• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Nuôi dạy con » Nhi khoa » Vấn đề về tiêu hóa
Vấn đề về tiêu hóa

Tiêu chảy du lịch ở trẻ và những điều cần biết để điều trị và phòng ngừa

bởi Phương Nhi January 17, 2023
đăng bởi Phương Nhi 8 views

1. Trẻ bị tiêu chảy du lịch: 3 điều mẹ cần lưu ý

tieu-chay-du-lich-3

1.1. Dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy

Với các bé uống sữa công thức khi bị tiêu chảy du lịch, bạn hãy cho trẻ uống một lượng sữa nhỏ mỗi lần. Nếu bé bị tiêu chảy nặng, hãy cho trẻ dùng thêm dung dịch bù nước giữa các cữ sữa. Với những trẻ lớn, đừng cố ép trẻ ăn mà hãy chú ý bù nước cho trẻ, đặc biệt là nếu trẻ bị đau bụng, nôn mửa hoặc đi tiêu nhiều lần. Mỗi bữa, bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều ngay cả khi bé đói. 

Nếu bé đang dùng sữa công thức và tình trạng tiêu chảy du lịch không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy ngừng cho trẻ uống sữa trong vòng từ 12 24 giờ. Thay vào đó, bạn nên cho con uống 50ml nước sôi để nguội hay dung dịch bù nước đều đặn mỗi giờ để bé không bị mất nước và đưa con đi khám ngay. Khi tình trạng nôn và đi ngoài của bé thuyên giảm hoặc sau 24 giờ, bạn hãy pha sữa cho bé uống trở lại. Với trẻ đã ăn dặm, bạn có thể cho trẻ dùng các món ăn như ngũ cốc, khoai tây nghiền, táo, chuối nghiền hoặc cà rốt.

1.2. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy du lịch

Nếu trẻ chỉ bị đi ngoài với tần suất khoảng 2 3 lần một ngày, bạn có thể không cần đưa con đi khám mà chỉ cần theo dõi tại nhà.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Điều trị táo bón bằng nước ép mận: mẹo hay bố mẹ nên thử
  • Cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ tại nhà hiệu quả
  • Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • 4 loại rối loạn chuyển hóa thường gặp ở trẻ nhỏ
  • Bệnh trĩ ở trẻ em: những thông tin bố mẹ cần biết
  • Biến chứng thường gặp và sai lầm trong chăm sóc bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Lưu ý là khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy du lịch, mẹ không nên cho con dùng thuốc cầm tiêu chảy ngay hoặc áp dụng những cách cầm đi ngoài nhanh nhất được rỉ tai hay đăng trên các trang mạng xã hội vì có thể khiến trẻ rơi vào nguy hiểm.

Trẻ bị tiêu chảy có thể là do điều kiện sinh hoạt thay đổi và các triệu chứng sẽ tự biến mất. Trường hợp nếu trẻ đi tiêu nhiều hơn, phân lỏng như nước, bạn cần chú ý bù nước cho trẻ bằng dung dịch bù nước đường uống (oresol) được pha theo đúng liều lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây không đường, nước cháo loãng pha muối… để bù nước cho cơ thể. Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ, bạn hãy tăng số lần cho bé bú.

1.3. Lưu ý trong việc điều trị tiêu chảy cho trẻ

Ngoài việc bù nước và chú ý đến chế độ ăn, mẹ nên bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ khi con có dấu hiệu tiêu chảy. Bạn nên chọn các loại men vi sinh có thành phần Saccharomyces boulardii, một chủng nấm men được Hội Nhi khoa Việt Nam đồng thuận khuyến cáo sử dụng với liều 200 250mg/ngày. Với những trẻ còn nhỏ, không thể nuốt được viên nang, mẹ có thể mở nắp viên nang, hòa bột thuốc với nước lọc, sữa hoặc nước trái cây và cho bé uống. Điều này không ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc và đã được Cục quản lý Dược Việt Nam cấp phép.

Một số trường hợp, trẻ bị tiêu chảy du lịch có thể dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng bởi một số trường hợp dùng kháng sinh không đem lại hiệu quả mà còn dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh. Với các triệu chứng sốt và đau, bạn có thể cho trẻ dùng acetaminophen hay ibuprofen. Lưu ý là tuyệt đối không cho trẻ dưới 18 tuổi dùng aspirin bởi loại thuốc này có thể làm tổn thương gan và khiến trẻ có nguy cơ mắc phải hội chứng Reye vô cùng nguy hiểm.

1.4. Lưu ý:

Khi trẻ bị tiêu chảy du lịch với những triệu chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đau bụng nghiêm trọng, tình trạng nôn kéo dài hơn 4 giờ, đi tiêu hơn 10 lần/ngày, sốt hơn 39 độ C, phân có máu và các triệu chứng mất nước nghiêm trọng, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

2. Tiêu chảy du lịch Nỗi lo thường trực của cha mẹ khi cho con đi xa

tieu-chay-du-lich-1

Tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa thường gặp với các triệu chứng chủ yếu là đau bụng và đi phân lỏng nhiều lần trong ngày. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà sẽ có thêm những triệu chứng khác nhau như:

  • Chán ăn
  • Đầy hơi
  • Sốt
  • Nôn

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhỏ hay bị tiêu chảy du lịch là do khi đi xa, hoàn cảnh và điều kiện sinh hoạt có nhiều thay đổi, cơ thể chịu nhiều tác động của ngoại cảnh, dẫn đến việc dễ bị các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… tấn công. Vi khuẩn E.coli là thủ phạm thường gặp nhất khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Trẻ có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi khuẩn có trong nguồn nước và các loại thực phẩm bị ô nhiễm. Sau khi tiếp xúc, bệnh sẽ khởi phát sau 1 3 ngày và có thể kéo dài khoảng 5 ngày hoặc hơn.

