• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Mang thai
Mang thai

Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ có thai là gì? tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho bà bầu

đăng bởi Phương Nhi 14 views

Viện Dinh dưỡng của Bộ Y tế đã đưa ra tháp dinh dưỡng cho bà bầu và bà mẹ đang cho con bú (giai đoạn từ 2016 – 2020). Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về tháp dinh dưỡng này cũng như vai trò của dinh dưỡng đối với phụ nữ có thai.

Phụ nữ có thai là một đối tượng vô cùng nhạy cảm và rất cần được quan tâm về chế độ dinh dưỡng. Vậy cụ thể tháp dinh dưỡng cho bà bầu như thế nào? Hãy cùng Eva Mom tìm hiểu về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vai trò của dinh dưỡng với phụ nữ có thai là gì?

Trong thời kỳ mang thai và đặc biệt là khi thai nghén, cơ thể của người phụ nữ xảy ra rất nhiều sự thay đổi: Tăng cân nhanh chóng, cơ thể tích mỡ, tử cung tăng trọng lượng… Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thời gian này là vô cùng quan trọng.

vai-tro-cua-dinh-duong-voi-phu-nu-co-thai-la-gi-tim-hieu-thap-dinh-duong-cho-ba-bau 1

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?
  • Cách pha sữa bầu anmum materna đúng cách, thơm ngon dễ uống
  • Siêu âm thai nhi 2 tuần tuổi được không?
  • Tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không?
  • Giải đáp thắc mắc bà bầu uống nước dâu tằm được không?
  • Thai máy là gì? dấu hiệu giúp mẹ bầu nhận biết thai máy

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với phụ nữ mang thai

1.1. Vai trò của dinh dưỡng thai kỳ đối với thai nhi

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ bầu có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của thai nhi, cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến cân nặng khi sinh của bé: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi mẹ bầu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì thai nhi sẽ tăng cân tốt. Ngược lại, mẹ bầu thiếu ăn sẽ làm tăng nguy cơ con bị nhẹ cân, thiếu tháng.

  • Liên quan đến một số dị tật bẩm sinh: Nguồn dinh dưỡng cho mẹ bầu được đảm bảo sẽ giúp tăng sức đề kháng, làm giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm có khả năng để lại một số khuyết tật cho trẻ (tim bẩm sinh, sứt môi hở hàm ếch…). Bên cạnh đó, việc bổ sung acid folic cho mẹ bầu cũng giúp làm giảm khoảng 50% khả năng mắc dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

  • Liên quan đến sự phát triển trí tuệ của bé: Chế độ ăn của mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ DHA và các loại acid béo không no cần thiết để giúp trẻ thông minh, phát triển trí não, thị giác và hệ tim mạch khỏe mạnh.

  • Ảnh hưởng đến khả năng mắc một số bệnh mạn tính không lây của bé: Mẹ thiếu dinh dưỡng đầu thai kỳ, nguy cơ cao trẻ bị béo phì và bệnh tim mạch khi trưởng thành. Mẹ thiếu dinh dưỡng vào cuối thai kỳ, trẻ có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose cao.

vai-tro-cua-dinh-duong-voi-phu-nu-co-thai-la-gi-tim-hieu-thap-dinh-duong-cho-ba-bau 2

Dinh dưỡng thai kỳ đầy đủ DHA và acid béo không no giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt

1.2. Vai trò dinh dưỡng thai kỳ đối với sức khỏe mẹ bầu

Không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi, chế độ dinh dưỡng khi mang thai còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ bầu. Cụ thể, khi dinh dưỡng thai kỳ tốt:

  • Giúp mẹ bầu tăng cân phù hợp: Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ sinh con bị nhẹ cân, thiếu chất do mẹ tăng cân ít hoặc giảm nguy cơ sinh khó, bị tiểu đường thai kỳ nếu mẹ tăng cân quá nhiều.

  • Giúp mẹ hạn chế tai biến sản khoa: Thiếu dinh dưỡng ở mẹ bầu có khả năng gây nhiễm độc thai nghén, tăng nguy cơ mẹ sảy thai, thai lưu, sinh khó, con sinh non, nhẹ cân…

  • Giúp tăng tạo sữa sau sinh cho mẹ bầu: Dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp mẹ đảm bảo được về số lượng và chất lượng sữa mẹ sau sinh.

  • Làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ở mẹ: Dinh dưỡng đầy đủ giúp mẹ giảm khả năng mắc thiếu máu hồng cầu khổng lồ, giảm nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân.

  • Đảm bảo sức đề kháng cho cả mẹ và bé: Chế độ ăn thiếu vi chất dinh dưỡng, nhất là kẽm có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hầu hết hệ thống miễn dịch.

  • Giúp mẹ bầu hạn chế các bệnh lý và vấn đề thường gặp trong thai kỳ như: Thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ, chán ăn, nôn, ợ nóng, táo bón, tiêu chảy…

vai-tro-cua-dinh-duong-voi-phu-nu-co-thai-la-gi-tim-hieu-thap-dinh-duong-cho-ba-bau 3

Dinh dưỡng tốt giúp mẹ bầu hạn chế táo bón khi mang thai

2. Tháp dinh dưỡng cho bà bầu là gì?

Tương tự các loại tháp dinh dưỡng khác, tháp dinh dưỡng cho bà bầu gồm có 7 tầng. Tuy nhiên, lượng thực phẩm cũng như cách dùng cho mỗi giai đoạn trong thai kỳ của mẹ bầu là rất khác nhau.

