• Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình
Eva Mom
Cộng đồng Mẹ và Bé
Trang chủ » Sự phát triển của trẻ » Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi » Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

[video] hướng dẫn 5 cách nấu cháo thịt bò ngon cho bé ăn dặm vừa bổ dưỡng, lại dễ làm

đăng bởi Phương Nhi 50 views

Hội mẹ bỉm sữa hẳn đã quá quen với công thức cháo sườn, cháo thịt gà ăn dặm rồi phải không? Để đổi vị cho con hãy thử cách nấu cháo thịt bò ngon cho bé.

Từ thời điểm 7 tháng đến dưới 1 tuổi, bé yêu đã có thể bắt đầu làm quen với cháo. Trong số những nguyên liệu làm nên món ăn này thì thịt bò được xem là rất bổ dưỡng và có thể dùng kèm với nhiều loại rau củ quả khác nhau, nhằm bổ sung thêm chất xơ cho trẻ. Nếu băn khoăn chưa biết nên nấu món gì hay nấu như thế nào, mời bạn tham khảo ngay cách nấu cháo thịt bò cho bé ngon không thua gì như ăn ở ngoài tiệm đâu nhé!

1. Hé lộ lợi ích không ngờ khi cho trẻ ăn thịt bò nấu cháo cho bé

Nhiều người thường khuyên nhau muốn bổ sung sắt thì hãy ăn thịt bò. Quả thực đúng như vậy, chỉ 100g thịt bò thôi đã cung cấp 3,1mg sắt đáp ứng 15% nhu cầu về khoáng chất này cho cơ thể. Việc bổ sung sắt vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ, nhất là từ giai đoạn 6 tháng trở đi. Bởi sắt tham gia vào việc tạo ra lớp màng myelin bao quanh các sợi thần kinh. Nếu không có đủ myelin, não không thể hoạt động hết công suất. Hơn nữa, sắt từ thực phẩm có nguồn gốc động vật sẽ hấp thụ tốt hơn là sắt có trong rau, củ, quả.

Ngoài lợi ích trên, việc ăn thịt bò còn bổ sung vitamin A còn tốt cho thị lực, trong khi đó canxi giúp xương chắc khỏe và tăng cường chức năng tim.

Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Học ngay 5 cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm vừa ngon vừa bổ
  • Bật mí 5 cách nấu cháo rau củ quả cho bé, mẹ nên cần thử ngay
  • 7 tác dụng của măng tây đối với sức khỏe trẻ nhỏ
  • 3 cách nấu cháo cá trắm cho bé thơm ngon bổ dưỡng, mẹ đã thử chưa?
  • Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước? nên cho bé uống bao nhiêu nước?
  • Trẻ 9 tháng biếng ăn: nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

2. Hướng dẫn 2 cách nấu cháo thịt bò giúp bé ăn ngon chóng lớn

Cách nấu cháo thịt bò ngon cho bé không hề khó. Mời mẹ hãy tham khảo qua một vài công thức cách nấu cháo thịt bò cho bé đơn giản, ngay tại nhà:

2.1. Cách nấu cháo thịt bò cà rốt

Cả hai đều là những nguyên liệu dễ tìm mua và rất phù hợp với các bạn nhỏ.

Nguyên liệu:

  • Thịt bò thăn: 100g
  • Cà rốt: nửa củ
  • Gạo nếp, gạo tẻ: mỗi loại 50g

Cách nấu cháo thịt bò cà rốt như sau:

  • Hai loại gạo trộn chung với nhau rồi vo sơ, ngâm nước khoảng 2 3 giờ, sau đó vo sạch, để ráo nước.
  • Cho gạo vào chảo rang đều đến khi gạo hơi có màu vàng là được. Đổ gạo vừa rang vào nồi, cho thêm nước. Khi thấy nước sủi tăm thì bắt đầu thả cà rốt vào ninh tiếp trong khoảng 30 phút.
  • Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn.
  • Quan sát thấy gạo đã nhừ thì tiếp tục cho phần thịt bò xay nhuyễn vào khuấy đều, nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.