Nỗi lo lớn nhất của cha mẹ khi con bị tiêu chảy khi đi du lịch là tình trạng mất nước. Nôn, ói kéo dài đi kèm với tình trạng đi tiêu phân lỏng sẽ khiến cơ thể mất nước nhanh chóng. Mất nước là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tình trạng này sẽ diễn tiến nhanh hơn so với người lớn. Trẻ bị mất nước sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Chóng mặt
  • Khô miệng
  • Da khô
  • Đau đầu
  • Ít đi tiểu
  • Đòi uống nước thường xuyên

Để tránh rơi vào tình huống này, mẹ cần chú ý bổ sung nước cho con. Bạn cũng có thể cho trẻ sử dụng dung dịch bù nước đường uống (oresol) để bù nước cho cơ thể.

3. Làm thế nào để ngăn ngừa tiêu chảy du lịch khi cho bé đi chơi xa?

tieu-chay-du-lich-2

Với trẻ nhỏ, cho trẻ bú mẹ là cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị tiêu chảy khi đi du lịch từ thực phẩm và nước. Với trẻ dùng sữa công thức, bạn nên cho mang theo sữa cho con đủ dùng trong suốt thời gian đi chơi xa vì nơi bạn đến có thể sẽ không có loại sữa mà bé đang uống. Trường hợp cho con uống một loại sữa mới, trẻ sẽ rất dễ bị tiêu chảy.

Đối với nước lọc, bạn cần cho trẻ uống nước đã được khử trùng. Nếu cho trẻ uống nước đóng chai, hãy ưu tiên sản phẩm của những thương hiệu uy tín vì ở một số địa phương, nước đóng chai cũng có thể bị nhiễm khuẩn. Với thực phẩm, bạn nên cho trẻ ăn các món ăn được nấu chín kỹ và cho trẻ ăn khi còn nóng để phòng tiêu chảy du lịch hiệu quả. Nếu cho trẻ ăn trái cây, bạn cần rửa sạch và gọt vỏ trước khi cho trẻ ăn. Mẹ không nên cho trẻ uống sữa tươi vì loại sữa này có thể chưa được tiệt trùng đúng cách. Với những chuyến đi ngắn, mẹ có thể chuẩn bị sẵn thức ăn nhẹ giàu dinh dưỡng và mang theo cho trẻ dùng. 

Khi pha sữa cho bé, để phòng ngừa tiêu chảy du lịch, mẹ cần chú ý rửa tay và làm sạch bình sữa, núm vú cẩn thận. Sau khi thay tã cho bé, bạn cũng chú ý rửa tay để tránh lây nhiễm cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình. Đề phòng trường hợp không có nước rửa tay, bạn nên mang theo một chai nước rửa tay khô. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc phòng ngừa và điều trị tình trạng tiêu chảy như oresol, loperamide và đặc biệt là men vi sinh cho bé có chứa Saccharomyces boulardii để cho trẻ sử dụng khi cần thiết.

Qua những chia sẻ trên của Eva Mom, chắc hẳn bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích để đối phó với tình trạng tiêu chảy du lịch ở trẻ nhỏ rồi đúng không? Với những thông tin này, Eva Mom tin rằng cả gia đình bạn sẽ có một chuyến đi chơi vui vẻ và không bị chứng tiêu chảy đáng ghét quấy rầy.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Tiêu chảy ở trẻ em: mẹ lơ là coi chừng hối hận!
  • Bệnh trĩ ở trẻ em: dấu hiệu cảnh báo, cách điều trị và phòng ngừa
  • Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ đi phân nhầy
  • Đau bụng quanh rốn ở trẻ em: những điều cần lưu ý!
  • Bố mẹ nên làm gì khi con bị ngộ độc thực phẩm?
  • Trẻ 4 tuổi bị táo bón: mẹ đã biết cách chăm sóc chưa?
bài trước
Cách tẩy da chết cho bà bầu lành tính và hiệu quả trong thai kỳ!
bài sau
Cách giải rượu bia nhanh, an toàn và hiệu quả ngay tức thì

Có thể bạn cũng quan tâm

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhuận tràng cho...

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em: nguyên...

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em: nguyên nhân,...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim? cha mẹ cần biết!

    December 7, 2022
  • 2

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    December 7, 2022
  • 3

    Bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

    December 7, 2022
  • 4

    Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có an toàn? khi nào cho bé nằm nghiêng?

    December 7, 2022
  • 5

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    December 7, 2022

Danh mục

Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Đón con chào đời Chuẩn bị mang thai Tình cảm gia đình Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Giải trí Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Biến chứng thai kỳ Đi sinh Chăm sóc trẻ sơ sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version