• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Gia đình » Chăm sóc sức khỏe gia đình
Chăm sóc sức khỏe gia đình

Thành phần của vắc xin có những gì?

đăng bởi Phương Nhi 31 views

Thành phần của vắc xin đóng vai trò quan trọng giúp vắc xin hoạt động hiệu quả. Nhìn chung, vắc xin sử dụng một thành phần hoạt tính (acitive ingredient) để bắt chước tác nhân gây bệnh một cách an toàn nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch.

Tuy nhiên, để các thành phần hoạt tính này phát huy hiệu quả; cần có các thành phần khác của vắc xin.

1. Các thành phần của vắc xin

Một cách tổng quan nhất, các thành phần của vắc xin bao gồm:

  • Thành phần hoạt tính: Các kháng nguyên
    • Virus sống, giảm động lực.
    • Virus bất hoạt (đã chết).
    • Virus tách chiết.
    • Vaccines tái tổ hợp.
  • Thành phần phụ:
    • Chất bổ trợ.
    • Các hợp chất ion và dung dịch đệm.
    • Chất bảo quản.
    • Chất ổn định.
    • Chất hoạt động bề mặt/chất nhũ hóa.
    • Dung dịch pha loãng.
    • Dung môi.

Hiểu về các thành phần của vắc xin và vai trò của chúng sẽ giúp bạn biết rõ cách vắc xin giúp xây dựng khả năng miễn dịch và chống lại bệnh tật.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • 12 cách trị chấy hiệu quả tận gốc cho trẻ tại nhà
  • Bài tập giúp chân thon gọn theo chuẩn vàng 5-3-2
  • Ở riêng không đơn giản, bạn sẽ đánh mất nhiều thứ
  • 16 cách làm tăng ham muốn khi quan hệ cho cả nam và nữ
  • Nguyên nhân khiến khí hư màu hồng nhạt không nên xem thường
  • Cách chữa chai chân hiệu quả không tưởng chỉ bằng những thứ đơn giản tại nhà

thanh-phan-cua-vac-xin-01

2. Thành phần kháng nguyên của vắc xin

Toàn bộ vắc xin đều chứa kháng nguyên từ virus, vi khuẩn đã chết hoặc bị làm cho yếu đi. Các kháng nguyên khiến cho vắc xin hoạt động hiệu quả bằng cách thúc đẩy cơ thể sản xuất đáp ứng miễn dịch cần thiết để tự bảo vệ khỏi bệnh lý. Dưới đây là một số dạng kháng nguyên, bao gồm:

  • Virus sống, giảm độc lực. Chúng quá yếu để có thể gây bệnh nhưng vẫn đủ để khiến cơ thể sản xuất đáp ứng miễn dịch. Những loại này thường dùng trong vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella, virus rota, thủy đậu và một loại vắc xin cúm.
  • Virus bất hoạt (đã chết). Vaccin bất hoạt là vaccin sử dụng virus có vật chất di truyền đã bị phá hủy nên chúng không thể nhiễm vào tế bào và tái tạo; nhưng vẫn có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch. Các vắc xin thường có loại kháng nguyên này bao gồm vắc xin ngừa bại liệt, viêm gan A, cúm và bệnh dại.
  • Virus tách chiết. Loại này được lấy từ những bộ phận đặc thù của virus đã chết. Vắc xin điển hình là viêm gan B và HPV.
  • Vi khuẩn tách chiết. Tương tự loại trên, kháng nguyên này lấy từ bộ phận đặc thù của vi khuẩn đã chết. Vắc xin được điều chế theo phương thức này thường là Haemophilus Influenzae type b (Hib) gây bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ, phế cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn, bạch hầu, uốn ván và ho gà.

Ngoài ra, trong vắc xin còn chứa các thành phần nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Các chất này gồm chất bảo quản, tá dược, chất phụ gia và một số thành phần khác không đáng kể, chẳng hạn như môi trường tăng sinh, kháng sinh.

3. Thành phần phụ của vắc xin

3.1. Chất bổ trợ

Chất bổ trợ tăng cường hiệu quả đáp ứng miễn dịch của những người được tiêm chủng.

Một số thành phần của vắc xin là một lượng nhỏ muối nhôm. Chẳng hạn như nhôm hydroxit, nhôm photphat, và kali nhôm sunphat (phèn) như một chất bổ trợ. Chưa có bằng chứng nào cho thấy muối nhôm trong vắc xin gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc lâu dài.

3.2. Các hợp chất ion và dung dịch đệm

Dung dịch đệm dùng để chống lại những thay đổi về độ pH, chẳng hạn như monopotassium phosphate và natri borat.

Các hợp chất ion giúp điều chỉnh trương lực và duy trì độ thẩm thấu. Natri clorua (muối ăn) là dung dịch đệm phổ biến nhất được sử dụng.

3.3. Chất bảo quản

Công dụng của chất bảo quản là giúp vắc xin không bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh; hay nói cách khác là đảm bảo độ tinh sạch của thuốc chủng. Các hợp chất thường được sử dụng để làm chất bảo quản bao gồm:

  • 2-phenoxyetanol: được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm như sản phẩm chăm sóc em bé; thuốc nhỏ mắt và tai; cũng như vắc xin.
  • Phenol: là một loại rượu thơm thường được sử dụng làm chất bảo quản trong vắc xin.
  • Thimerosal: là một hợp chất có nguồn gốc từ thủy ngân được sử dụng làm chất bảo quản trong vắc xin; và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác trên thế giới trong nhiều năm. Không có bằng chứng cho thấy thiomersal gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc lâu dài nào.

thanh-phan-cua-vac-xin-02

3.4. Chất ổn định

Chất ổn định được sử dụng để giúp vắc xin duy trì hiệu quả trong quá trình bảo quản. Đây là thành phần cần thiết của vắc xin; đặc biệt khi bảo quản lạnh không đáng tin cậy.

