• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Nuôi dạy con » Nhi khoa » Vấn đề nhi khoa khác
Vấn đề nhi khoa khác

Trẻ bị rắn cắn nên làm gì? Hướng dẫn cách sơ cứu cơ bản

đăng bởi Phương Nhi 35 views

Trên thực tế, bất cứ hoạt động ngoài trời nào như cắm trại, dã ngoại, leo núi… đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Một trong số đó chính là nguy cơ bị rắn cắn khi tham gia các hoạt động này. So với người lớn, trẻ em chưa ý thức được các rủi ro khi vui chơi bên ngoài nên thường dễ gặp nguy hiểm hơn. Do đó, ba mẹ hoặc bất kỳ người chăm sóc trẻ em nào cũng nên chủ động tìm hiểu, trang bị kiến thức thông tin về vấn đề trẻ bị rắn cắn nên làm gì để đảm bảo xử lý đúng cách, hiệu quả?

Thông thường, trẻ bị rắn cắn cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được nhân viên y tế xử lý đúng cách và điều trị kịp thời trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, việc xử lý và sơ cứu vết cắn trước đó cũng rất quan trọng. Trong bài viết sau, Eva Mom sẽ tổng hợp những thông tin hướng dẫn bạn sơ cứu đúng cách trước khi đưa trẻ bị rắn cắn đến bệnh viện.

1. Tìm hiểu về nguy cơ trẻ nhỏ bị rắn cắn

Ở Việt Nam có khoảng gần 200 loài rắn. Trong đó, các loại rắn độc thường gặp chủ yếu thuộc hai họ rắn hổ (rắn hổ đất, rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong…) và rắn lục (rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp,..) sống trên đất liền. Ngoài ra, còn có một số loài khác là rắn độc ở biển.

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị rắn cắn, bao gồm cả trẻ em, nếu thường xuyên đến các khu vực núi rừng hoang dã để cắm trại, vui chơi… Hơn nữa, vào mùa hè khi thời tiết mưa nhiều hơn, một số vùng có mưa lũ kéo dài có thể phá vỡ môi trường sống của rắn. Do vậy, các loài rắn có thể tìm kiếm nơi trú ẩn khác như vườn tược, tán cây, bụi cỏ… Theo đó, vào mùa mưa thì số nạn nhân bị rắn cắn thường có xu hướng gia tăng với các mức độ nguy hiểm khác nhau.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Thoát vị bẹn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: bố mẹ cần biết những gì?
  • Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi và thời gian thức giấc của bé
  • Trẻ mắc bệnh bạch cầu có thể khỏi bệnh hay không?
  • Nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì & 5 mẹo chữa trẻ khóc đêm
  • 8 cách giảm cân cho trẻ béo phì hữu ích với cả gia đình
  • Trẻ bị chảy máu cam: nguyên nhân, cách xử trí và những điều cần biết

Trong trường hợp môi trường nơi ở của gia đình có nhiều cây cối rậm rạp xung quanh hoặc đôi khi là với trẻ thích các hoạt động ngoài trời thì ba mẹ cần hết sức thận trọng. Trẻ bị rắn cắn nên làm gì? Đây là vấn đề bạn cần chủ động tìm hiểu để xác định được dấu hiệu trẻ bị rắn cắn (dù có độc hay không) và biết cách xử lý kịp thời trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. 

2. Trẻ bị rắn cắn có triệu chứng gì?

tre-bi-ran-can-nen-lam-gi-1

Các loài rắn khác nhau có các loại nọc độc khác nhau. Hơn nữa, không phải trường hợp nào cũng là do rắn độc cắn nên các triệu chứng ở mỗi trẻ có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại rắn gây ra vết thương cho trẻ. Điều quan trọng ở đây là bạn cần phân biệt được vết rắn cắn thông thường và vết rắn cắn có nọc độc để có hướng xử lý phù hợp.

2.1. Đối với vết rắn cắn thông thường, không có nọc độc

Trong trường hợp này, trẻ có thể cảm thấy đau đớn và sưng, tấy đỏ ở xung quanh vết rắn cắn. Tuy nhiên, trên da sẽ không có vết răng nanh và các vết sưng tấy tại chỗ thường nhẹ. Hơn nữa, vì không có nọc độc xâm nhập vào cơ thể nên sau khi đưa vào bệnh viện, trẻ có thể không cần đến thuốc giải nọc độc rắn cắn.

2.2. Đối với vết rắn cắn có nọc độc

Tùy thuộc vào mỗi loại rắn mà các triệu chứng sau khi trẻ bị rắn cắn có thể khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến sau đây có thể là điều bạn cần lưu ý.

