Cách nấu bó nước mát giải nhiệt theo...

Những lợi ích của việc tắm biển mà...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Lợi ích chè vằng đối với sữa và cách sử dụng hiệu quả chè vằng cho các bà mẹ có con nhỏ!

    03/06/2023
  • 4

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 5

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version