• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Nuôi dạy con » Sức khỏe trẻ em
Sức khỏe trẻ em

Trẻ biếng ăn phải làm sao? 9 giải pháp hữu hiệu nhất!

bởi Phương Nhi January 25, 2023
đăng bởi Phương Nhi 8 views

1. Nguyên nhân biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?

1.1. Tâm lý

  • Trẻ thường xuyên bị thúc ép ăn nhiều. Nên tạo ra cảm giác sợ ăn và chán ăn.
  • Trẻ có thể đang chịu đựng nhiều cảm xúc tức giận, sợ hãi, lo lắng,..dẫn đến trẻ chán ăn. Có thể trẻ đã trải qua một cú sốc tâm lý nào đó như bị lạm dụng tình dục ở trẻ, bạo lực gia đình, áp lực điểm số trong trường học,…
  • Trẻ ham chơi, và không muốn dành thời gian để ăn.
  • Trẻ có áp lực về việc phải tăng cân.

1.2. Bệnh lý

  • Trẻ bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn. Trẻ có thể bị viêm tai giữa, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… dẫn đến biếng ăn.
  • Trẻ biếng ăn có thể do con đang mọc răng. Vì con sẽ thấy đau khi hoạt động hàm.
  • Trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
  • Con đang bị bệnh và cảm thấy mệt mỏi nên không muốn ăn.

Với trẻ biếng ăn do bệnh lý, cha mẹ không cần suy nghĩ quá nhiều phải làm sao; mà hãy đưa con đi bác sĩ ngay để được thăm khám nhé.

1.3. Yếu tố di truyền

  • Trẻ được sinh ra trong những gia đình có tiền sử bị các bệnh mạn tính như: viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan… có nguy cơ biếng ăn cao hơn những người khác.
  • Nhiều nghiên cứu cho rằng, biếng ăn ở trẻ có thể có xu hướng theo di truyền.

1.4. Lý do liên quan đến bữa ăn

  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Con ăn vặt quá nhiều lần trong ngày, nên con không muốn tham gia ăn những bữa chính cùng gia đình.
  • Bữa ăn gia đình thường xuyên có không khí căng thẳng.
  • Trên bàn ăn không có món trẻ thích, khiến con không có hứng thú ăn uống.
  • Trẻ bị phân tâm do xem tivi hoặc mải mê với thiết bị di động, con ăn rất chậm hoặc chỉ ngậm thức ăn.

Vậy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biếng ăn thì phải làm sao? Dưới đây là những cách cha mẹ có thể áp dụng.

2. Biếng ăn ở trẻ là gì?

Biếng ăn ở trẻ (Loss of appetite in child) là tình trạng thường gặp ở trẻ trong giai đoạn từ 1 6 tuổi. Tuy nhiên, khi bé tròn 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần; và kéo theo lượng thức bé ăn cũng giảm theo.

Đây chỉ là tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ; nhưng trẻ vẫn hoạt động và phát triển bình thường. Tuy vậy, biếng ăn ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài, sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Đoán sức khỏe trẻ em qua màu nước tiểu, mẹ không được bỏ qua!
  • Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu? cách chăm sóc trẻ bị sốt virus
  • Trẻ bị nhức chân về đêm làm mẹ lo sốt vó
  • Tiêm phòng mũi 6 trong 1 giá bao nhiêu mẹ biết chưa?
  • Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ, các loại mụn, dấu hiệu mà bạn nên biết
  • Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? các loại lá an toàn

Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân để biết phải làm sao khi trẻ biếng ăn.

3. Trẻ biếng ăn và chậm tăng cân phải làm sao?

3.1. Trẻ cần tăng cường vận động thể chất

Trẻ ít vận động cũng có thể khiến trẻ biếng ăn. Cha mẹ nên khuyến khích con vận động hàng ngày. Nếu có thể, hãy dành thời gian vận động cùng con. Cha mẹ có thể cho con đi bộ, nhảy dây, đá banh,…

Việc vận động khiến con bị tiêu hao năng lượng và cơn đói đến nhanh hơn. Nếu con còn nhỏ dưới 6 tháng tuổi chưa thể vận động nhiều. Cha mẹ hãy thực hiện massage cho trẻ sơ sinh. Điều này giúp kích thích hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.

>> Trẻ biếng ăn phải làm sao? Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh vượt trội

3.2. Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ

Trong bài viết 7 hoạt động giúp gắn kết tình cảm gia đình, trong đó hoạt động cả nhà ăn cơm cùng nhau là hoạt động giúp gắn kết gia đình rất hiệu quả.

Không những thế, đối với trẻ biếng ăn và cha mẹ không biết phải làm sao, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích con tự ăn, hướng dẫn con dùng muỗng, nĩa,… cho con cảm thích thú để ăn ngon miệng hơn.

3.3. Không nên làm bé bị căng thẳng

Nhiều cha mẹ không biết phải làm sao khi thấy trẻ biếng ăn. Và cách mà nhiều cha mẹ làm đó chính là dọa nạt, la mắng, trừng phạt để ép bé phải ăn. Lúc này, cha mẹ vô tình đẩy con vào tình trạng sợ hãi và căng thẳng tột độ mỗi khi tới giờ ăn.

Thay vào đó, cha mẹ có thể chia những cữ ăn của con ra thành nhiều cữ nhỏ. Khi con ăn hết một phần, cha mẹ mới cho thêm phần tiếp theo. Dần dần cha mẹ kết hợp thêm nhiều món ăn vào thực đơn buổi sáng; buổi trưa; buổi tối cho con. Thực đơn bắt đầu da dạng, đồng thời trẻ cũng ăn khỏe và hào hứng hơn.

