• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Sự phát triển của trẻ » Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi » Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi

Vì sao trẻ chậm biết đi? khi nào là bình thường và khi nào cần đi khám?

đăng bởi Phương Nhi 75 views

Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ đạt được nhiều cột mốc phát triển, đặc biệt là ở khả năng vận động từ việc biết lật, biết bò, biết ngồi cho đến biết đi. Mặc dù trẻ thường biết đi vào khoảng 1 tuổi nhưng không phải tất cả trẻ em đều đạt được tốc độ phát triển như nhau. Đôi khi, trẻ chậm biết đi một chút cũng có thể khiến ba mẹ lo lắng bé yêu có đang phát triển bình thường hay không?

Sự thật là có khá nhiều nguyên nhân lý giải cho việc trẻ chậm biết đi. Thế nhưng không phải nguyên nhân nào cũng mang tính nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về việc bé chậm đi khi nào là bình thường và khi nào là bất thường?

1. Vì sao trẻ chậm biết đi? Những nguyên nhân bạn cần biết

Thông thường, em bé của bạn đã có thể chập chững bước đi khi tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ có thể biết đi sớm hơn hoặc muộn hơn mốc thời gian trên. Vậy, nếu trẻ 13 tháng chưa biết đi, bé 14 tháng chưa biết đi hay bé 15 tháng chưa biết đi thì có phải là một vấn đề nghiêm trọng không? Vì sao bé 1 tuổi chưa biết đi hay thậm chí là bé 1 tuổi chưa biết đứng? Đối với trẻ chậm biết đi, chắc hẳn cha mẹ sẽ có đôi chút lo lắng về khả năng phát triển của con. Sau đây là nguyên nhân lý giải cho tình trạng bé chậm đi mà bạn cần biết: 

1.1. Trẻ chậm biết đi do di truyền

tre-cham-biet-di-1

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Sự phát triển của trẻ 5 tuổi: ba mẹ cần biết những gì?
  • Top 10 những thực phẩm giàu chất xơ cho con yêu
  • Lưu ý nhỏ khi cho con sử dụng ống hút
  • Bố mẹ cần lưu ý những gì khi cho trẻ học bơi vào mùa hè?
  • Hiểu hơn về hành vi và tâm lý trẻ em ở giai đoạn tập đi
  • Cho trẻ tắm mưa, chơi với bùn đất: nên hay không?

Nếu cha, mẹ hoặc cả hai có tiền sử chậm biết đi trong thời thơ ấu thì khả năng cao là sẽ di truyền đặc điểm này cho bé cưng. Nếu trẻ chậm biết đi nhưng vẫn phát triển về kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức… thì bạn không cần lo lắng. Bởi vì trường hợp này không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào. Thay vào đó, ba mẹ cần kiên nhẫn và khuyến khích con tự tin tập đi nhiều hơn.

1.2. Bé chậm đi do sinh non

Trẻ sinh non thường có tốc độ phát triển chậm hơn bình thường so với các em bé cùng tuổi nhưng sinh đủ tháng. Trong trường hợp này, trẻ chậm biết đi đến mức độ nào thường phụ thuộc vào số tháng sinh non. Thông thường, trẻ sinh non chậm biết đi cũng không có gì đáng lo ngại, miễn là em bé của bạn phát triển tốt về tổng thể và không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

1.3. Tính cách của em bé

Một số em bé không vội vã tập đi chỉ vì không muốn nhưng ba mẹ thường hiểu lầm rằng trẻ chậm biết đi. Có những bé chỉ thích nằm, ngồi chơi một chỗ hoặc một số bé có thể nhút nhát hay sợ hãi không dám bước đi vì sợ té ngã. Điều này rất bình thường và không có nghĩa là trẻ chậm đi hay trẻ chậm phát triển. Ba mẹ cần quan sát và chơi với con thường xuyên để hiểu hơn về lý do trẻ không chịu tập đi nhé!

1.4. Trẻ chậm biết đi do mắc bệnh lý nào đó

tre-cham-biet-di-2

Trẻ chậm biết đi kết hợp với khả năng vận động kém hoặc có những tư thế bất thường có thể là do trẻ đang mắc một trong những bệnh lý sau:

  • Bại não: Trẻ bại não luôn gặp khó khăn về vận động cũng như bất thường trong các tư thế ngồi hay đứng. Chẳng hạn như trẻ thích ngồi ở tư thế chân cong về phía sau như chữ W và trườn đi bằng cách kéo lê chân thì đây có thể là dấu hiệu của bại não.
  • Các bệnh về cơ: Bé 1 tuổi chưa biết đứng có thể do nguyên nhân gì? Việc mắc một số bệnh về cơ như loạn dưỡng cơ, teo cơ, viêm cơ, bệnh cơ bẩm sinh… có thể khiến trẻ chậm biết đi. Các dấu hiệu của bệnh về cơ ở trẻ giúp bạn dễ nhận biết là trẻ kiểm soát đầu kém, tay và chân yếu ớt không có lực. Đa phần trẻ mắc bệnh về cơ thường không thể đứng hoặc bước đi.
  • Các hội chứng và bệnh mãn tính: Hội chứng Down, hội chứng Prader-Willi, hội chứng Williams… có thể khiến bé chậm biết đi cũng như không thể phát triển các kỹ năng khác như ngôn ngữ, vận động tinh, nhận thức…

1.5. Các vấn đề thể chất khác

Một số vấn đề thể chất hoặc điều kiện phát triển cũng có thể khiến bé chậm biết đi, trong đó bao gồm:

  • Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm độc tố trước khi sinh.
  • Trẻ bị viêm màng não, bệnh tim bẩm sinh, xương thủy tinh… thường chậm biết đi.
  • Trẻ từng bị chấn thương ở đầu.
  • Bé chậm biết đi do mắc bệnh còi xương hoặc suy dinh dưỡng.
  • Trước 1 tuổi trẻ thường bị ốm, nằm viện trong thời gian dài, ít vận động, vui chơi như bình thường nên có thể ảnh hưởng đến khả năng tập đi.

2. Trẻ chậm biết đi có đáng lo? Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

tre-cham-biet-di-3

Trong hầu hết trường hợp, trẻ chậm biết đi không phải là vấn đề đáng lo ngoại trừ nguyên nhân liên quan đến bệnh lý. Bởi vì tốc độ phát triển cơ bắp chân của mỗi trẻ thường khác nhau nên sẽ có trẻ biết đi sớm và có trẻ biết đi muộn.

Để xác định được việc em bé của bạn chưa biết đi sau 1 tuổi có đáng lo ngại hay không thì cách tốt nhất là bạn nên quan sát tổng thể sự phát triển của bé. Nếu bé chậm biết đi nhưng vẫn có thể vịn vào đồ đạc để đứng lên, biết cầm nắm đồ vật khéo léo, biết kéo bàn ghế, có kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức… thì bạn không cần quá lo lắng vì trẻ vẫn đang phát triển bình thường.

Bên cạnh sức mạnh cơ bắp, việc tập đi còn liên quan đến khả năng giữ thăng bằng và sự tự tin. Vì vậy mà em bé của bạn sẽ cần thời gian nhiều hơn để tự tin bước đi. Điều ba mẹ cần làm đó là khuyến khích, giúp đỡ và hạn chế bồng bế con quá nhiều. Bạn nên tạo điều kiện cho trẻ ngồi chơi dưới sàn nhà để tăng khả năng vận động nhiều hơn.  

Trong trường hợp trẻ 1 tuổi chưa thể đứng lên được (kể cả khi được người lớn hỗ trợ) và trẻ 18 tháng chưa thể bước đi thì bạn nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kiểm tra. Bên cạnh vấn đề trẻ chậm biết đi, nếu em bé của bạn có thêm một số đặc điểm bất thường như chân có vẻ yếu, bắp chân không đều, đi khập khiễng… thì bạn cũng nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt nhé!

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • 6 mẹo hay giúp trẻ đối phó ngay với áp lực từ bạn bè
  • Trẻ 1 tuổi biết làm gì? mách bạn bí quyết giúp bé phát triển vượt trội hơn
  • Lợi ích của tảo xoắn đối với sức khỏe trẻ nhỏ
  • Trẻ 5 tuổi khó ngủ: nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục
  • Con hay chơi bong bóng xà phòng? coi chừng ngộ độc!
  • Muốn bé mới biết đi bận rộn? hãy thử 10 hoạt động vui nhộn
Phương Nhi

Bài trước
Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm tăng cân nhanh, không tanh, đủ chất
Bài sau
Sờ bụng thế nào biết có thai? bật mí cho mẹ vài tuyệt chiêu

Có thể bạn cũng quan tâm

Trẻ con tức giận, mất kiểm soát cảm...

Mẹo nuôi dạy con: 5 cách dạy trẻ...

Trẻ 2 tuổi bị vàng da có nguy...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022
  • 3

    Sau sinh có được ăn sương sáo không? sương sáo kỵ với gì?

    07/12/2022
  • 4

    Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào?

    07/12/2022
  • 5

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022

Danh mục

Dinh dưỡng sau sinh Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Tình cảm gia đình Giải trí Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Mang thai Chăm sóc sức khỏe gia đình Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version