Tham khảo thêm video về Cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm với cà rốt dưới đây, bạn nhé!

cach-nau-chao-thit-bo-ca-chua-ngon-cho-be

2.2. Cách nấu cháo thịt bò cà chua cho bé ăn dặm tuyệt ngon

cach-chon-thit-bo-ngon

Món cháo này là một sự kết hợp dinh dưỡng hoàn hảo bởi vitamin C trong cà chua sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thụ lượng sắt dồi dào có trong thịt bò. Ngoài ra, sắt cũng là khoáng chất vô cùng quan trọng với sự phát triển của bé yêu.

Nguyên liệu:

  • Gạo: 1 nắm
  • Cà chua: 1 quả
  • Thịt thăn bò: 30g

Cách nấu cháo thịt bò cà chua cho bé như sau:

  • Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ đến khi gạo nở bung đều thành cháo.
  • Cà chua rửa sạch, bổ đôi rồi loại bỏ hạt
  • Cả thịt bò lẫn cà chua đem hấp chín vì cách này sẽ giữ được trọn vẹn độ ngon ngọt cùng các chất khoáng và vitamin của nguyên liệu. Sau khi hấp xong, bạn cho thịt và cà chua vào nồi cháo nấu cho đến khi thịt chín thơm.
  • Để cháo ngon hơn, mẹo là mẹ có thể thêm một ít dầu ô liu ở bước cuối của công thức khi cháo sôi.

Tham khảo thêm video về Cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm với cà chua dưới đây, bạn nhé!

2.3. Cách nấu cháo thịt bò rau mồng tơi

Một trong những cách nấu cháo thịt bò ngon cho bé đó chính là món cháo thịt bò với rau mồng tơi, Ngoài sử dụng 2 loại rau củ quả như trên, mẹ có thể tập cho con ăn rau xanh bằng cách nấu cháo thịt bò rau mồng tơi thật ngon cho bé.

Nguyên liệu:

  • Gạo: 1 nắm
  • Thịt thăn bò: 20g
  • Rau mồng tơi: 10g

Cách nấu cháo thị bò ngon cho bé với rau mồng tơi

  • Gạo và thịt sẽ làm tương tự như ở hai công thức nấu cháo cho bé ở trên. Riêng rau mồng tơi rửa sạch, đem luộc hoặc hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
  • Khi cháo sôi thì bạn thả thịt bò vào khuấy đều, thịt chín rồi mới cho mồng tơi vào trộn lên rồi tắt bếp.

Tham khảo thêm video về CÁCH NẤU CHÁO THỊT BẰM RAU MỒNG TƠI CHO TRẺ BIẾNG ĂN dưới đây, bạn nhé!

2.4. Cách nấu cháo thịt bò ngon cho bé với rau ngót

Món cháo thịt bò rau ngót là một món ăn rất có lợi cho hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ. Món ăn dặm này có công dụng thanh nhiệt, thanh lọc cho cơ thể. Để có thể nấu được món cháo thịt bò với rau ngót, mẹ sẽ cần chuẩn bị:

2.4.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 50g
  • Thịt bò: 100g
  • Rau ngót: 1/2 bó
  • Các gia vị khác: hạt nêm, nước mắm và muối.

Cách nấu cháo thịt bò ngon cho bé với rau ngót

Để nấu món cháo thịt bò rau ngót cho bé, bạn hãy thực hiện theo cách sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

  • Gạo tẻ ngâm trong nước 1 đến 2 giờ, vo sạch và để ráo nước. Điều này giúp nấu cháo sẽ nhanh chín hơn.
  • Thịt bò đem rửa sạch với nước sôi. Sau đó, để nguội rồi đem băm nhuyễn.
  • Tuốt rau ngót lấy lá rồi đem rửa sạch và thái nhỏ
  • Thịt bò băm nhuyễn, sau đó xay nhuyễn với một chút nước. Tiếp theo, cho rau ngót vào và để xay tiếp cùng.

Bước 2: Nấu cháo

  • Cho gạo và nước vào nồi để nấu cháo. Bạn cần dựa theo tỷ lệ cứ 1 phần gạo thì 3 phần nước là được.
  • Đun đến khi cháo gần chín nhừ thì cho hỗn hợp thịt bò với rau ngót được xay nhuyễn vào. Đun tiếp trong khoảng 10 đến 15 phút tới khi chín mềm.
  • Nêm thêm chút gia vị cho món cháo, sau đó tắt bếp.