3.5. Chất hoạt động bề mặt/chất nhũ hóa

Chất hoạt động bề mặt là một loại chất nhũ hóa. Chúng giúp các hạt vẫn lơ lửng trong chất lỏng; ngăn ngừa sự lắng đọng và vón cục bằng cách giảm sức căng bề mặt của chất lỏng.

3.6. Dung dịch pha loãng

Dung dịch pha loãng là chất lỏng được sử dụng để pha loãng vắc xin đến nồng độ thích hợp ngay trước khi sử dụng. Thành phần này của vắc xin thường là nước vô trùng.

3.7. Dung môi

Dung môi là chất hòa tan chất khác; giúp tạo ra dung dịch. Dung môi phổ biến nhất được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và sản xuất vắc xin là nước.

3.8. Chất phụ gia

Chúng giúp lưu trữ vắc xin hiệu quả. Chất phụ gia bao gồm gelatin, albumin, đường sucrose, đường lactose, MSG và glycine. Gelatin trong một số vắc xin giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của quá trình đông khô hoặc nhiệt. Đồng thời nó cũng đóng vai trò là chất cân bằng trong vắc xin.

3.9. Thành phần khác

Trong vài trường hợp, các nhà sản xuất thêm vào một số hợp chất trong quá trình điều chế vắc xin vì nhu cầu cần thiết; nhưng họ sẽ loại bỏ các thành phần của vắc xin này trước khi hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Trên lý thuyết là vậy, nhưng một số lượng nhỏ các chất này vẫn còn tồn tại trong thành phẩm.

Tùy thuộc vào quy trình điều chế vắc xin, các nhà sản xuất có thể sẽ không loại bỏ hoàn toàn thuốc kháng sinh (neomycin), protein trứng hay protein men. Một ví dụ điển hình là formaldehyde, thường được sử dụng nhằm giải độc độc tố bạch hầu và uốn ván hoặc để vô hiệu hóa virus. Các chuyên gia đã chứng minh rằng một lượng nhỏ formaldehyde còn sót lại trong vắc xin hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe người tiêm chủng.

4. Trong thành phần của vắc xin có chứa thủy ngân không?

thanh-phan-cua-vac-xin-03

Ngày nay, hầu như các loại vắc xin dành cho trẻ em KHÔNG CÓ chứa thủy ngân. Tuy nhiên, một số vắc-xin cúm cần tiêm phòng nhiều mũi có chứa thimerosal. Đây là chất bảo quản có gốc thủy ngân. Một lượng nhỏ thimerosal được sử dụng để bảo quản vắc xin là an toàn.

Chưa từng có bằng chứng nào cho thấy thành phần thimerosal của vắc xin gây hại hoặc là nguyên nhân gây chứng tự kỷ; nhưng để trấn an cộng đồng; một số nước đã loại bỏ hợp chất này khỏi vắc xin để trấn an công chúng..

5. Có nên giảm số lượng hóa chất trong thành phần của vắc xin?

Bên cạnh kháng nguyên, chỉ có một lượng rất ít chất phụ gia và các thành phần khác có trong vắc xin. Hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất này với nồng độ thậm chí còn cao hơn so với số lượng có trong vắc xin.

Vì các thành phần của vắc xin là vô hại, đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên việc loại bỏ các hóa chất đó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin trong việc bảo vệ con người khỏi bệnh dịch.

6. Các thành phần của vắc xin có gây phản ứng dị ứng không?

Một số thành phần được sử dụng trong vắc xin như gelatin, protein và kháng sinh đôi khi kích hoạt phản ứng dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với gelatin, protein hoặc bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào trong vắc xin, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc y tá để được tư vấn tốt nhất.

Nhìn chung, mỗi thành phần của vắc xin đều đóng vai trò nhất định giúp vắc xin hoạt động hiệu quả. Tiêm vắc xin không chỉ bảo vệ bản thân; mà còn giúp bảo vệ những người không có khả năng tiêm chủng trong cộng đồng. Nếu bạn có thể, hãy tiêm phòng đầy đủ và đúng thời hạn.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Ung thư tuyến giáp có lây không và câu trả lời trấn an dành cho bạn!
  • Tiền mãn kinh nên ăn gì? bí quyết giúp chị em bớt “sớm nắng, chiều mưa”
  • Hướng dẫn cách dạo đầu cho chàng và nàng ngây ngất và thăng hoa
  • Đi tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? những căn bệnh nguy hiểm bạn có thể bị
  • Chế độ ăn low carb là gì? Có nên ăn low carb để giảm cân?
  • Bệnh nhiễm trùng giòi maggot “quái bệnh” của y học thế giới
Phương Nhi

Bài trước
Nhung hươu là gì? tác dụng và cách sử dụng tạo nên bài thuốc quý chữa bách bệnh
Bài sau
Thuốc nhỏ mắt chữa cận thị có thật sự hiệu quả như lời đồn?

Có thể bạn cũng quan tâm

Top 8 loại kem chống nắng lâu trôi...

Cách nấu bó nước mát giải nhiệt theo...

Những lợi ích của việc tắm biển mà...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 4

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022
  • 5

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version