Trong quá trình hồi phục sau sinh, vết khâu tầng sinh môn bị ngứa có phải là tình trạng bình thường hay không? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhé.
1. Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị ngứa
1.1. Do quá trình liền sẹo sau sinh
Đối với một số phụ nữ sau khi sinh, vết khâu tầng sinh môn có thể bị ngứa và lồi do quá trình liền sẹo của vết thương. Đây cũng là tình trạng rất bình thường không phải biến chứng đáng lo ngại đâu bạn nhé.
1.2. Do vết khâu bị nhiễm khuẩn sau sinh
Ngoài ra, vết khâu tầng sinh môn bị ngứa cũng có thể do bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sản phụ qua vết thương ở tầng sinh môn hoặc âm đạo khiến cho vùng này phù nề, sưng to và làm vết khâu tầng sinh môn có mủ.
2. Vết khâu tầng sinh môn sau sinh bị ngứa phải làm sao?
Sau khi bạn đã biết nguyên nhân dẫn đến vết khâu tầng sinh môn bị ngứa và lồi; thì bạn nên cũng nên biết các cách sau sinh bị ngứa phải làm sao để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn.
- Mặc quần lót bằng cotton và quần áo rộng rãi thoáng mát.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Bạn có thể sử dụng đầu vòi hoa sen để rửa nhẹ vùng vết thương.
- Rửa vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh và lau khô vùng kín bằng khăn mềm.
- Cố gắng xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và uống đủ nước để tránh táo bón.
- Thực hiện các bài tập sàn chậu giúp tăng lưu lượng máu đến âm đạo và hậu môn giúp hồi phục vết thương nhanh.
- Không sử dụng bất kỳ loại kem, nước thơm hoặc thuốc xịt vùng kín nào có chứa steroid vì có thể làm chậm quá trình lành vết thương.
3. Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?
Nếu bạn đã biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị ngứa; thì cũng nên biết vết khâu tầng sinh môn bao thì lành? Đây cũng là điều được rất nhiều thai phụ quan tâm và thắc mắc sau khi sinh con.
Thông thường, bác sĩ sẽ dùng chỉ tự tiêu để khâu vết rạch tầng sinh môn. Vì thế khoảng 7-10 ngày, vết thương sẽ lành lại và chỉ cũng sẽ tự tiêu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cẩn thận giữ gìn vết thương để tránh bị nhiễm trùng sau sinh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cần biết thêm hình ảnh vùng kín sau sinh thay đổi thế nào để biết cách chăm sóc cô bé được tốt hơn.
4. Khi nào cần đến bệnh viện xử lý?
Như vậy bạn đã biết bị ngứa vết khâu tầng sinh môn là một điều bình thường do quá trình liền sẹo. Tuy nhiên, nếu vết khâu bị nhiễm trùng thì cần đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, khi bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường dưới đây thì cũng cần đến bệnh viện ngay nhé:
- Mũi khâu có mùi hôi
- Bị sốt do nhiễm trùng
- Gặp khó khăn khi đi vệ sinh
- Vết khâu trở nên đau đớn hơn
- Vết thương đã lâu không lành
Như vậy bạn đã biết vết khâu tầng sinh môn bị ngứa là một điều bình thường trong quá trình liền sẹo. Nhưng đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu bất thường. Nếu bạn nhận thấy bị ngứa vết khâu tầng sinh môn kèm theo dấu hiệu chảy máu, sưng mủ, đau vết thương hoặc sốt thì hãy nhanh đến bệnh viện ngay nhé.