2.5. Cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm với bí đỏ

Món cháo thịt bò khi kết hợp với bí đỏ sẽ là một trong những món ăn dặm giàu dinh dưỡng mà bạn có thể thử cho bé. Đây là món ăn giúp cung cấp protein, vitamin kết hợp với nhiều dưỡng chất, có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa cho bé.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Bí đỏ: 30g
  • Bông cải xanh: 30g
  • Thịt bò băm nhỏ: 150g
  • Ngô non: 30g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Gạo nếp: 100g
  • Phô mai: 1 miếng
  • Gia vị: Mắm, muối, dầu ăn.

Cách nấu cháo thịt bò ngon cho bé với bí đỏ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

  • Bí đỏ và cà rốt đem đi rửa sạch. Sau đó, đem thái thành hạt lựu rồi đem xay nhuyễn
  • Sau khi thịt bò đem đi xay nhuyễn, bạn cho vào chảo cùng 1 chút dầu ăn rồi xào. Nêm thêm một chút gia vị cho món ăn thêm đậm đà
  • Gạo đem vo sạch, sau đó để ráo nước
  • Bông cải xanh rửa sạch, tiếp tục thái nhỏ thành các miếng vừa ăn

Bước 2: Chế biến:

  • Cho gạo đã vo vào khoảng 0,6 lít nước vào nồi. Sau đó ninh cho tới chín nhừ.
  • Cho thịt bò vào nồi cháo, tiếp tục khuấy đều. Đun cho đến khoảng 10 phút thì sau đó hỗn hợp gồm bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh vừa được xay nhuyễn vào cùng.
  • Đun nồi cháo tới khi sôi thì tắt bếp. Nêm thêm chút gia vị cho món cháo ngày càng đậm đà.

Tham khảo thêm video về Ăn dặm cho bé cháo thịt bò bí đỏ dưới đây, bạn nhé!

3. Lưu ý trong cách nấu cháo thịt bò cho bé để con ăn ngon và đảm bảo sức khỏe

  • Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong thịt được nguyên vẹn, mẹo là khi xay hay băm nhuyễn thì mẹ nên cho vào một ít nước
  • Khi chọn thịt bò cho bé ăn dặm, nên dùng phần thăn không lẫn gân vì có độ mềm vừa phải trẻ sẽ dễ dùng hơn. Thịt ngon là loại có màu đỏ tươi, ấn tay vào sẽ thấy mềm, độ đàn hồi tốt và hơi dính một chút
  • Tuy lợi ích là vậy nhưng thịt bò vẫn nằm trong số những loại thực phẩm khó tiêu. Vì thế, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn từ 2 3 lần/tuần.
  • Để trẻ hấp thụ sắt trong thịt tốt, mẹ nên nấu kèm với những loại rau, củ giàu vitamin C như bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, rau ngót…
  • Cho bé ăn từng ít một và quan sát xem trẻ có bất kỳ phản ứng dị ứng gì với thịt bò không.
  • Nếu thấy trẻ đang gặp vấn đề tiêu hóa thì tuyệt đối mẹ không nên nấu cháo bò cho bé nhé!
  • Tùy khẩu vị của bé mà mẹ có thể linh động nêm nếm, gia giảm sao cho vừa miệng con. Lưu ý là với các bé dưới 1 tuổi, mẹ không nên nêm bất cứ gia vị nào vào món ăn cho bé (đặc biệt là muối, đường). Nguyên do là thận của trẻ trong độ tuổi này không thể đào hải hết lượng muối, đường dư thừa từ chế độ ăn ra khỏi cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Có thể bạn cũng quan tâm:
  • Phương pháp ăn dặm blw: trẻ cũng có thể chỉ huy!
  • Cách làm chà bông (ruốc) cá thu đơn giản, thơm ngon, bổ dưỡng cho bé
  • Có nên cho trẻ sơ sinh uống sữa dê? sữa dê liệu có tốt hơn sữa bò?
  • 7 cách nấu cháo trứng gà cho bé mẹ nhất định phải biết
  • Mách ba mẹ cách nấu cháo cho bé ăn cả ngày đơn giản đến không ngờ
  • Dầu cọ – “thủ phạm” trong sữa công thức gây táo bón
Phương Nhi

Bài trước
[cùng bác sĩ] có nên cắt amidan cho trẻ?
Bài sau
[giật mình] muốn trẻ đẹp thì chỉ đẻ 1 con

Có thể bạn cũng quan tâm

Lời đáp từ chuyên gia: Có nên cho...