3.4. Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới

Khi thấy trẻ biếng ăn, nhiều mẹ bế tắc, không biết phải làm sao; nhưng mẹ cần chút kiên nhẫn và cho con thử những món ăn mới. Để hiệu quả hơn, cha mẹ hãy làm gương cho con bằng cách tự nấu và tự ăn món của mình nấu. Khi thấy cha mẹ ăn ngon, con sẽ tò mò và muốn ăn cùng.

Cách giúp bé ăn được nhiều hơn:

  • Tạo thực đơn đa dạng và trình bày đẹp mắt. Đảm bảo Sắc Hương Vị.
  • Hãy khuyến khích con ăn tất cả các món ăn có trên bàn, dù chỉ ăn mỗi thứ một ít.
  • Để con tự lựa chọn món con thích ăn miễn sao món ăn không gây hại cho trẻ là được.
  • Trong mỗi bữa ăn nên có ít nhất một món ăn mà bé thích, điều này có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.

>> Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao: Lên thực đơn chuẩn cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi

3.5. Khoảng cách giữa các bữa ăn

Dựa theo bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày tiêu chuẩn, mẹ sẽ biết rằng khoảng cách thời gian giữa các bữa ăn chính là từ 4 -5 giờ; và giữa các bữa phụ là khoảng 2 giờ.

Bởi vì, nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần thì con sẽ chưa đói. Ngược lại nếu khoảng cách quá xa sẽ vô tình làm cho tình trạng biếng ăn ở trẻ trượt dài thêm. Cha mẹ cũng lưu ý thêm là không nên cho con ăn vặt trong khoảng thời gian chuyển sang cữ ăn tiếp theo.

3.6. Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn

Thời gian tối đa mỗi bữa ăn của trẻ, cho dù là nhanh hay chậm chỉ nên trong khoảng 30 phút. 

Nếu cha mẹ thấy con ăn lâu hơn hoặc chậm hơn khoảng thời gian này, hãy thêm hoặc bớt lượng thức ăn sao phù hợp. Ngoài ra, cách này cũng giúp bé tránh được áp lực tâm lý phải ăn nhiều, ăn nhanh; mà còn giúp con thấy thoải mái vì ăn vừa đủ.

3.7. Không dùng đồ ăn làm phần thưởng

Nhiều bậc phụ huynh khi đối diện với tình trạng trẻ biếng ăn, chán ăn lâu ngày không biết phải làm sao; và cha mẹ đã dùng các phần thưởng để dụ con ăn.

Mặc dù cách này có thể hiệu quả, nhưng chỉ đáp ứng tức thời. Thành thử trẻ chỉ ăn đối phó để nhận phần thưởng, chứ không giúp ích cho việc cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. Thế nên, mặc dù là đang không biết phải làm sao khi thấy trẻ biếng ăn, cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng phần thưởng để dụ con ăn.

>> Trẻ biếng ăn phải làm sao? Không vừa ăn vừa xem tivi vì những tác hại khôn lường!

3.8. Xây dựng thói quen ăn đúng giờ

Thói quen ăn đúng giờ là cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biếng ăn nếu cha mẹ đang không biết phải làm sao. Để bắt đầu, cha mẹ hãy đặt ra quy tắc là không cho phép con ăn bất cứ món gì khi chưa đến cữ ăn chính trong ngày.

Song song đó, cha mẹ cũng nên có thói quen thông báo trước 10 15 phút trước bữa ăn. Để con bắt đầu suy nghĩ và tưởng tượng về bữa ăn. Tuy nhiên, cách này sẽ hiệu quả khi và chỉ khi cha mẹ cũng có thói quen ăn đúng giờ.

3.9. Đảm bảo bữa ăn đủ chất và sổ giun định kỳ

Một trong những điều mẹ phải đảm bảo là thức ăn mà con ăn phải đầy đủ dưỡng chất. Các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống cũng có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Những thực phẩm mẹ nên tăng cường trong bữa ăn cho trẻ như: thịt bò, gà, cá, đa dạng các loại rau với nhiều màu sắc, đặc biệt là màu xanh đậm. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần để tránh nhiễm giun, sán,… là một trong những nguyên nhân khiến bé suy nhược, và biếng ăn.

Tất cả nội dung trên là những gì mẹ cần biết về trẻ biếng ăn phải làm sao. Tóm lại, nếu cha mẹ nhận thấy tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bé; tốt nhất là nên cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi để con được kiểm tra chính xác.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Trẻ bị sốt virus nên ăn gì để hạ sốt siêu tốc?
  • Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi
  • Mồ hôi trộm là gì? 5 nguyên nhân khiến bé con dễ bị cảm lạnh mẹ không ngờ và cách khắc phục
  • Cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh hiệu quả cho bé ngủ ngon bú khỏe
  • Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ có hại như thế nào?
  • Trẻ bị viêm phổi có nên nằm quạt hay không?
bài trước
Bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng đến thai nhi? cách điều trị là gì?
bài sau
Suy giáp có nên mang thai không? nếu may mắn “đậu” thì có “giữ” được không?

Có thể bạn cũng quan tâm

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: dấu hiệu...

Làm sao để bé thay răng đẹp, đều,...

Viêm màng não ở trẻ em: dấu hiệu,...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim? cha mẹ cần biết!

    December 7, 2022
  • 2

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    December 7, 2022
  • 3

    Bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

    December 7, 2022
  • 4

    Trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có an toàn? khi nào cho bé nằm nghiêng?

    December 7, 2022
  • 5

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    December 7, 2022

Danh mục

Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Đón con chào đời Chuẩn bị mang thai Tình cảm gia đình Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Giải trí Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Biến chứng thai kỳ Đi sinh Chăm sóc trẻ sơ sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version