7 tầng của tháp dinh dưỡng bao gồm:

  • Nước.

  • Các loại ngũ cốc.

  • Rau củ quả.

  • Thực phẩm có chứa đạm (thịt, thủy sản, trứng, đậu, đỗ).

  • Sữa.

  • Dầu mỡ.

  • Muối và đường.

Trong các nhóm này, bà bầu cần bổ sung đầy đủ các nhóm khoáng chất, tinh bột, chất béo, vitamin. Bên cạnh đó, dùng thêm dầu mỡ, muối và đường nhưng chỉ dùng với lượng nhỏ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

vai-tro-cua-dinh-duong-voi-phu-nu-co-thai-la-gi-tim-hieu-thap-dinh-duong-cho-ba-bau 4

Tháp dinh dưỡng cho bà bầu do Bộ Y tế ban hành

Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, tháp dinh dưỡng cho bà bầu còn khuyến cáo các mẹ nên bổ sung thêm viên sắt và acid folic trong khoảng thời gian mang thai và 1 tháng sau sinh, bổ sung 1 viên vitamin A 200.000 IU trong 1 tháng sau sinh.

3. Tháp dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn

Theo tháp dinh dưỡng cho bà bầu, mẹ bầu trong vòng 3 tháng đầu có thể ăn uống bình thường như khi chưa mang thai. Nhu cầu về dinh dưỡng của mẹ sẽ thay đổi rõ rệt từ tháng thứ 4.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu có sự thay đổi về khẩu phần ăn của từng nhóm thực phẩm. Ngoại trừ dầu mỡ, đường và muối, mẹ bầu cần bổ sung thêm các nhóm thực phẩm khác có trong tháp dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Tăng thêm 1 đơn vị trong khẩu phần ăn đối với các nhóm ngũ cốc, rau củ quả, thực phẩm chứa đảm.

  • Tăng thêm 2 đơn vị trong khẩu phần ăn đối với nhóm sữa.

Trong 3 tháng cuối thai kì, khẩu phần ăn của bà bầu so với người bình thường:

  • Lượng dầu mỡ tăng thêm 1 đơn vị.

  • Sữa và các thực phẩm có chứa đạm tăng thêm 3 đơn vị.

  • Rau củ quả tăng thêm 1 đơn vị.

  • Ngũ cốc tăng 1,5 đơn vị.

  • Nước tăng thêm 2 đơn vị.

Đối với phụ nữ cho con bú:

  • Nước tăng 3 đơn vị.

  • Ngũ cốc tăng 2,5 đơn vị.

  • Rau và quả mỗi loại tăng 1 đơn vị.

  • Thực phẩm chứa đạm tăng 2 đơn vị.

  • Sữa tăng 3 đơn vị.

  • Dầu mỡ tăng 2 đơn vị.

4. Một số nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu

Bên cạnh việc tuân thủ tháp dinh dưỡng theo từng giai đoạn, mẹ bầu còn cần chú ý một số nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây hại như thực phẩm tươi sống (gỏi, hàu sống, sữa tươi không tiệt trùng…), các loại cá biển chứa nhiều thủy ngân (nhất là loại cá lớn sống lâu năm), rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…

  • Bổ sung đúng, đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Không ăn kiêng trong thai kỳ vì có thể gây thiếu chất. Thay vào đó, hãy kết hợp chế độ dinh dưỡng với luyện tập thường xuyên để có một thai kỳ khỏe mạnh và một vóc dáng cân đối.

  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn từ tốn, không ăn quá nhiều thức ăn một lúc.

vai-tro-cua-dinh-duong-voi-phu-nu-co-thai-la-gi-tim-hieu-thap-dinh-duong-cho-ba-bau 5

Mẹ bầu cần tránh xa bia rượu và các chất kích thích trong thai kỳ

Trên đây là một số thông tin mẹ bầu cần biết về dinh dưỡng trong thai kỳ cũng như tháp dinh dưỡng cho bà bầu. Hy vọng qua bài viết trên, mẹ bầu có thể xây dựng được cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec, Sức khỏe đời sống

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Cách hạ sốt cho bà bầu chỉ bằng mẹo nhỏ – bạn đã biết chưa?
  • Vì sao bà bầu uống canxi bị buồn nôn?
  • Cách thử thai bằng kem đánh răng có độ chính xác cao không?
  • Nên tiêm uốn ván bà bầu vào tháng thứ mấy?
  • Nhau cài răng lược là gì? có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?
  • Sảy thai uống nước dừa được không?
Phương Nhi

Bài trước
Lợi ích của các loại hạt dinh dưỡng là gì? các loại hạt tốt cho bà bầu mà bạn nên biết
Bài sau
Bảng giá xét nghiệm nipt trên cả nước hiện nay

Có thể bạn cũng quan tâm

Ăn gì cho thai nhi 3 tháng cuối...

Bầu ăn cá viên chiên được không? Có...

Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn hạt sầu...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022
  • 3

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    07/12/2022
  • 4

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    07/12/2022
  • 5

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022

Danh mục

Nấu ăn ngon Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Giải trí Tình cảm gia đình Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Chăm sóc sức khỏe gia đình Mang thai Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version