8 cách nấu cháo bánh mì cho bé...

6 cách làm bánh flan cho bé ăn...

Được xem nhiều

  • 1

    Trẻ em mấy tuổi được vào rạp chiếu phim ?

    07/12/2022
  • 2

    Ý nghĩa tên quỳnh anh là gì? tốt hay xấu và vận mệnh như thế nào?

    07/12/2022
  • 3

    Một quả táo chứa bao nhiêu calo? ăn táo có béo không?

    07/12/2022
  • 4

    [cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

    07/12/2022
  • 5

    Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

    07/12/2022

Danh mục

Nấu ăn ngon Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh Giai đoạn hậu sản Vô sinh - hiếm muộn Giải trí Tình cảm gia đình Chuẩn bị mang thai Tam cá nguyệt 1 - 3 tháng đầu Sức khỏe - dinh dưỡng Vấn đề nhi khoa khác Biến chứng thai kỳ Chăm sóc trẻ sơ sinh Đi sinh Kinh nghiệm thụ thai Kinh nghiệm dạy con Sức khỏe trẻ em Chăm sóc sức khỏe gia đình Mang thai Nuôi dạy con Chăm sóc mẹ bầu
Footer Logo
  • Chuẩn bị mang thai
    • Chuẩn bị tiền sản
    • Kinh nghiệm thụ thai
    • Sức khỏe – dinh dưỡng
    • Vô sinh – hiếm muộn
  • Mang thai
    • Tam cá nguyệt 1 – 3 tháng đầu
    • Tam cá nguyệt 2 – 3 tháng giữa
    • Tam cá nguyệt 3 – 3 tháng cuối
    • Chăm sóc mẹ bầu
    • Biến chứng thai kỳ
    • Sảy thai – thai lưu
    • Câu chuyện mẹ bầu
  • Đi sinh
    • Chuẩn bị đi sinh
    • Chuyển dạ – sinh nở
    • Đón con chào đời
    • Biến chứng khi sinh
    • Kinh nghiệm đi sinh
  • Sau khi sinh
    • Giai đoạn hậu sản
    • Tâm lý sau sinh
    • Dinh dưỡng sau sinh
    • Vóc dáng sau sinh
    • Các chủ đề sau sinh khác
  • Nuôi dạy con
    • Trẻ đi học
      • Cột mốc của trẻ đi học
      • Sự phát triển của trẻ đi học
      • Dinh dưỡng cho trẻ đi học
    • Nhi khoa
      • Tiêm phòng
      • Triệu chứng thường gặp ở trẻ
      • Bệnh truyền nhiễm ở trẻ
      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn hành vi & phát triển
      • Vấn đề về thần kinh
      • Vấn đề về tiêu hóa
      • Vấn đề về da
      • Vấn đề về hô hấp
      • Vấn đề nhi khoa khác
    • Chọn trường cho con
    • Kinh nghiệm dạy con
    • Sơ cấp cứu cho trẻ
    • Sức khỏe trẻ em
    • Hạt giống tâm hồn
  • Sự phát triển của trẻ
    • Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi
      • Chăm sóc trẻ sinh non
      • Chăm sóc trẻ sơ sinh
      • Nuôi con bằng sữa mẹ
      • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
      • Những năm đầu đời của bé
    • Trẻ tập đi và mẫu giáo 1-5 tuổi
      • Cột mốc của trẻ 1-5 tuổi
      • Dinh dưỡng cho trẻ 1-5 tuổi
      • Sự phát triển của trẻ 1-5 tuổi
    • Trẻ học tiểu học 6-10 tuổi
    • Tuổi dậy thì 10-15 tuổi
      • Cột mốc của tuổi dậy thì
      • Tâm lý tuổi dậy thì
      • Vấn đề sức khỏe tuổi dậy thì
  • Gia đình
    • Tin tức
    • Giải trí
    • Nấu ăn ngon
    • Tình cảm gia đình
    • Tài chính – bảo hiểm
    • Thường thức gia đình
    • Chăm sóc sức khỏe gia đình

@2022 - Bản quyền thuộc về EvaMom.Com

Go to mobile version