Các triệu chứng tại chỗ sau khi rắn cắn bao gồm:

  • Chảy máu ở vết thương
  • Có vết răng nanh trên da, nơi rắn cắn và tiêm độc vào cơ thể nạn nhân
  • Sưng tấy tại vết cắn và có thể lan ra khắp tay, chân trong vòng vài giờ
  • Sưng hạch bạch huyết xung quanh vết cắn
  • Đau dữ dội, cảm thấy ngứa ran hoặc nóng rát ở vết cắn
  • Vết thương đổi màu, chẳng hạn như bị đỏ hoặc bầm tím
  • Một số loại rắn có thể phun nọc độc từ xa. Nếu nọc độc văng vào mắt của trẻ có thể gây đau, bỏng rát, nhìn mờ, sưng nề mi mắt…

Khi nọc độc bắt đầu lan rộng trong cơ thể, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:

  • Khó thở, suy hô hấp
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng
  • Sốt, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi
  • Tê và ngứa ran, đặc biệt là trong miệng
  • Nhịp tim không đều
  • Yếu cơ dẫn đến tê liệt (không thể di chuyển)
  • Có dấu hiệu xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu răng, ho ra máu…
  • Mất tiếng, khó nuốt, bất thường về khứu giác…
  • Yếu ớt, chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Sốc hoặc co giật.

3. Trẻ bị rắn cắn nên làm gì? Hướng dẫn các bước xử lý khi trẻ bị rắn cắn

tre-bi-ran-can-nen-lam-gi-2

Trẻ bị rắn cắn, đặc biệt là khi bị rắn độc cắn, cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi hỗ trợ y tế thì bạn có thể sơ cứu cho trẻ theo các bước cơ bản như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần giữ bình tĩnh và trấn an trẻ rằng bạn có thể giúp đỡ
  • Di chuyển đứa trẻ đến một khu vực an toàn gần đó và tránh xa con rắn
  • Cho trẻ ngồi hoặc nằm xuống, cố gắng hạn chế cử động
  • Điều chỉnh tư thế để giữ vùng bị rắn cắn thấp hơn tim, ngay cả trong lúc trẻ được vận chuyển đến bệnh viện
  • Nếu có thể, bạn hãy rửa vết thương cho trẻ bằng xà phòng và nước
  • Tháo bỏ đồng hồ, đồ trang sức (nếu có) và nới lỏng quần áo để giảm khó chịu trong trường hợp trẻ bị sưng tấy
  • Bạn có thể quấn băng gạc sạch lên vết thương để làm chậm sự di chuyển của nọc độc trong cơ thể. Tuy nhiên, không băng quá chặt để đảm bảo máu lưu thông bình thường
  • Ngoài ra, nếu bạn là người phát hiện trẻ bị rắn cắn hãy cố gắng ghi nhớ một số thông tin như thời điểm bị cắn; kích thước, màu sắc, đặc điểm của con rắn (nếu có thể); các phản ứng đầu tiên của nạn nhân… để cung cấp cho bác sĩ. Điều này nhằm hỗ trợ việc điều trị diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Xoay quanh vấn đề bị rắn cắn nên làm gì? Có nhiều cách xử lý được truyền miệng cũng như lan truyền qua phim ảnh nhưng sự thật là không đúng. Do đó, bạn cần lưu ý thêm rằng không nên tùy tiện sơ cứu theo những cách sau đây:

  • Không hút nọc độc từ vết cắn
  • Không rạch vết thương bằng dao
  • Không cố đuổi theo để bắt, giết con rắn
  • Không cầm máu bằng garo
  • Không chườm đá, đắp lá cây hoặc bôi bất cứ thuốc gì lên vết thương
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc
  • Không cho trẻ uống rượu hoặc đồ uống chứa caffeine để giảm đau.

Đối với vấn đề trẻ bị rắn cắn nên làm gì? Sau khi sơ cứu vết thương thì bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu. Trong nhiều trường hợp, bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ trẻ bị rắn cắn khi tham gia các hoạt động ngoài trời, nơi có nhiều cây cối, bụi rậm… Tuy nhiên, bạn có thể dạy trẻ về việc không tới gần, làm phiền hoặc tấn công rắn nếu thấy chúng hoặc không đến gần nơi nghi ngờ có rắn. Đồng thời, hãy giúp trẻ tránh xa những khu vực có bụi rậm, cỏ mọc cao… Nếu trẻ muốn vui chơi, khám phá thì cần đảm bảo mang quần dài, đi ủng hoặc giày cao cổ khi đi vào những khu vực này để hạn chế nguy hiểm do bị rắn cắn.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ: mẹ nên làm gì?
  • Tác hại của thuốc lá đến mẹ bầu và trẻ nhỏ
  • Tiêu chảy cấp do virus rota
  • 10 món đồ đi mưa cần thiết cho trẻ, mẹ đã chuẩn bị đủ chưa?
  • Mẹ biết gì về chứng đau bàn chân ở trẻ?
  • Sữa cao năng lượng là gì? review 5 loại sữa cao năng lượng giúp bé tăng cân, theo khuyến nghị từ bác sĩ nhi khoa
Phương Nhi

Bài trước
Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không? Cần lưu ý những gì?
Bài sau
Tiêm kích trứng là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?

Có thể bạn cũng quan tâm

Làm thế nào để chăm sóc răng sữa...

Bảng liệt kê 3 nguyên nhân gây hở...

Dính thắng môi ở trẻ: Làm sao để...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 4

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022
  • 5

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version